Phó Thống đốc NHNN nói gì về Nghị định 24 về quản lý vàng?

(Vietnamdaily) - Việc thành thập sàn vàng cũng như sở giao dịch vàng cũng đã có đề xuất trước đây, có hoạt động rồi và nhìn thấy rủi ro cũng như tính phức tạp của nó.

Vừa qua, Hiệp hội Vàng đã gửi kiến nghị tới Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc sửa đổi Nghị định 24 về quản lý vàng sau 8 năm có hiệu lực.
Trả lời vấn đề này tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tối 2/12, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, NHNN đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đưa ra quan điểm là kiên định với những chính sách, cơ chế và những kết quả đã được chứng minh là có hiệu quả và phù hợp trong thời gian qua, đó là Nghị định 24 về quản lý vàng.
Trong đó có báo cáo với Thủ tướng Chính phủ nhiều nội dung mà Hiệp hội Vàng đề xuất và cũng phân tích đánh giá những mặt thiệt hơn trong câu chuyện này.
Pho Thong doc NHNN noi gi ve Nghi dinh 24 ve quan ly vang?
 
Vì sao phải đặt ra quan điểm kiên định đó? Trong thời gian từ năm 2012 đến nay, Nghị định 24 đi vào cuộc sống thì thấy rằng lợi ích đem lại rất lớn cho nền kinh tế, kể cả cấp độ vĩ mô và vi mô. Đó là giá vàng không còn “nhảy múa” như trước khi có Nghị định 24 và không ảnh hưởng chung tới tất cả các giá cả hàng hóa, không ảnh hưởng đến tỉ giá ngoại tệ, tạo điều kiện cho sự ổn định của kinh tế vĩ mô.
Nếu như giá vàng lên xuống thất thường sẽ tạo ra những biến động về yếu tố tâm lý cũng như kéo theo ảnh hưởng giá cả hàng hóa, vì dù sao vàng miếng, vàng nguyên liệu không phải là hàng hóa bình thường như những loại hàng hóa khác, mà vẫn là đối tượng được quản lý ngoại hối một cách chặt chẽ. Chính vì thế có cơ chế theo Nghị định 24 vừa qua cho vàng.
Thực ra câu chuyện thành lập sàn vàng hay tạo điều kiện thêm cho kinh doanh vàng miếng, vàng nguyên liệu đã nhiều lần được đặt ra chứ không phải mới lần này.
Tuy nhiên, NHNN cũng ghi nhận ý kiến đó và sẽ tiếp tục có những nghiên cứu một cách thấu đáo nhưng trước hết phải mang lại lợi ích chung cho sự ổn định vĩ mô, mang lại lợi ích chung cho cộng đồng, mọi người dân và sau đó mới tính đến lợi ích của đối tượng, thành phần tham gia kinh doanh vàng.
"Chúng ta phải vì lợi ích chung trước. Việc thành thập sàn vàng cũng như sở giao dịch vàng cũng đã có đề xuất trước đây, có hoạt động rồi và nhìn thấy rủi ro cũng như tính phức tạp của nó bởi vì đó là việc kinh doanh rất tự do trên sàn, liên quan rất nhiều đến vấn đề ngoại tệ, cơ chế quản lý ngoại tệ rồi vấn đề “vàng hóa” trong nền kinh tế… Những vấn đề này khi xây dựng Nghị định 24 cũng đã được phân tích, mổ xẻ, đánh giá một cách rất chi tiết" - ông phân tích.

Loạt sàn vàng ảo bị phanh phui gây chấn động dư luận

(Kiến Thức) - Rất nhiều sàn vàng ảo và chiêu trò dụ dỗ người chơi bỏ tiền thật mua vàng ảo với mức lợi nhuận lên đến 1.000% đã bị phanh phui khiến dư luận chấn động.

1. Sàn vàng ảo Khải Thái lừa hàng trăm tỷ đồng
Sáng nay (11/12), TAND TP Hà Nội đưa vụ án sàn vàng ảo Khải Thái lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng ra xét xử sơ thẩm. Dự kiến, phiên tòa xét xử sàn vàng ảo Khải Thái sẽ diễn ra trong khoảng 10 ngày.
Theo tài liệu truy tố, trong thời gian từ 12/2012 - 9/2014, bằng thủ đoạn đưa ra các thông tin gian dối, tạo lòng tin cho khách hàng Việt Nam về hoạt động của công ty TNHH và Đầu tư Khải Khái, Hsu Minh Jung (tức Saga, SN 1975, người Đài Loan) – nguyên Tổng giám đốc công ty TNHH tư vấn đầu tư Khải Thái đã chỉ đạo “thuộc cấp” dùng nhiều hình thức tư vấn không đúng sự thật đối với 717 khách hàng là người Việt Nam để ký các Hợp đồng ủy thác đầu tư chiếm đoạt số tiền hơn 260 tỷ đồng.
Các bị cáo (đứng) trong lần xét xử trước đó. Ảnh: Infonet
 Các bị cáo (đứng) trong lần xét xử trước đó. Ảnh: Infonet
Mời quý độc giả xem video "Sắp xét xử sàn vàng “ảo” lừa gần 1000 người". Nguồn: An ninh toàn cảnh.
Cơ quan điều tra đã thống kê số bị hại trong vụ án sàn vàng ảo này hiện là 724 người (tăng 7 bị hại so với lần xét xử trước) với số tiền mà Saga cùng các đồng phạm chiếm đoạt còn lại là gần 270 tỷ đồng.

2. Sàn vàng ảo HGI chiếm đoạt 270 tỉ đồng

Đầu năm 2015, Công an Hà Nội ra quyết định khởi tố bị can, tạm giam 6 người làm việc tại Công ty Cổ phần đầu tư tài chính Hà Nội Vàng (HGI) để điều tra hành vi kinh doanh trái phép của HGI.
Các đối tượng bị bắt trong vụ sàn vàng HGI. Ảnh: ANTĐ
Các đối tượng bị bắt trong vụ sàn vàng HGI. Ảnh: ANTĐ

HGI thành lập năm 2009, kinh doanh vàng tài khoản qua website mang tên công ty. Với việc lập sàn giao dịch vàng chui, huy động vốn dưới dạng hợp đồng ủy thác đầu tư, HGI đã bị cáo buộc đã nhận 270 tỷ đồng của hơn 3.000 nhà đầu tư.

3. Sàn vàng ảo BBG

Tháng 5/2015, cơ quan công an thi hành lệnh khám xét khẩn cấp văn phòng của Công ty cổ phần Vàng và bất động sản BBG Việt Nam tại TP HCM ở chi nhánh tầng 4 tòa nhà 208 Nguyễn Trãi, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1. Ông Lê Minh Quang Tổng Giám đốc Công ty BBG Việt Nam đã bị bắt về tội “Kinh doanh trái phép” do đã có hành vi kinh doanh sàn vàng trái phép.

Theo đó, nhóm Cty BBG của Lê Minh Quang (SN 1983, quê thôn Cung Trúc, xã Trung Lập, huyện Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng) có mạng lưới 18 văn phòng chi nhánh, đại lý tại 13 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Với hai hoạt động kinh doanh chính là kinh doanh vàng trên tài khoản và huy động vốn từ người dân bằng hình thức ký kết các hợp đồng Hợp tác đầu tư, Ủy thác đầu tư tài chính, Ủy thác vàng, nhận ủy thác vàng để nhận tiền hoặc vàng của người dân với các kỳ hạn từ 0 đến 12 tháng và trả lãi suất cao, Lê Minh Quang đã chiếm đoạt hơn 503 tỷ đồng. Số tiền Quang chiếm đoạt đã dùng để trả nợ việc đầu tư vàng ảo đang thua lỗ đồng thời trả lãi cho người đầu tư, mua sắm trang thiết bị cho các trụ sở của công ty.

Bị cáo Lê Minh Quang trước vành móng ngựa. Ảnh: Lao động.
 Bị cáo Lê Minh Quang trước vành móng ngựa. Ảnh: Lao động.

4. IMMS Holdings

Cũng trong năm 2015, dư luận lại được dịp chấn động trước thông tin cơ quan điều tra tiến hành tạm giữ tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư truyền thông và Tiếp thị Sài Gòn (gọi tắt IMMS Holdings, trụ sở trên đường Nguyễn Công Trứ, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TPHCM).

Đặng Hữu Trung, giám đốc IMMS. Ảnh: CAND
 Đặng Hữu Trung, giám đốc IMMS. Ảnh: CAND

Công ty IMMS Holdings được cho là kinh doanh trái phép, sàn vàng lừa đảo. Cụ thể, sàn vàng này đã mua và sử dụng phần mềm MT4, hướng dẫn nhà đầu tư cách sử dụng phần mềm để kinh doanh vàng trên mạng Internet. Có hơn 5.800 tài khoản với tổng số vốn hàng trăm tỷ đồng đã được IMMS huy động trái phép.

Có xảy ra việc thao túng giá vàng?

Những giai đoạn thị trường vàng bị thao túng trước đây, giá đô la Mỹ tự do cũng thường tăng vọt do giới đầu cơ tìm cách kéo tỷ giá tăng, để gián tiếp đẩy giá vàng trong nước tăng do được tính theo tỷ giá tự do quy đổi, nhưng hiện tượng đó trong cơn sốt vừa qua không còn rõ ràng.

Định giá thị trường quốc tế

Từ năm 1919-2004, nhà Rothschild - gia tộc được cho là giàu nhất thế giới - đóng vai trò quan trọng trong việc định giá vàng thông qua ngân hàng đầu tư NM Rothschild & Sons ở Anh Quốc.

Hãng bay Vietjet có thể lỗ 2.900 tỷ đồng trong năm nay

(Vietnamdaily) - Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng CTCP Hàng không Vietjet (VJC) sẽ lỗ 2,9 nghìn tỷ đồng trong năm 2020.

Trong năm 2020, VCSC dự báo VJC sẽ ghi nhận khoản lỗ trị giá 2,9 nghìn tỷ đồng trong LNST cốt lõi, chủ yếu đến từ (1) RPK giảm 67% chủ yếu do trì hoãn việc gỡ bỏ lệnh cấm đối với các chuyến bay quốc tế; và (2) giá vé máy bay nội địa trung bình (tính theo lợi suất hành khách) giảm 22% YoY.

Lợi nhuận tính theo cơ sở hợp nhất dự kiến ở mức âm (1,7 nghìn tỷ đồng) khi dự báo khoản lỗ trong mảng vận tải của VJC chỉ được bù đắp bởi mảng kinh doanh liên quan đến bán máy bay, bao gồm các hợp đồng bán và cho thuê lại (SALB) và quyền từ chối đầu tiên (ROFR).