“Phù thủy đạo cụ” Việt Nam tiết lộ “ma thuật” trong đàn tự chế

Trải qua 3 năm nghiên cứu và chế tạo, cây đàn tự chế từ ống nhựa đã được kỷ lục gia Mai Đình Tới hoàn thành và mang đi biểu diễn.
 

Ông Mai Đình Tới (60 tuổi, quê Thanh Hóa) là người đã sáng tạo ra và đang sở hữu hơn 30 nhạc cụ tự chế, qua đó giúp ông giữ 3 kỷ lục Việt Nam và 2 kỷ lục châu Á cùng nhiều huy chương trong sự nghiệp của mình. Ngoài chế tạo, ông còn biểu diễn các nhạc cụ tự chế độc đáo này ở khắp nơi trên thế giới.
Sản phẩm mới nhất của ông là chiếc đàn làm từ ống nhựa phi 90 (loại ống nhựa có đường kính 90mm), được lấy cảm hứng từ đàn nguyệt. Theo đó, chỉ từ những đoạn ống nhựa nối gấp khúc với nhau và vài sợi kẽm, ông Tới đã “hô biến” chúng thành một chiếc đàn có thể cho ra âm điệu rất đanh và rõ nét.
Chia sẻ về cây đàn này, ông Tới cho biết, ý tưởng đã nảy ra trong đầu ông từ rất lâu nhưng sau này ông mới bắt tay vào nghiên cứu, chế tạo, và đã mất 3 năm để hoàn thành phiên bản đầu tiên.
“Phu thuy dao cu” Viet Nam tiet lo “ma thuat” trong dan tu che
 Kỷ lục gia, nghệ sĩ Mai Đình Tới bên cây đàn tự chế.
“Đàn này có thiết kế khác với tất cả các loại đàn khác hiện nay. Mặc dù lấy cảm hứng từ đàn nguyệt nhưng đàn nguyệt là 2 dây, còn đàn của tôi chỉ có 1 dây - đó là điều đặc biệt”, ông Tới nói.
“Đàn được làm từ ống nhựa phi 90 và dây kẽm. Ống nhựa tôi chọn là loại tốt, phải đảm bảo được độ dày và độ bền, phải cho ra tiếng kêu thật là đanh. Đàn nào cũng kêu được, nhưng để kêu hay, kêu sắc nét lại là chuyện khác”, ông Mai Đình Tới giới thiệu cây đàn của mình.
Theo ông Tới, nhìn thoáng qua thì cây đàn của ông rất đơn giản, nhưng để khiến cho cây đàn phát ra âm thanh hay thì vô cùng khó khăn. Ông đã phải thực hiện nhiều công đoạn ghép nối các ống nhựa, rồi cân chỉnh các vòng kẽm sao cho đạt độ chính xác đến từng μm (1μm = 0,1mm) dựa trên cảm âm và các công cụ sẵn có.
“Thêm một điều nữa là phải biết chơi đàn nguyệt thì mới chơi được cây đàn này. Khi đánh đàn, không chỉ đè dây mà các ngón tay còn phải phối hợp nhấn nhá dây lên xuống thì nó mới kêu đúng điệu. Hiện giờ cây đàn của tôi còn khá dài nên đòi hỏi các ngón tay di chuyển lên xuống phải thật nhanh; trong tương lai tôi còn chỉnh sửa thêm”, ông Tới nói.
Ông Tới cho biết, mặc dù đã ở tuổi 60 và đang sở hữu hơn 30 loại nhạc cụ tự chế, nhưng ông vẫn sẽ chưa dừng lại. “Nghề của mình là sáng tạo mà. Vậy nên tôi sẽ tiếp tục làm cho tới hơi thở cuối cùng, vì đam mê và ham muốn”, ông Tới khẳng định.

Khá Bảnh, Trâm Anh quảng cáo cho đường dây đánh bạc nghìn tỷ Fx88.com?

(Kiến Thức) - Nhờ có số lượt theo dõi và “live” cực khủng trên mạng xã hội, Khá Bảnh và Trâm Anh đã quảng cáo phi pháp cho đường dây đánh bạc xuyên quốc gia qua internet Fx88.com.

Ngày 23/4, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra lệnh bắt khẩn cấp và tạm giam 22 đối tượng gồm 10 đối tượng có hành vi đánh bạc và 12 đối tượng có hành vi tổ chức đánh bạc và 1 đối tượng người nước ngoài nằm trong đường dây đánh bạc Fx88.com hoạt động với quy mô lớn ở nhiều tỉnh, thành phố: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Phú Yên, Đồng Nai, Long An, Bạc Liêu, Cà Mau và cả nước ngoài.
Trang web cá độ Fx88.com thu hút hàng trăm nghìn tài khoản người chơi qua nhiều hình thức thanh toán khác nhau, tổng số tiền giao dịch ước tính hơn 30.000 tỷ đồng, qua 4.000 đại lý.

Nhạc cụ này của Việt Nam là “thủy tổ” nhạc cụ thế giới?

Theo trang Ancient Origins, tháng 2.1949 tại Ndut Lieng Krak, tỉnh Đắk Lắk, chiếc đàn đá đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam. 10 trong số 11 phiến đá vẫn nguyên vẹn.

Theo trang Ancient Origins, tháng 2.1949 tại Ndut Lieng Krak, tỉnh Đắk Lắk, chiếc đàn đá đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam. 10 trong số 11 phiến đá vẫn nguyên vẹn.
Nhac cu nay cua Viet Nam la “thuy to” nhac cu the gioi?
Bộ đàn đá Khánh Sơn tại Khánh Hòa. 
Nhà dân tộc học Pháp Georges Condiminas, người phát hiện ra cổ vật chưa rõ chúng có tác dụng gì, nhưng chắc chắn nó đóng vai trò nào đó, nên ông đã xin phép những người Mnong mang các phiến đá về Paris nghiên cứu thêm.
Nhac cu nay cua Viet Nam la “thuy to” nhac cu the gioi?-Hinh-2
Một bộ đàn đá hoàn chỉnh. 
Trong phòng thí nghiệm của Bảo tàng Nhân học giữa thủ đô nước Pháp, ông vô tình gõ lên mặt đá và phát hiện ra âm thanh tròn trịa. Một tư liệu khác cho rằng nhà âm nhạc học Pháp Andre Schaeffner mới có công này, sau khi ông để ý thấy dấu hiệu gọt đẽo để tạo ra các nốt nhạc. Nhờ đó, các phiến đá được sắp xếp đúng thứ tự.
Bộ đàn được xác định là nhạc cụ thời tiền sử đầu tiên trên thế giới được tìm thấy, có niên đại khoảng 3.000 năm.
Kể từ đó, vô số bộ đàn đá được khai quật nhiều nơi tại Việt Nam, như ở Khánh Hòa hay bộ lớn nhất là 20 phiến ở Lâm Đồng năm 2003. đóng góp thêm vào bộ sưu tập 200 bộ trên toàn thế giới. Đây là nhạc cụ khá mới mẻ với phương Tây nhưng nó đã nằm trong văn hóa những bộ lạc thiểu số từ rất lâu.
Nhac cu nay cua Viet Nam la “thuy to” nhac cu the gioi?-Hinh-3
Đàn đá treo kiểu chuông gió của người Ethiopia.