Phương Tây nói về thắng cử “gây sốc” ở Hy Lạp

(Kiến Thức) - Theo báo Anh Telegraph, thắng cử “gây sốc” của đảng Syriza trong cuộc tổng tuyển cử ở Hy Lạp là "ca khúc khải hoàn" của Thủ tướng Alexis Tsipras.

Các phương tiện truyền thông phương Tây ngay lập tức phản ứng trước việc đảng SYRIZA thắng cử gây sốc trong cuộc bầu cử Quốc hội Hy Lạp ngày 20/9.
Ông Tsipras nhận được "cơ hội thứ hai" trên cương vị Thủ tướng Hy Lạp và người đứng đầu đảng Syriza.
 Ông Tsipras nhận được "cơ hội thứ hai" trên cương vị Thủ tướng Hy Lạp và người đứng đầu đảng Syriza.
Báo Wall Street Journal gọi chiến thắng của cựu Thủ tướng Alexis Tsipras và đảng Syriza là  “bàng hoàng” song cũng không quên nhắc rằng ông trở lại với quyền lực lần này “là để thực thi những cải cách cứng rắn mà trước đây các công dân đã chống đối”.
Các phương tiện truyền thông Đức cho rằng cử tri Hy Lạp đã chọn "thứ đỡ tệ hại hơn”.  Theo báo Handelsblatt, sự thất vọng của cử tri trước những lời hứa chưa được thực hiện của ông Tsipras và không hài lòng vì áp dụng biện pháp mới về tiết kiệm thắt lưng buộc bụng là không hề nhỏ. Nhưng cử tri Hy Lạp lại ghét đảng bảo thủ Dân chủ mới hơn và  không muốn một lần nữa thấy đảng này nắm quyền. Theo quan điểm của tác giả bài báo, tâm trạng này phần nhiều phân định kết quả bầu cử Hy Lạp ngày 20/9.
Ông Tsipras nhận được "cơ hội thứ hai" trên cương vị Thủ tướng Hy Lạp và người đứng đầu đảng Syriza. Thậm chí sự chia rẽ trong đảng  cũng thành lợi thế của tân Thủ tướng Tsipras. Ông có thể biến Syriza từ cực tả thành một đảng dân tộc ôn hòa. Báo Handelsblatt đánh giá tích cực về việc đảng Syriza không giành được đa số tuyệt đối vì không một đảng nào có thể  đơn độc đương đầu với những vấn đề hiện nay ở Hy Lạp. Báo này cho rằng sự lựa chọn tốt nhất đối với ông Tsipras có lẽ là liên minh với các đảng trung dung có xu hướng thân Châu Âu.
Báo Đức Sueddeutsche Zeitung viết qua sự lựa chọn của mình, cử tri Hy Lạp đã chấp nhận  tiến hành cải cách kinh tế. Cử tri Hy Lạp đã quay lưng với  đảng Dân tộc thống nhất gồm các thành viên cấp tiến ly khai từ Syriza, bởi không ưa ý tưởng phiêu lưu của họ. Đảng Dân chủ mới cũng không phải là phương án lựa chọn khả thi  so với Syriza. Vì vậy báo này đi đến kết luận rằng người Hy Lạp đã chọn “thứ đỡ tệ hại hơn”, còn ông Alexis Tsipras làm dân thất vọng ít hơn so với các chính trị gia khác. Bây giờ, Thủ tướng Tsipras  không những phải vực dậy nền kinh tế Hy Lạp, mà còn cần khôi phục sự tin cậy của công dân vào đường lối chính trị của mình.
Khi bình luận về chiến thắng của Syriza, báo chí Pháp đều ghi nhận thái độ nhẹ nhàng của cử tri đối với đảng này cũng như tỷ lệ đi bỏ phiếu khá thấp. Báo Le Monde viết rằng "có vẻ như các cử tri không giận cựu Thủ tướng Tsipas về lời hứa hồi tháng 1/2015 chấm dứt biện pháp ‘thắt lưng buộc bụng’ cũng như về sự quay ngoắt của ông khi đồng ý ký thỏa thuận với các chủ nợ chỉ một tuần sau chiến thắng vang dội trong cuộc trưng cầu ngày 5/7/2015”. Tuy nhiên, báo Le Monde cho rằng tỷ lệ hơn 40%  cử tri không tham gia bỏ phiếu chính là "lời cảnh báo nghiêm khắc không thể bỏ qua đối với chính phủ Hy Lạp sắp tới".
Báo Le Figaro giải thích rằng tỷ lệ “phiếu trắng” (không đi bỏ phiếu) khá cao một phần cũng do cách tiến hành các cuộc bầu cử ở Hy Lạp. Báo này lưu ý rằng đây là cuộc bầu cử cấp quốc gia thứ ba trong vòng có 8 tháng và là cuộc bầu cử thứ 5 kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp năm 2010. Về dự báo tương lai, Le Figaro viết: "Có thể chờ đợi bất cứ điều gì từ ông Tsipras. Trong quá trình 5 lần lãnh đạo vận động tranh cử của đảng Syriza, ông Tsipras không còn bảo vệ các biện pháp chính trị có hướng chống lại nền kinh tế, nhưng ông chống lại các biện pháp mà Brussels áp đặt".

Biển Đông: Mỹ thách thức "chủ quyền nhân tạo", TQ “lo ngại”

(Kiến Thức) - Việc Mỹ thách thức tuyên bố "chủ quyền nhân tạo vô lý" của Trung Quốc trên Biển Đông khiến Bắc Kinh tỏ ra “vô cùng lo ngại”.

Phát biểu trước phiên điều trần của Thượng viện Mỹ ngày 17/9, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Harry Harris, đã bày tỏ quan ngại trước việc Trung Quốc xây dựng đường băng thứ ba trên các “đảo nhân tạo” mà Bắc Kinh bồi đắp trái phép ở Biển Đông.
Đô đốc Harris khẳng định việc Trung Quốc xây dựng những đường băng trái phép gây “quan ngại lớn về quân sự”. Ông cũng đề nghị Lầu Năm Góc tiến hành các cuộc tập trận ở Biển Đông để tăng cường tự do hàng hải và hàng không.

“Ván cờ Syria”: Tổng thống Obama lâm vào thế bí

(Kiến Thức) - Bị phe Cộng hòa dồn ép và bị Nga “chiếu tướng” bằng nước đi gia tăng hiện diện quân sự, Tổng thống Obama lâm vào thế bí trong “ván cờ Syria”.

Tối 17/9, Tổng thống Obama đột ngột ghé thăm Ngoại trưởng Kerry tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ. Chuyến thăm này không hề có trong lịch làm việc của Tổng thống Obama. Nội dung cuộc trao đổi giữa Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng John Kerry không được tiết lộ, nhưng chủ đề thảo luận chắc chắn là cuộc nội chiến Syria.
“Van co Syria”: Tong thong Obama dang lam vao the bi
Nước cờ "gia tăng hiện diện quân sự" ở Syria của Tổng thống Putin đã đẩy Tổng thống Obama vào thế bí. 
Tình hình Syria đột biến đến mức Washington phải xét lại cách tiếp cận hiện hành, điều mà người ta không thể nghĩ tới chỉ cách đây vài tuần. Mỹ đã phải “nói chuyện” với Nga về tình hình Syria, cả về ngoại giao lẫn quân sự. Lần đầu tiên trong hơn một năm qua, hai vị bộ trưởng quốc phòng Nga-Mỹ đã điện đàm với nhau, không chỉ một vài phút xã giao mà đó là cuộc điện đàm kéo dài tới 50 phút. Và chủ đề của cuộc điện đàm này cũng vẫn là cuộc nội chiến Syria.

Trưng cầu dân ý Hy Lạp: “Tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”

(Kiến Thức) - Trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 5/7, cử tri Hy Lạp phải chọn một trong hai điều tồi tệ: hoặc phải tiếp tục “thắt lưng buộc bụng” hoặc rời bỏ Eurozone.

Câu hỏi đặt ra là liệu cuộc trưng cầu dân ý ngày 5/7 có giúp người dân Hy Lạp tránh khỏi một trong hai viễn cảnh tồi tệ nói trên hay không?
Các câu hỏi trưng cầu dân ý không có đề cập đến tương lai của Hy Lạp trong liên minh tiền tệ. Chúng tập trung vào một loạt các đề xuất mà các chủ nợ Châu Âu đưa ra sau khi không đạt được một thỏa thuận với Hy Lạp trước thời hạn chót vào cuối tháng Sáu.