Phụ thuộc 70% nguyên liệu từ Trung Quốc, doanh nghiệp may Việt 'lên bờ xuống ruộng' thời Covid-19

Ông Cẩm cho hay, ngành dệt may hiện phải nhập khẩu 60-70% vải và nguyên phụ liệu các loại từ Trung Quốc, trong đó nhập khẩu vải chiếm nhiều nhất. 

Căng thẳng nguồn cung từ Trung Quốc
Theo phản ánh từ đại diện các hiệp hội, hiện các mặt hàng nguyên phụ liệu, linh kiện đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc để phục vụ cho sản xuất đang gặp khó khăn do nhiều doanh nghiệp phía Trung Quốc chưa hoạt động trở lại.
Tại cuộc họp của Bộ Công Thương với đại diện 5 hiệp hội (Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Bông sợi Việt Nam, Hiệp hội Da giầy và túi xách Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, Hiệp hội Thép Việt Nam) và Tập đoàn Samsung trong tuần qua, đại diện Hiệp hội Da giầy túi xách Việt Nam (Lefaso), cho biết khảo sát nhanh các thành viên trong hiệp hội, khoảng 70-80% doanh nghiệp vẫn còn nguyên liệu sản xuất trong vòng 2-3 tuần nữa. Một số ít doanh nghiệp khác trong ngành còn nguyên liệu đến cuối tháng 2 và rất ít doanh nghiệp trữ đủ nguyên liệu đến giữa tháng 3.
Theo đại diện Lefaso, với ngành da giầy, các doanh nghiệp trong nước mới chủ động được khoảng 50% nguyên phụ liệu các loại. Trong đó, ở phân khúc cao cấp, ước ảnh hưởng khoảng 20%. Chịu tác động nhiều nhất là các doanh nghiệp sản xuất hàng thấp cấp, hoặc chuyên xuất qua khu vực biên mậu vì phải phụ thuộc 100% nguồn cung từ Trung Quốc.
Theo ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), thiếu nguyên liệu cho sản xuất cũng là lo lắng của nhiều doanh nghiệp trong ngành hiện nay. Ông Cẩm cho hay, ngành dệt may hiện phải nhập khẩu 60-70% vải và nguyên phụ liệu các loại từ Trung Quốc, trong đó nhập khẩu vải chiếm nhiều nhất. Việc nhiều doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất nguyên phụ liệu đóng cửa không hoạt động đến hết tháng 2, đặc biệt Vũ Hán là thành phố có khá nhiều nhà máy lớn nên nguy cơ thiếu nguyên phụ liệu trong thời gian tới là rất cao.
Để chuẩn bị cho tình huống xấu, nhiều doanh nghiệp dệt may đã tính đến phương án nhập nguyên phụ liệu từ các quốc gia khác như Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Bangladesh, Brazil.... Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là việc chuyển đổi nguồn nguyên liệu qua quốc gia khác không hề đơn giản, do giá nhập nguyên liệu từ Trung Quốc luôn thấp hơn so với các nước khác. Việc đàm phán được mức giá tốt từ các thị trường thay thế để giá thành các mặt hàng xuất khẩu không bị quá ảnh hưởng cũng là việc không dễ thực hiện trong một sớm một chiều.
Phu thuoc 70% nguyen lieu tu Trung Quoc, doanh nghiep may Viet 'len bo xuong ruong' thoi Covid-19
 
“Hiện khoảng 90% doanh nghiệp trong nước có quy mô nhỏ và vừa, nên ngoài sự chủ động của doanh nghiệp, nhất thiết phải có sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách của Nhà nước. Doanh nghiệp đang cần sự tiếp sức như có nguồn vay ưu đãi, các gói hỗ trợ cũng như chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ. Trước diễn biến hiện nay, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) đã có thông báo đề nghị các doanh nghiệp hội viên gửi báo cáo về tác động của dịch Covid-19 tới tình hình sản xuất kinh doanh để Vitas tổng hợp báo cáo Chính phủ”, ông Cẩm cho hay.
Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, bà Đỗ Thị Thúy Hương cho biết, Trung Quốc là thị trường cung cấp nguyên liệu lớn nhất cho các doanh nghiệp sản xuất ngành hàng điện tử Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp có lượng nhập hàng nguyên liệu từ Trung Quốc rất lớn. Nếu dịch Covid-19 kéo dài, chỉ 1-2 tháng nữa sẽ nhìn thấy rất rõ tác động của dịch bệnh. “Nguy cơ dừng sản xuất hiện hữu, việc trả lương cho người lao động, cộng thêm chi phí duy tu bảo dưỡng máy móc là những áp lực lớn đối với doanh nghiệp”, bà Hương cho hay.
Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư gửi Chính phủ, một doanh nghiệp FDI lớn là LG vừa có báo cáo cho hay, sẽ không có nguyên liệu đầu vào cho sản xuất kinh doanh nếu dịch Covid-19 không được ngăn trong vòng 2 tuần tới. Còn với tập đoàn Samsung, việc hàng trăm container nhập khẩu nguyên liệu đang bị ách tắc tại các cửa khẩu ở Lạng Sơn, nếu không được thông quan có thể giảm tới 50% doanh số của Samsung trong năm 2020.
Tập đoàn Formosa cũng cho hay, không thể nhập khẩu nguyên liệu thép từ Trung Quốc và việc hàng nghìn lao động Trung Quốc làm việc tại dự án Formosa phải sau ngày 15/2 mới được phép nhập cảnh vào Việt Nam đang ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp này.
Đại diện một doanh nghiệp thép lớn ở Việt Nam nói với Tiền Phong, hiện nguồn cung nguyên liệu từ Trung Quốc tạm thời chưa gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của đơn vị nhưng nếu kéo dài đến giữa tháng 3, nhiều doanh nghiệp trong ngành sẽ gặp khó khăn về nguyên liệu. Theo vị này, hiện các doanh nghiệp thép đã chủ động tìm nguồn cung nguyên liệu từ các thị trường khác nhưng phải đối mặt với việc giá tăng rất cao.
Tìm thị trường mới cho hàng Việt
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, dịch Covid-19 đang gây những tác động lớn đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc về mặt nông, thủy sản cũng như với nhiều ngành hàng xuất khẩu sang thị trường thứ 3 của Việt Nam. Theo ông Hải, ảnh hưởng nhiều nhất vẫn là các mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang EU, Hoa Kỳ.
“Ngoài nguồn nguyên liệu từ thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp có thể nhập khẩu từ: Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ... Giá nguyên liệu nhập khẩu từ các thị trường này có thể cao hơn từ Trung Quốc. Trước đó, Bộ Công Thương đã yêu cầu Cục Công nghiệp rà soát, đánh giá và phân tích các ngành bị ảnh hưởng của dịch cũng như mức độ phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc, mức độ và thời gian chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh với từng nhóm ngành hàng. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thay thế”, Bộ Công Thương cho hay.
Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng cho biết, đã yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty lớn trong nước và FDI đưa ra đánh giá tác động mức độ ảnh hưởng do tác động nguồn cung nguyên liệu đầu vào và khả năng sản xuất trong ngắn hạn và trung hạn.

Bộ Công Thương dự kiến nhiều kịch bản ảnh hưởng tới ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam. Ví dụ, trong trường hợp dịch sớm được kiểm soát trong ngắn hạn (dưới 3 tháng), thì trong quý I/2020, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc có thể giảm khoảng từ 400 - 600 triệu USD, tương đương mức giảm khoảng 5 - 8%, tùy theo diễn biến của dịch.

Báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về những ảnh hưởng của dịch Covid-19 cho biết, 30 tỉnh, thành có 322 doanh nghiệp dừng hoạt động, 553 đơn vị giảm quy mô hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh, 30 hợp tác xã và gần 300.000 hộ gia đình phải dừng hoạt động, thu hẹp sản xuất. Chưa kể, hơn 1.000 lao động tại 22 tỉnh, thành bị mất việc, trong đó, hơn một phần ba đến từ ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống, 10% là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. 

Thương hiệu Arirang hiện thuộc về doanh nghiệp nào?

 Trước băn khoăn của một bộ phận người tiêu dùng, đại diện Công ty Cổ phần Công nghệ Arirang - đơn vị đang sở hữu thương hiệu Arirang - khẳng định, doanh nghiệp vẫn đang hoạt động, phát triển bình thường và sẽ tiếp tục cho ra đời các sản phẩm công nghệ cao mới phục vụ người tiêu dùng.

Thuong hieu Arirang hien thuoc ve doanh nghiep nao?

Các sản phẩm mang thương hiệu Arirang hiện diện tại các cửa hàng đồ điện tử trên khắp cả nước

Vừa qua, trên một số phương tiện truyền thông đại chúng có đưa thông tin phản ánh, Công ty CP Dịch vụ Phú Nhuận (MASECO) - đơn vị sở hữu thương hiệu karaoke Arirang đã “đóng cửa mảng kinh doanh điện tử”, chuyển sang phân phối… ô tô Thaco. 

Thông tin này khiến một số doanh nghiệp, đối tác và đông đảo người tiêu dùng đã gắn bó với thương hiệu Arirang lâu nay ít nhiều băn khoăn, lo lắng. Nhiều người yêu quý thương hiệu vốn được xem là “vua karaoke” ở Việt Nam, phân vân liệu Arirang có còn tồn tại và ai đang là chủ sở hữu thực sự của thương hiệu danh tiếng này? Những sản phẩm Arirang người dùng đang sở hữu nếu có trục trặc sẽ được bảo hành, sửa chữa như thế nào?

Về vấn đề này, ông Trịnh Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Công nghệ Arirang (nguyên là Thành viên HĐQT - Tổng Giám đốc Công ty Maseco) cho biết, thương hiệu Arirang vẫn đang hiện hữu và phát triển tại Việt Nam, không có gì bất thường. 

Các sản phẩm mang thương hiệu Arirang vẫn được sản xuất hàng ngày tại nhà máy đặt tại Khu công nghiệp Hiệp Phước (huyện Nhà Bè, TP.HCM) có tổng diện tích 36.000 m2, trong đó, khu vực nhà xưởng rộng 24.000 m2.

Thuong hieu Arirang hien thuoc ve doanh nghiep nao?-Hinh-2

Công nhân đang làm việc trong dây chuyền sản xuất của Arirang tại nhà máy ở Khu công nghiệp Hiệp Phước

Thương hiệu Arirang trước đây thuộc quyền sở hữu của Công ty CP dịch vụ Phú Nhuận (MASECO), được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ từ năm 2001. Liên tục từ đó đến nay, các sản phẩm điện tử Arirang không ngừng được hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ. Các sản phẩm mang thương hiệu này liên tiếp được đưa ra thị trường, được người tiêu dùng tin tưởng, đón nhận và ủng hộ nồng nhiệt.

Từ tháng 6 năm 2019, Công ty MASECO đã chuyển giao quyền chủ sở hữu thương hiệu và tất cả sản phẩm Arirang cho Công ty TNHH Thương mại - Điện tử Arirang có trụ sở chính tại Hà Nội (là công ty chuyên phân phối sản phẩm Arirang và có 47% vốn góp của Công ty MASECO từ năm 2012 đến 2018). 

Tới tháng 11 năm 2019, Công ty TNHH Thương mại - Điện tử Arirang chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Công nghệ Arirang, đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận là chủ sở hữu hợp pháp của thương hiệu Arirang. 

Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Công nghệ Arirang cũng cảnh báo về việc một số đối tượng có ý đồ giả mạo hoặc sử dụng thương hiệu Arirang vào mục đích tiêu cực. “Arirang là thương hiệu được sở hữu bởi Công ty Cổ phần Công nghệ Arirang, do đó, tất cả các hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu này là trái với quy định của pháp luật” - ông Trịnh Ngọc Minh nói.

Tuy là pháp nhân mới song tập thể  lãnh đạo của Công ty Cổ phần Công nghệ Arirang không hề xa lạ mà thực chất vẫn là những người đã gắn bó với thương hiệu Arirang từ những ngày đầu tiên. 

Ông Lê Thiện Hưng - Thành viên HĐQT Cty CP Công nghệ Arirang - Giám đốc Chi nhánh Arirang tại TP.HCM ( nguyên là Thành viên HĐQT - Phó Tổng Giám đốc  kiêm Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Điện tử- Công ty Maseco) chia sẻ: “Công ty Cổ phần Công nghệ Arirang quy tụ các cổ đông sáng lập - những người đầu tiên khai sinh ra đầu máy Karaoke Arirang huyền thoại, với nhiều năm kinh nghiệm, luôn hướng tới sự đổi mới, sáng tạo về công nghệ và am hiểu thị trường. Chúng tôi vẫn hoạt động tích cực trên thị trường Việt Nam và tự tin khẳng định sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư về mọi mặt để nâng tầm thương hiệu Arirang”.

“Tới nay, Công ty đã đưa ra thị trường những sản phẩm chủ lực mang thương hiệu Arirang như: đầu máy karaoke 3 trong 1 model K1, micro không dây M1, các model loa di động MK1, cùng nhiều model tivi khác nhau… rất được người tiêu dùng ưa chuộng.

Dù vậy, chưa bao giờ bằng lòng với chính mình, trong năm 2020 này, Arirang sẽ tiếp tục cho ra đời các dòng sản phẩm công nghệ cao mới, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng với chất lượng và giá cả cạnh tranh” - ông Lê Thiện Hưng nhấn mạnh.

Cùng với đó, người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm bởi Công ty Cổ phần Công Nghệ Arirang cũng cam kết trách nhiệm đối với tất cả các sản phẩm do Công ty MASECO sản xuất và phân phối trước đây.

Bill Gate đi khắp nơi để 'ngắm toilet' nhưng sự thật mới khiến cả thế giới ngưỡng mộ

(VietnamDaily) - Thay vì hưởng thụ cuộc sống giàu sang, tỷ phú Bill Gates đã chu du khắp thế giới để cải thiện nhà vệ sinh cho người nghèo, cùng họ đấu tranh với dịch bệnh. 

Bill Gate di khap noi de
Tỷ phú giữ vị trí giàu nhất thế giới trong suốt 24 năm - Bill Gates hiện có tổng tài sản khoảng 103 tỷ USD (tính đến 1/9/2019) chỉ xếp sau nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos. Ảnh: Forbes. 

Bê bối ngân hàng tại Mỹ, 3 tỷ USD và hơn thế nữa

Wells Fargo đã phải trả 3 tỷ USD để giải quyết vụ án hình sự và dân sự về hành vi gian lận trong bán hàng và gây áp lực cho nhân viên trong vụ bê bối tài khoản giả.

Wells Fargo & Company, được biết đến với cái tên Wells Fargo, là một trong số những công ty tài chính lớn nhất tại Mỹ và cũng là một trong những ngân hàng lớn nhất trên thế giới,đồng thời cũng là một công ty dịch vụ tài chính toàn cầu của Mỹ có trụ sở tại San Francisco, California, Hoa Kỳ.

Được thành lập vào tháng 3 năm 1852 tại thành phố New York, Wells Fargo với hơn 9.000 chi nhánh bán lẻ và 12.198 máy ATM trên toàn quốc. Wells Fargo có đến  270.000 nhân viên và hơn 70 triệu khách hàng trên toàn thế giới.