Phòng không Syria có gì để đối phó với Mỹ?

(Kiến Thức) - Lực lượng Phòng không Syria được đánh giá là hùng hậu nhất khu vực Trung Đông với nhiều trang bị tên lửa, radar do Liên Xô (Nga) cung cấp.

Trang bị lớn nhưng chưa hiện đại
Lực lượng phòng không Syria là một bộ phận cấu thành của lực lượng vũ trang Syria, không trực thuộc Quân đội Syria mà có bộ tư lệnh riêng được lãnh đạo trực tiếp bởi Tổng thống Bashar al-Assad.
Đây được đánh giá là lực lượng phòng không hùng hậu nhất khu vực Trung Đông. Trước cuộ nội chiến, họ có quân số thường trực 40.000 người và dự bị 20.000, được tổ chức thành 25 lữ đoàn phòng không, trang bị và tổ chức chủ yếu dựa trên các hệ thống tên lửa và radar cảnh giới do Liên Xô (Nga) sản xuất.
Syria hiện có 5 tổ hợp phòng không tầm siêu xa S-200 Angara.
 Syria hiện có 5 tổ hợp phòng không tầm siêu xa S-200 Angara.
Các hệ thống tên lửa phòng không tầm trung - xa mà Syria đang sở hữu gồm: 37 tổ hợp S-75 Dvina (NATO định danh là SA-2); 39 tổ hợp S-125 Pechora (SA-3); 50 tổ hợp 2K12 Kub (2K12 KUB); Buk-M2E và 5 tổ hợp S-200 Angara (SA-5).
Mạng lưới phòng thủ tầm gần và cực gần có thể kể đến: hệ thống pháo – tên lửa phòng không Pantsir-S1; tên lửa phòng không tầm thấp 9K33 OSA và hơn 4.000 khẩu pháo phòng không đủ kích cỡ từ 23 đến 100 mm, trong số đó có gần 300 tổ hợp pháo tự hành ZSU-23-4. Đó là chưa tính Lục quân Syria có hơn 400 khẩu đội tổ hợp tên lửa phòng không vác vai Strela-2, Strela-2M (NATO định danh là SA-7) và Igla.
Trong đó, các hệ thống tên lửa đất đối không chiến lược như S-75, S-125 và S-200 đều là những hệ thống cố định, các hệ thống chiến thuật như 2K12 KUB đôi khi cũng được sử dụng ở những trận địa cố định nhằm bổ sung cho lực lượng chiến thuật. Syria có 131 trận địa phòng không như vậy trên cả nước mà chủ yếu tập trung dọc theo bờ biển phía Tây.
S-75 màu đỏ nâu, S-125 màu xanh, S-200 màu tím hồng, 2k12 màu xanh lá cây.
 S-75 màu đỏ nâu, S-125 màu xanh, S-200 màu tím hồng, 2k12 màu xanh lá cây.
Về hệ thống radar cảnh báo sớm, giám sát, theo dõi, Syria có 22 đài đóng vai trò cảnh báo sớm. Một số trong chúng được trang bị hệ thống radar 36D6 TIN SHIELD EW tương đối hiện đại. Còn lại, đa phần sử dụng hệ thống radar thế hệ cũ của Liên Xô gồm: P-35/37, P-12/18, PRV-16, 5N87/P-80, và 5N84/P-14. Đây cũng có thể là một điểm yếu lớn của Syria khi phải đối mặt với chiến thuật chế áp điện tử mà Liên quân Mỹ thường sử dụng.
Những “Rồng lửa” tốt nhất Phòng không Syria
- S-200 Angara (NATO định danh là SA-5)
Hệ thống tên lửa phòng không mạnh nhất, tầm bắn xa nhất trong “lưới lửa phòng không” bảo vệ Syria là S-200. Nó được sử dụng trong nhiều nhiệm vụ chống lại những mục tiêu (máy bay, trạm chỉ huy trên không, chống nhiễu, các thiết bị quan sát và tấn công đường không) có hoặc không người lái, bay với tốc độ 1.200 km/giờ trên độ cao từ 300m đến 40km trong các điều kiện kháng nhiễu điện tử mạnh.
Hệ thống sử dụng đạn tên lửa có kích thước rất lớn, đạt tầm bắn xa tới 160km hoặc 250-300km với biến thể cải tiến, độ cao diệt mục tiêu 20-40km tùy biến thể. Tên lửa sử dụng hệ chiếu vô tuyến pha giữa để hiệu chỉnh đường bay, pha cuối dùng dầu tự dẫn radar bán chủ động tấn công mục tiêu.
- S-125 Pechora và Pechora 2M (NATO định danh là SA-3)
Hệ thống tên lửa phòng không S-125 Pechora được thiết kế để tấn công mọi mục tiêu đường không. Nó được đánh giá là rất hiệu quả trong chống mục tiêu tầm ngắn, bay thấp, đối phó tốt với mục tiêu có tính cơ động cao. Đạn tên lửa hệ thống S-125 có thể bắn hạ mục tiêu ở cự ly tối đa 35km, độ cao 18km.
Hệ thống tên lửa phòng không S-125.
 Hệ thống tên lửa phòng không S-125.
Trong quá khứ, hệ thống S-125 đã trải qua nhiều cuộc chiến và ghi được những dấu ấn đậm nét, tiêu biểu mùa hè khốc liệt của những năm 1970 ở Ai Cập. Trong một vài trận đánh giáp mặt, các tên lửa điều khiển từ S-125 đã bắn rơi 5 máy bay Israel.
Sau đó hệ thống này phục vụ trong Quân đội Nam Tư đã bắn hạ một chiếc máy bay tàng hình F-117 Nighthawk vào ngày 27/3/1999 và một chiếc F-16 trong chiến tranh Kosovo.
- 2K12 Kub (NATO định danh là SA-6)
Hệ thống tên lửa phòng không 2K12 Kub được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ phòng không tầm trung bảo vệ mục tiêu chiến lược (thành phố, cơ sở công nghiệp – quân sự…) và nhiệm vụ phòng không lục quân (đi kèm đội hình xe tăng, xe bọc thép). Đạn tên lửa của hệ thống có thể diệt mục tiêu ở cự ly 3-24km, độ cao từ 50m tới 12km.
"3 ngón tay thần chết" 2K12 Kub của phòng không Syria.
"3 ngón tay thần chết" 2K12 Kub của phòng không Syria.
2K12 Kub cũng từng gây được tiếng vang lớn trong Chiến tranh Yom Kippur 1973, với tổng cộng 64 máy bay của Israel bị bắn hạ chỉ bởi 95 tên lửa 2K12 Kub, tỷ lệ tiêu diệt là 1,4 tên lửa/máy bay - một con số quá ấn tượng đối với bất kỳ hệ thống tên lửa đối không nào.
Kể từ cuộc chiến này, 2K12 Kub đã được đặt cho biệt danh là “3 ngón tay của Thần Chết” bởi sự hiệu quả mà nó đã chứng minh, với "3 ngón tay ám chỉ" 3 quả đạn tên lửa đặt trên bệ phóng.
- Buk M-2E (NATO định danh là SA-11)
Hệ thống tên lửa phòng không tự hành Buk M-2E do Nga phát triển cải tiến từ mẫu Buk M-2 (có nguồn gốc từ 2K12) với nhiều tính năng hiện đại, ra đời năm 2008. Nó được thiết kế để chống lại các mục tiêu đường không tầm thấp và tầm trung gồm: máy bay, trục thăng, thiết bị bay có điều khiển và tên lửa hành trình với tốc độ đến 820m/s.
Tên lửa phòng không 9M317 trên bệ phóng hệ thống Buk M-2E khai hỏa trong cuộc tập trận của Quân đội Syria.
Tên lửa phòng không 9M317 trên bệ phóng hệ thống Buk M-2E khai hỏa trong cuộc tập trận của Quân đội Syria.
Buk M-2E có khả năng ngắm bắn cùng lúc 4 mục tiêu trong khi đang theo dõi 24 mục tiêu khác. Nó sử dụng đạn tên lửa 9M317 có tầm bắn 3-50km, độ cao tối đa 25km. Hệ thống này chỉ cần 5 phút để triển khai chiến đấu và rút khỏi trận địa sau khi phóng. Thời gian phản ứng của tổ hợp từ khi theo dõi mục tiêu tới khi phóng tên lửa là khoảng 22 giây. Lực lượng phòng không Syria đang sở hữu khoảng 48 hệ thống Buk M-2E.
- “Giáp trụ” Pantsir-S1
Tổ hợp phòng không tự hành Pantsir-S1 được sử dụng cho nhiệm vụ phòng thủ đường không bảo vệ công trình nhỏ, công trình quân sự và công nghiệp điểm, bộ phận các đơn vị binh chủng hợp thành thuộc Lục quân, đồng thời tăng cường khả năng của các cụm phòng không trên giới hạn tầm thấp khỏi các cuộc tấn công đường không ồ ạt có sử dụng vũ khí chính xác cao.
Pantsir-S1 trong cuộc tập trận của Quân đội Syria.
Pantsir-S1 trong cuộc tập trận của Quân đội Syria.
Pantsir-S1 trang bị tổ hợp pháo – tên lửa cho phép tạo ra khu vực bắn phá trực triếp dày đặc với tầm bắn xa 18-20km và tầm gần nhất 200m trong giới hạn độ cao từ 5-15km.
Hệ thống điều khiển vũ khí bằng ra đa định vị quang học thích ứng nhiều chế độ, hoạt động trong các phạm vi desimet, centimet và hồng ngoại với bước sóng dài, bảo đảm khả năng kháng nhiễu và sống còn cao trong các điều kiện chế áp điện tử và hỏa lực với sự tiếp nhận các khí tài chế áp điện tử và tên lửa chống radar dạng AGM-88 HARM, đồng thời tạo ra khả năng hoạt động tin cậy cho tổ hợp.
Pantsir-S1 có thể được xem là tổ hợp phòng không tầm thấp tốt nhất, hiện đại của lực lượng phòng không Syria hiện tại.

MiG-29: kẻ thù của “thiết ưng” F-16, “ong bắp cày” F/A-18

(Kiến Thức) - MiG-29 là tiêm kích đa năng nổi tiếng của Nga được thiết kế nhằm đối đầu với các dòng tiêm kích thế hệ 4 F-16 và F/A-18 của Mỹ.

MiG-29 (NATO định danh là Fulcrum) là thiết kế tiêm kích phản lực thế hệ 4 do Công ty Mikoyan nghiên cứu phát triển từ những năm 1970 nhằm đối địch với các tiêm kích cùng thế hệ của Mỹ gồm F-16 và F/A-18 của Mỹ.
 MiG-29 (NATO định danh là Fulcrum) là thiết kế tiêm kích phản lực thế hệ 4 do Công ty Mikoyan nghiên cứu phát triển từ những năm 1970 nhằm đối địch với các tiêm kích cùng thế hệ của Mỹ gồm F-16 và F/A-18 của Mỹ.
MiG-29 chính thức đi vào hoạt động trong Không quân Liên Xô năm 1983, dây chuyền sản xuất hoạt động từ năm 1982 tới nay, đã có khoảng 1250 chiếc được sản xuất xuất hiện đến hơn 30 quốc gia trên thế giới. Hiện nay, còn khoảng 25 quốc gia sử dụng các biến thể MiG-29. Tại Đông Nam Á, có Myanmar và Malaysia đang duy trì những chiếc tiêm kích MiG-29.
 MiG-29 chính thức đi vào hoạt động trong Không quân Liên Xô năm 1983, dây chuyền sản xuất hoạt động từ năm 1982 tới nay, đã có khoảng 1250 chiếc được sản xuất xuất hiện đến hơn 30 quốc gia trên thế giới. Hiện nay, còn khoảng 25 quốc gia sử dụng các biến thể MiG-29. Tại Đông Nam Á, có Myanmar và Malaysia đang duy trì những chiếc tiêm kích MiG-29.

AT-6: chiến đấu cơ cánh quạt của thế kỷ 21

(Kiến Thức) - Với khả năng mang vũ khí thông minh, hệ thống điện tử hiện đại, AT-6 Texan II là đại diện xuất sắc của chiến đấu cơ cánh quạt thế kỷ 21.

Điểm danh vũ khí Mỹ, Anh, Pháp có thể tấn công Syria

(Kiến Thức) - Liên quân Mỹ, Anh, Pháp có thể huy động tàu chiến phóng tên lửa hành trình, tiêm kích cất cánh từ tàu sân bay và căn cứ trên đất liền để không kích Syria.

Theo tờ BBC, liên quân Mỹ, Anh, Pháp có thể mở cuộc tấn công quy mô lớn vào Syria với sự tham gia với 2 lực lượng chủ yếu không quân và hải quân. Trong đó, riêng Hải quân Mỹ đã điều 4 tàu khu trục Arleigh Burke tới phía Đông Địa Trung Hải, và còn có 2 tàu sân bay gồm USS Nimitz đang neo đậu ở vùng Vịnh và tàu USS Harry S Truman ở Biển Đỏ sẵn sàng hỗ trợ không kích. Bên cạnh đó, các máy bay chiến đấu Mỹ có thể cất cánh từ căn cứ không Incirlik và Izmir ở Thổ Nhĩ Kỳ.
  Theo tờ BBC, liên quân Mỹ, Anh, Pháp có thể mở cuộc tấn công quy mô lớn vào Syria với sự tham gia với 2 lực lượng chủ yếu không quân và hải quân. Trong đó, riêng Hải  quân Mỹ đã điều 4 tàu khu trục Arleigh Burke tới phía Đông Địa Trung Hải, và còn có 2 tàu sân bay gồm USS Nimitz đang neo đậu ở vùng Vịnh và tàu USS Harry S Truman ở Biển Đỏ sẵn sàng hỗ trợ không kích. Bên cạnh đó, các máy bay chiến đấu Mỹ có thể cất cánh từ căn cứ không Incirlik và Izmir ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Các tàu khu trục Mỹ đang nằm ở Đông Địa Trung Hải gồm 4 tàu: USS Gravely, USS Ramage, USS Barry and USS Mahan.
 Các tàu khu trục Mỹ đang nằm ở Đông Địa Trung Hải gồm 4 tàu: USS Gravely, USS Ramage, USS Barry and USS Mahan.