Phù điêu khổng lồ “Lạc Long Quân - Âu Cơ” ở Bình Định đặc biệt thế nào?

(Kiến Thức) - Theo dự kiến, công trình phù điêu vách núi với chủ đề “Lạc Long Quân - Âu Cơ và cội nguồn sức mạnh đại đoàn kết dân tộc” tại Bình Định được khắc họa theo 3 lớp với những nét đặc biệt riêng. 

Vào ngày 4/8, đại diện Sở Văn hóa và Thể thao (VH-TT) tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này đang hoàn tất các hồ sơ, thủ tục để thi công công trình phù điêu vách núi với chủ đề “Lạc Long Quân - Âu Cơ và cội nguồn sức mạnh đại đoàn kết dân tộc”.
Vị trí tạc phù điêu là núi Bà Hỏa (TP Quy Nhơn) nằm dọc giữa ngã 5 đường Trần Hưng Đạo giao với đường Võ Nguyên Giáp, Đống Đa, Nguyễn Tất Thành dẫn vào trung tâm TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định).
Phu dieu khong lo “Lac Long Quan - Au Co” o Binh Dinh dac biet the nao?
Ảnh phối cảnh minh họa bức phù điêu Lạc Long Quân - Âu Cơ khổng lồ vào vách núi Bà Hỏa. 
Theo phương án, đơn vị thi công sẽ cắt vào sâu trong núi từ 20 - 25m tạo mặt phẳng đứng để tạc phù điêu trực tiếp vào vách núi, phần mặt phẳng nằm làm quảng trường nhỏ, sinh hoạt cộng đồng. Khi hoàn thành, tổng chiều dài của phù điêu là 81,5m, vị trí cao nhất là 35m, hệ thống sân vườn, cảnh quan kiến trúc phụ trợ rộng 3.000 m2.
Tác phẩm phù điêu sẽ được khắc họa theo 3 lớp. Lớp thứ nhất nằm chính giữa, chiếm 1/2 chiều cao của bức phù điêu là hình tượng cha Rồng - mẹ Tiên, cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ khoác áo choàng, đầu đội mũ lông chim. Sau lưng, dưới chân là những lớp mây gợi lại huyền sử lung linh về dòng dõi Rồng Tiên của cư dân Lạc Việt.
Lớp thứ 2 của tác phẩm phù điêu thể hiện 18 nhân vật nam, tượng trưng cho 18 đời Hùng Vương với dáng đứng uy nghi, hai tay chắp ngang ngực, cung kính lắng nghe lời căn dặn của cha mẹ.
Lớp thứ 3 của bức phù điêu thể hiện các nhân vật, đại diện cho 54 dân tộc Việt Nam. Mỗi dân tộc khắc họa một người nam và một người nữ cùng với trang phục truyền thống đặc trưng của mỗi dân tộc, nắm chặt tay nhau thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
Phía trước bức phù điêu là quảng trường được lát đá trồng hoa cây xanh, tạo nơi sinh hoạt cộng đồng và không gian để người dân có thể chiêm ngưỡng bức phù điêu độc đáo này. Theo dự kiến, công trình phù điêu này sẽ hoàn thành vào cuối năm 2020.

Chuyện ít biết về thần tướng tiên phong cùng Thánh Gióng đánh giặc

Hùng Linh Công là cháu ruột Vua Hùng, cũng chính là thần tướng cùng Thánh Gióng đánh tan giặc Ân xâm lược.

Theo cuốn Ngọc phả quốc lục hiện còn lưu lại tại đền Y Sơn (xã Hòa Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) do Hàn lâm viện Đông các đại học sĩ Nguyễn Bỉnh soạn vào năm 1572, Hùng Linh Công là cháu ruột Hùng Vương thứ VI.

Tin sốc: Chớ săn đuổi vì người ngoài hành tinh vô cùng độc ác?

(Kiến Thức) - Cựu nhân viên Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) gây xôn xao dư luận khi đưa ra cảnh báo người ngoài hành tinh rất độc ác. Theo đó, con người không nên tìm cách liên lạc với họ.

Tin soc: Cho san duoi vi nguoi ngoai hanh tinh vo cung doc ac?
Derrel Sims là một nhà điều tra tư nhân và cựu nhân viên của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). Ông Sims gây chú ý khi tiết lộ người ngoài hành tinh từng bắt cóc ông. 

Giỗ Tổ Hùng Vương: Danh thắng không thể bỏ qua khi đến Phú Thọ

Đến với Phú Thọ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, khách du lịch có thể khám phá nhiều địa danh nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ.

Gio To Hung Vuong: Danh thang khong the bo qua khi den Phu Tho
 Đền Hùng: Đền Hùng cách Hà Nội khoảng 90km, thuộc xã Hy Cương (TP Việt Trì, Phú Thọ).