Phụ nữ Trung Quốc không được ưu ái như nam giới khó tìm việc

Nhiều phụ nữ Trung Quốc phải ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp vì không được chào đón, hoặc bị áp đặt nhiều tiêu chuẩn khắt khe hơn để tham gia các lĩnh vực mà phái nam chiếm đa số.

Khi đăng ký vào một học viện cảnh sát danh tiếng ở Trung Quốc, Vincy Li biết rằng khả năng cô được nhận rất thấp. Ngôi trường này có hạn ngạch số lượng sinh viên nữ không quá 1/4 tổng số học viên.

Cơ hội của cô vào năm nay thậm chí còn mong manh hơn, khi chỉ 5 trong số 140 thí sinh được chọn là nữ, dù có 1.000 cô gái nộp đơn.

Phu nu Trung Quoc khong duoc uu ai nhu nam gioi kho tim viec

Phụ nữ Trung Quốc gặp khó khăn khi thi tuyển vào một số ngành nghề truyền thống mà nam giới chiếm đa số. Ảnh: China Daily.

Đáng nói, thí sinh nữ đứng cuối danh sách trúng tuyển có điểm số cao hơn 40 so với thí sinh nam cùng hạng. Từ đó, Li rút ra thông điệp: Phụ nữ không được chào đón ở đây.

"Các thí sinh nữ đều sốc. Tôi không hiểu tại sao nhà trường không muốn trao cơ hội học tập cho chúng tôi", cô chia sẻ với New York Times.

Thực tế, dù trình độ học vấn của phụ nữ Trung Quốc tăng vọt, thậm chí còn nhỉnh hơn nam giới, họ vẫn gặp nhiều rào cản khi tham gia một số ngành học nhất định, nhất là trong các lĩnh vực nam giới chiếm đa số.

Chỉ ưu ái nam giới

Theo New York Times, nhiều ngành học ở Trung Quốc, điển hình như cảnh sát, quân đội, hay hàng không quy định chỉ nhận ứng viên nam, trừ chương trình đào tạo tiếp viên hàng không.

Do hạn ngạch về giới tính, tiêu chuẩn tuyển sinh với các học viên nữ khắt khe, cạnh tranh cao hơn rất nhiều so với nam giới.

Một nhân viên từ học viện cảnh sát mà Li ứng tuyển cho biết các học viên nữ được tuyển lựa qua một quy trình riêng, thay vì làm bài kiểm tra.

Tính đến tháng 9, phái nữ chỉ chiếm 17% học viên trong chương trình này, giảm 21% so cùng kỳ năm ngoái.

Phu nu Trung Quoc khong duoc uu ai nhu nam gioi kho tim viec-Hinh-2

Ngoại trừ chương trình đào tạo tiếp viên hàng không, nữ giới Trung Quốc khó được ưu tiên khi thi tuyển vào các ngành quân đội, hàng không, hàng hải... Ảnh: Bright Side.

Tình trạng này diễn ra sau khi nhà trường thông báo sẽ hạn chế tỷ lệ học viên nữ được tuyển chọn ở mức 15%, kèm theo những khuyến nghị về rủi ro, áp lực khi theo học và chính sách.

Ngoài ra, một số trường nghệ thuật còn áp đặt tỷ lệ giới tính 50/50 nhằm hạn chế tỷ lệ phụ nữ nhập học ngày càng tăng.

Khảo sát từ 116 trường đại học hàng đầu Trung Quốc, do nhóm các nhà hoạt động nữ quyền công bố hồi tháng 2 cho thấy có 86 chuyên ngành tại 18 trường đại học có yêu cầu tuyển sinh dựa trên giới tính.

Từ lâu, tình trạng ưu ái ứng viên nam trong các chương trình tuyển sinh, tuyển dụng đã bị dư luận xứ tỷ dân mạnh mẽ lên án.

10 năm trước, khi truyền thông đưa tin về việc các trường đại học hạn chế thí sinh nữ, những cuộc biểu tình nổ ra khiến chính phủ phải cấm quy định tuyển sinh dựa trên giới tình với hầu hết lĩnh vực.

Vài năm gần đây, tình trạng này càng trở nên gay gắt hơn. Nhiều nhà hoạt động xã hội chỉ ra các bài viết thiên vị giới bị kiểm duyệt, một số nhóm nữ quyền bị coi như cực đoan.

"Rất khó để có thể xóa bỏ hoàn toàn tình trạng này", Xiong Jing, một nhà hoạt động nữ quyền từng là biên tập viên cho Feminist Voices, nói. Đơn vị truyền thông này đã giải thể năm 2018.

"Không có cơ hội"

Mặc dù Bộ Giáo dục đã ra lệnh cấm hầu hết trường hợp tuyển sinh dựa trên giới tính từ năm 2012, quy định này vẫn được áp dụng cho "lĩnh vực nghiên cứu đặc biệt" như quân đội, quốc phòng và các ngành được chính phủ cho là nguy hiểm: khai thác mỏ, hàng hải, hàng không.

Ngoài ra, điều này cũng được áp dụng cho các lĩnh vực "cần đảm bảo sự cân bằng giới nhất định", điển hình như phát thanh truyền hình - vốn cần ghép cặp nam và nữ.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng các trường đã thực hiện những tiêu chí đó một cách tự do, không theo quy chuẩn nhất quán.

Phu nu Trung Quoc khong duoc uu ai nhu nam gioi kho tim viec-Hinh-3

Nhiều trường đại học ở Trung Quốc cố gắng "cân bằng tỷ lệ giới tính" đặt tiêu chuẩn khắt khe hơn cho nữ sinh. Ảnh: China Daily.

Tại ĐH Truyền thông Trung Quốc, được biết đến như "cái nôi của các phát thanh viên tài giỏi xứ tỷ dân", nhà trường chỉ nhận thí sinh nữ có điểm trung bình cao hơn nam giới 20 điểm để đảm bảo cân bằng giới trong ngành.

Đầu năm nay, trường này cũng bị cáo buộc đặt tiêu chuẩn thấp hơn cho các ứng viên nam vì nữ sinh chiếm 70%-90%.

Do đó, hồi tháng 3, các sinh viên ngạc nhiên khi tỷ lệ nam sinh đủ điều kiện nhập học tăng lên 50% so với trước đây.

Giáo sư Shen Hsiu-hua, chuyên gia về vấn đề giới ở ĐH Quốc gia Tsing Hua, nhận định nhiều nhà hoạch định chính sách cho rằng "phụ nữ phải chăm sóc gia đình, còn nam giới đảm nhận vai trò lãnh đạo".

Phu nu Trung Quoc khong duoc uu ai nhu nam gioi kho tim viec-Hinh-4

Nam giới Trung Quốc được tạo điều kiện tham gia các ngành nữ giới chiếm đa số, nhưng điều đó không áp dụng theo hướng ngược lại. Ảnh: China Daily.

Thực tế, một số biện pháp bảo vệ hạn ngạch theo hướng ưu tiên phái nam chủ yếu dựa trên quan điểm truyền thống về giới tính.

Năm nay, một trường đại học ở tỉnh Quảng Tây tuyển sinh ngành Giáo dục Mầm non với tiêu chí miễn học phí, chỉ dành cho nam giới.

Biện pháp này được đưa ra sau khi truyền thông đưa tin về cuộc "khủng hoảng nam giới" tại xứ tỷ dân, đổ lỗi cho việc có quá nhiều giáo viên là nữ.

Ngược lại, giáo sư Shen cho biết không có chính sách ưu tiên phụ nữ nào trong các ngành nghề nam giới thống trị.

"Trung Quốc muốn có nhiều nam giới hơn trong mọi ngành công nghiệp, xây dựng hình ảnh quốc gia nam tính và mạnh mẽ", cô nói.

Trước tình hình trên, không ít phụ nữ Trung Quốc quyết định tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài, thay vì cố gắng gia nhập các ngành nghề truyền thống vốn do nam giới thống trị ở quê nhà.

Năm 2018, Lian Luo, một tiếp viên hàng không, quyết định theo đuổi ước mơ trở thành phi công. Cô đã đến một buổi tuyển chọn học viên của một hãng hàng không nội địa, song các ứng viên nữ đều bị từ chối.

Cuối cùng, cô tham gia một khóa đào tạo ở Nam Phi và tốt nghiệp với vị trí dẫn đầu lớp.

"Ở Trung Quốc, phụ nữ như tôi không có cơ hội làm ngành nghề này. Chúng tôi chẳng biết phải bắt đầu từ đâu", cô nói.

Nhật Bản: Bệnh viện gần 30 năm nhầm nước vệ sinh thành nước uống

(Kiến Thức) - Một phần của tòa nhà chẩn đoán và điều trị của Bệnh viện Đại học Y Osaka, Nhật Bản, đã kết nối nhầm nguồn nước nhà vệ sinh với đường ống dẫn nước uống suốt gần 30 năm. 

Sự việc xảy ra tại bệnh viện trường Đại học Y Osaka nằm ở thành phố Suita, tỉnh Osaka, Nhật Bản. Theo báo cáo, phần nước giếng chỉ qua lọc sơ sài với mục đích sử dụng ban đầu để xả bồn cầu, do nhầm lẫn lại được kết nối với đường ống nước uống dẫn tới 120 chiếc vòi.
Nhat Ban: Benh vien gan 30 nam nham nuoc ve sinh thanh nuoc uong
 Bệnh viện xảy ra vụ việc. Ảnh: iNews

Hy hữu: Nữ sinh bỏ mạng vì bị nghẹn trong cuộc thi ăn xúc xích

(Kiến Thức) - Một sinh viên của trường Đại học Tufts ở thành phố Medford, không may bỏ mạng sau khi khi bị nghẹt thở trong cuộc thi ăn xúc xích.

Sự cố thương tâm xảy ra vào ngày 16/10 khi Madelyn Nicpon, 20 tuổi, đang tham gia một buổi quyên góp từ thiện tại ngày hội nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú và gây quỹ "Play for Pink". Theo thông tin từ giới chức địa phương, khi đang tranh tài ở cuộc thi ăn xúc xích, Nicpon bị nghẹn và bất tỉnh ngay sau đó. 
Cô nhanh chóng được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, tuy nhiên, sự cố đã khiến Nicpon qua đời một ngày sau đó. "Sau khi sơ cứu tại chỗ, Madie được đưa đến Bệnh viện Mt. Auburn rồi chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, nơi cô ấy nói lời tạm biệt với thế giới", đại diện trường đại học cho biết.

Kỳ lạ lớp học “dạy yêu”, giới trẻ trèo lên cửa sổ nghe giảng

(Kiến Thức) - Vì số sinh viên tham gia lớp học quá đông, không đủ ghế ngồi nên nhiều người chấp nhận trèo lên bậu cửa sổ hay chen chúc ngoài hành lang để nghe giảng. 

Mới đây, thông tin về lớp học có tên "Tâm lý học tình yêu" của Đại học Vũ Hán bùng nổ trên mạng xã hội tại Trung Quốc. Vì số lượng ghế ngồi trong phòng học có hạn, những sinh viên đến muộn chấp nhận trèo lên bậu cửa sổ, ngồi ở hành lang, chen chúc trước cửa ra vào. "Đối với nhiều sinh viên, khóa học "tình yêu" này rất hiếm có. Lớp học do giáo sư Dụ Phong, khoa Tâm lý, viện Triết học, Đại học Vũ Hán giảng dạy. Do sinh viên đại học thường ngày cũng rất quan tâm đến tình yêu nên lớp học này được mở ra", một sinh viên cho hay.
Ky la lop hoc “day yeu”, gioi tre treo len cua so nghe giang
Sinh viên tới nghe giảng chật cứng hội trường. Ảnh: Weibo