Phương Tây nhắm mắt trước sự thật trần trụi ở Ukraine?

(Kiến Thức) - Theo nhà báo Finian Cunningham, phương Tây nhắm mắt trước sự thật trần trụi là đất nước Ukraine đang sa vào hỗn loạn, vô luật pháp.

Phuong Tay nham mat truoc su that tran trui o Ukraine?
Nhà báo Finian Cunningham là một chuyên gia về quan hệ quốc tế và nhiều bài viết của ông được đăng trên báo mạng Globalresearch ở Canada.
Nhà báo Finian Cunningham là một chuyên gia về quan hệ quốc tế và nhiều bài viết của ông được đăng trên báo mạng Globalresearch ở Canada.
Theo nhà báo Cunningham, Mỹ và các nước phương Tây vẫn mô tả chế độ ở Kiev hiện nay là dân chủ, trong khi cố tình bỏ qua tình trạng vô luật pháp, chủ nghĩa phát xít mới đang trỗi dậy và tình trạng sát hại vô tội vạ các nhân vật đối lập ở Ukraine. Nhà báo Cunningham nhận định: "Vụ sát hại  hai nhân vật đối lập nổi tiếng vừa qua (Oles Buzina và cựu nghị sĩ Oleh Kalashnikov) là bằng chứng rõ rệt cho thấy Ukraine đang sa vào tình trạng hỗn loạn và tội phạm".
Nhà báo nổi tiếng Oles Buzina và cựu nghị sĩ Oleh Kalashnikov đã bị sát hại ở Kiev trong tuần này. Cả hai đều là những người chỉ trích chế độ hữu khuynh ở Ukraine vốn được Brussels và Washington ủng hộ. Hơn nữa, vụ giết hại hai nhân vật đối lập này diễn ra sau một loạt cái chết đáng ngờ của các cựu nghị sĩ Đảng Các khu vực (đảng của Tổng thống bị lật đổ Yanukovich).
Trong khi đó, Verkhovna Rada (Quốc hội Ukraine) - bị các lực lượng cực hữu chi phối - vừa thông qua đạo luật cấm các tổ chức Cộng sản cũng như những biểu tượng thời Liên Xô, trong đó có tượng đài những người anh hùng đã hy sinh thân mình giải phóng đất nước Ukraine khỏi sự thống trị tàn bạo của Đức Quốc xã.
Phương Tây cũng đã làm ngơ trước sự thao túng của các trùm tài phiệt, sự trỗi dậy của đám dân quân khoác trên mình biểu tượng của đội quân SS (Đức Quốc xã) và phạm nhiều tội ác chống dân thường ở miền đông Ukraine, tình trạng quân đội Ukraine pháo kích bừa bãi các khu dân cư ở miền đông và việc chính quyền ở Kiev phong tỏa kinh tế khu vực này.
Chính phủ và các phương tiện truyền thông phương Tây còn phớt lờ nhận định của Giám đốc tình báo quân đội Pháp Christophe Gaumard nói rằng không có bằng chứng về một kế hoạch quân sự của Nga chống Ukraine.
Không những thế, một số thế lực ở Mỹ còn ủng hộ việc cung cấp vũ khí tối tân cho Ukraine, một đất nước mà các chính trị gia đối lập và các nhà báo đang bị giết hại dã man trên đường phố. Theo nhà báo Finian Cunningham, đây chính là hậu quả của sự “thiếu hiểu biết” (hoặc cố tình không hiểu) về sự thật trần trụi đau lòng ở Ukraine.

Châu Âu lên án các vụ sát hại nhà báo ở Ukraine

(Kiến Thức) - Ủy ban châu Âu (EC) đã lên án vụ sát hại các nhà báo Olesya Buzin và Sergey Sukhobokov cũng như cựu nghị sĩ của Oleg Kalashnikov ở Thủ đô Kiev, Ukraine.

Hãng tin RIA Novosti dẫn lời người phát ngôn của Ủy ban châu Âu Maya Kosyanchich nói:  “Chúng tôi lên án những vụ giết người vừa qua… Chúng tôi kêu gọi một cuộc điều tra độc lập và minh bạch đối với những vụ này để những kẻ có trách nhiệm phải ra đứng trước tòa. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn chân thành tới gia đình và bạn bè của các nạn nhân”,- Ủy ban cũng lưu ý đến tầm quan trọng của tự do ngôn luận và tự do báo chí, bao gồm cả sự an toàn của các nhà báo, bà Kosyanchich nói thêm.
Chau Au len an cac vu sat hai nha bao o Ukraine
Ngày 16/4, nhà báo kiêm nhà văn nổi tiếng Ukraine Oles Buzina đã bị bắn chết ở gần trung tâm Thủ đô Kiev.
Trước đó, ngày 16/4, nhà báo kiêm nhà văn nổi tiếng Ukraine Oles Buzina đã bị bắn chết ở gần nhà. Cố vấn Bộ Nội vụ Ukraine Anton Gerashchenko đã xác nhận “trên phố Dehtiarivska gần ngôi nhà số 58, nhà báo nổi tiếng Oles Buzina đã bị kẻ lạ mặt từ chiếc xe Ford Focus màu xanh đen bắn chết".

Bắt tay hợp tác, Trung Quốc vẫn âm thầm lấn sân Nga

(Kiến Thức) - Vị thế kinh tế của Nga ở Trung Á nằm trước thách thức đến từ Trung Quốc khi nước này đang dần thâm nhập vào khu vực.

Tổng thống Nga Vladimir Putin miêu tả sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết là “một thảm họa địa chính trị lớn nhất” của thế kỷ 20. Ông Putin tỏ ra lấy làm tiếc khi Liên bang Xô Viết bị tan rã, kéo theo sự chia rẽ sâu sắc về kinh tế, ngôn ngữ, xã hội và văn hóa, những thứ đã kết nối 15 nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Đó là những mối thân tình mà ông Putin muốn tái tạo.
Tầm nhìn này, nếu không được chia sẻ bởi đa số các dân tộc sống trong vùng đất của Liên Xô cũ, ít nhất đã nhận được sự thấu hiểu. Ví dụ như, Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazabayev đã cố gắng tạo ra một liên minh các nước thuộc Liên Xô trước đây trong vòng hai thập kỷ qua mà không chịu bất kỳ áp lực nào từ Nga. Những nỗ lực của ông gần đây đã được đền đáp khi Liên minh kinh tế Á – Âu (EEU) thành lập với sự tham gia tích cực trong vai trò nhà sáng lập của Kazakhstan, Belarus, Nga và vai trò thành viên như Armenia.