Phòng khám An Khang có “lập lờ” trong khám chữa bệnh?

Một số bác sĩ ở phòng khám An Khang dù không thấy có mặt tại thời điểm thực hiện dịch vụ siêu âm, xét nghiệm cho người bệnh nhưng vẫn thấy ký tên trên giấy trả kết quả?

Như Báo Tri thức và Cuộc sống đã phản ánh, việc nhiều danh mục kỹ thuật, nhân sự tại phòng khám An Khang (Hà Nội) bị nghi ngờ không nằm trong hồ sơ đăng ký với cơ quan chức năng chuyên ngành (Sở Y tế Hà Nội), nhưng vẫn ngang nhiên khám chữa cho người bệnh để thu lợi đang gây xôn xao dư luận.
Nhằm đa chiều và khách quan các thông tin liên quan, ngày 23/7/2021, PV đã đến liên hệ và đặt lịch làm việc với Sở Y tế Hà Nội. Tuy nhiên, PV vẫn chưa nhận được phản hồi từ phía cơ quan này. Ngày 2/8/2021, PV đã liên lạc trực tiếp với bà Trần Thị Nhị Hà - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhưng vị này chưa thấy hồi âm.
Phong kham An Khang co “lap lo” trong kham chua benh?
 Nữ bác sĩ tên Lan là người trực tiếp siêu âm đầu dò cho bệnh nhân. Tuy nhiên, ký tên trên giấy tờ kết quả lại là bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình Phùng Thống Nhất.
Những dịch vụ tại phòng khám An Khang theo ghi nhận thực tế của PV trong lần thâm nhập hồi tháng 7/2021 cho thấy, phòng khám này không thấy có bảng niêm yết giá. Hóa đơn thanh toán của người bệnh không ghi nhận giá đã bao gồm thuế VAT hay chưa?
Mặc khác, giống như để giữ chân “con bệnh”, vị Bác Sỹ (Bs) được giới thiệu là BSCKII sản phụ khoa đã nghỉ hưu Lê Hữu Liêm còn lấy lý do “chưa vào sổ khám bệnh”? Khi thấy PV cố gắng thuyết phục, vị này mới trả lại sổ khám.
PV còn nhận được những tờ phiếu kết quả xét nghiệm, kết quả siêu âm đầu dò âm đạo với chẩn đoán ứ dịch loa vòi trứng trái KT 5.62mm và túi cùng Douglas có ít dịch. Người ký tên trên kết quả là Bs Phùng Thống Nhất nhưng thời điểm thực hiện siêu âm cho PV bác sĩ Nhất không có mặt, người siêu âm trực tiếp là nữ Bs giới thiệu tên Lan.
Câu hỏi đặt ra: Bs Lan là ai, có trình độ chuyên môn thế nào? Bs Lan có phải Bs chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh tại phòng khám An Khang? Bs Phùng Thống Nhất là ai, có phải Bs Nhất ký tên của chính mình trên phiếu siêu âm khi mà vị này không thực hiện việc siêu âm cho người bệnh?
Phong kham An Khang co “lap lo” trong kham chua benh?-Hinh-2
 Phiếu chỉ định xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử chỉ có đóng dấu chức danh chuyên khoa phụ sản BSCKII Lê Hữu Liêm được khắc sẵn mà không hề có chữ ký của vị này. 
Bên cạnh đó, tại sổ bệnh án, BSCKII Lê Hữu Liêm đã chỉ định hạng mục chích nang cho PV nhưng vị này lại để cho hai người phụ nữ khác với vai trò của Bs sản khoa thực hiện. Thậm chí, tại phiếu chỉ định xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung mà PV nhận được chỉ có đóng dấu chức danh chuyên khoa phụ sản BSCKII Lê Hữu Liêm được khắc sẵn mà không hề có chữ ký của vị này. Còn Bs xét nghiệm ký tên, đóng dấu là Thạc sỹ, Bs Nguyễn Văn An.
Như vậy, liệu tính chính xác trong chuyên môn và an toàn tính mạng của người bệnh mà BSCKII Lê Hữu Liêm giao phó cho người khác có phải đang “tự tung tự tác”? Bs Nguyễn Văn An là ai, vị này có được làm các xét nghiệm tế bào tại phòng khám An Khang hay không?
Phong kham An Khang co “lap lo” trong kham chua benh?-Hinh-3
Nam BSCKII Lê Hữu Liêm và nữ bác sĩ không đeo biển tên. (Ảnh cắt từ video). 
Ngoài ra, các kết quả người xét nghiệm mà PV nhận được, có tờ ký tên CN Chu Thị Chợ, tờ thì “quên”.
Phong kham An Khang co “lap lo” trong kham chua benh?-Hinh-4
Người bệnh được tiêm truyền tại Phòng khám An Khang. Trong khi, những chiếc giường bệnh được kê sát nhau liệu có đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19? (Ảnh cắt từ video). 
Mặc dù phải thanh toán tổng hóa đơn dịch vụ tại phòng khám An Khang hơn 2.000.000 đồng, nhưng PV không hề nhận được một đơn thuốc điều trị nào. Các phiếu thu tiền cũng mập mờ không có địa chỉ cụ thể trả cho người bệnh.
Trong khi đó, địa chỉ của phòng khám An Khang khi được tư vấn đến là số 96 phố Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa, Hà Nội), nhưng trên các phiếu kết quả của phòng khám lại ghi địa chỉ số 67 Ô Chợ Dừa.
Phong kham An Khang co “lap lo” trong kham chua benh?-Hinh-5
Địa chỉ của phòng khám An Khang ghi rõ số 96 Ô Chợ Dừa. 
Trước sự việc trên, dư luận đang mong chờ sự vào cuộc từ phía các cơ quan chức năng liên quan của Hà Nội.
Ngày 22/7/2021, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương đã ký quyết định số 3327/QĐ-SYT về việc, thu hồi giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi trực thuộc TNHH Bệnh viện Nam Học, do ông Nguyễn Phương Hồng là người chịu trách nhiệm chuyên môn phòng khám.
Lý do, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đảm bảo về điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế để hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo nội dung Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp phép. Cơ sở này không đảm bảo điều kiện về công tác phòng chống dịch theo quy định tại quyết định số 4999/QĐ-BYT.

Nova Service Group: Nơi sáng tạo dành cho những người dám thử thách

Bằng việc hình thành thêm thương hiệu Nova Service Group, Nova Group đang chuyển mình mạnh mẽ để trở thành tổ hợp kinh tế đa ngành, hoạt động bao trùm trên các lĩnh vực bất động sản, dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế…

Sở hữu hàng loạt thương hiệu đình đám
Nova Service Group sẽ tập trung vào thương mại và dịch vụ, và được chia thành ba lĩnh vực chính, gồm: Bán lẻ với chuỗi hệ thống nhà hàng – cà phê – lounge và cửa hàng tiêu dùng; Dịch vụ với hệ thống các khách sạn, khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp; Phát triển cộng đồng với các ngành giáo dục, y tế và các quỹ vì cộng đồng.

Nam Định: Hành lang đê Hữu Hồng bị “xẻ thịt” nghiêm trọng

Hành lang đê Hữu Hồng (đoạn đê Km 207+900 thuộc xã Xuân Tân, Xuân Trường, Nam Định) đang bị “xẻ thịt” thành các bãi tập kết vật liệu cao như núi, trạm trộn bê tông thương phẩm gây bức xúc.

Vừa qua, phản ánh đến đường dây nóng của Báo Tri thức và Cuộc sống người dân sinh sống tại xã Xuân Tân (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) tỏ ra bức xúc trước tình trạng nhiều bãi tập kết vật liệu xây dựng, trạm trộn bê tông, một số công trình nhà kiên cố “mọc như nấm sau mưa” ngay tại hành lang đê Hữu Hồng (đoạn đê Km 207+900) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang an toàn đê và hành lang thoát lũ sông Hồng.
Phản ánh cho hay, tình trạng trên đã diễn ra nhiều năm, đến nay, khi mà những bãi tập kết vật liệu cũ chưa được chính quyền địa phương xử lý dứt điểm thì có dấu hiệu xuất hiện thêm nhiều bãi mới.

Thịt trâu đông lạnh Ấn Độ có SARS-CoV-2: Việt Nam có nhập?

Trên nhiều “chợ mạng” mặt hàng thịt trâu đông lạnh Ấn Độ được bán nhan nhản với giá phổ biến. Chỉ cần người dùng gõ từ khóa “thịt trâu đông lạnh Ấn Độ” trên Google thì chỉ trong vòng 0,38 giây cho ra 409.000 kết quả.

Bộ Y tế Campuchia ngày 27/7 thông báo, Cơ quan Hải quan nước này đã thu giữ 3 container thịt trâu đông lạnh nhập khẩu từ Ấn Độ sau khi phát hiện lô hàng này có virus SARS-CoV-2.
Theo thông báo đăng trên truyền thông Campuchia cùng ngày, các mẫu thịt đông lạnh trên đã được Viện Pasteur Campuchia mang đi xét nghiệm và kết quả cho thấy có virus trong mẫu thử. Theo tờ Khmer Times, lô thịt trâu này sẽ bị tiêu hủy ở quận Oral, Kampong Speu.