Phó Hiệu trưởng ký quyết định tự bổ nhiệm là lỗi đánh máy?

Ông Đặng Hồng Sơn cho rằng, việc ông Trương Huy Hoàng ký văn bản tự bổ nhiệm cho chính mình có thể do lỗi đánh máy.

Đầu năm 2015, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có quyết định số 372 giao cho ông Trương Huy Hoàng- Phó Hiệu trưởng nhà trường trách nhiệm phụ trách quản lý, điều hành nhà trường từ thời điểm 28/4/2015.
Điều đáng nói, mặc dù trong các văn bản quy phạm tổ chức không có chức danh nào là Hiệu trưởng phụ trách, nhưng trong quá trình điều hành Trường Đại học Điện lực từ khi được giao phụ trách đến nay, ông Trương Huy Hoàng đã ký hàng loạt văn bản “lạ” khiến cán bộ nhân viên trường Đại học Điện lực không hiểu chức danh thực của ông Trương Huy Hoàng là gì.
Điều tra của phóng viên cho thấy vị Phó Hiệu trưởng này đã ký một loạt các văn bản không giống ai, thậm chí còn ký cả quyết định tự bổ nhiệm cho chính mình.
Một trong những quyết đinh đó là QĐ số 892/QĐ-ĐHĐL ngày 26/8/2015 về việc công nhận danh hiệu chiến sỹ thi đua cơ sở năm 2014- 2015, QĐ 894 về việc tặng danh hiệu tập thể lao động tiên tiến năm học 2014- 2015 ông Trương Huy Hoàng ký với chức danh là Hiệu trưởng phụ trách… Trong các văn bản khác, ông Hoàng lại ký là Phó Hiệu trưởng phụ trách.
Đặc biệt, ngày 29/6/2015, ông Trương Huy Hoàng ký quyết định số 606/QĐ- ĐHĐL về việc bổ nhiệm Tổng biên tập Tạp chí Khoa học và Công nghệ năng lượng. Tại quyết định này, ông Trương Huy Hoàng tự bổ nhiệm bản thân giữ chức vụ Tổng biên tập Tạp chí này.
Pho Hieu truong ky quyet dinh tu bo nhiem la loi danh may
Quyết định tự bổ nhiệm của ông Trương Huy Hoàng. 
Làm việc với phóng viên về việc này, ông Đặng Hồng Sơn – Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự Trường Đại học Điện lực cho biết, hiện thanh tra Bộ Công thương đang tiến hành thanh tra toàn bộ lại sự việc. “Khi nào có kết luận của Bộ Công thương thì chúng tôi sẽ có câu trả lời chính xác”, ông Sơn cho hay.
Ông Sơn chia sẻ thêm, nhiều thủ trưởng cơ quan còn ký đại, thủ trưởng chỉ xem nội dung này đề bạt ai, làm gì… đã là tốt lắm rồi, không ai đi kiểm duyệt về thể thức. Nhất là văn thư bây giờ, văn thư hay “copy paste” (sao chép - dán) máy tính và có thể là những sơ suất, chưa chắc đó đã là bản chất vấn đề. Chính vì vậy, trong sự việc của ông Trương Huy Hoàng – Phó Hiệu trưởng trường ĐH Điện lực có thể là do lỗi đánh máy, “copy paste”.
"Cái này do soạn thảo văn bản. Hành chính chỉ là những thể thức văn bản. Thật sự, anh chưa được giao quyền của Hiệu trưởng. Nhưng tôi cho rằng cái lỗi Hiệu trưởng phụ trách là “copy paste”. Đáng nhẽ Phó Hiệu trưởng ký thay Hiệu trưởng nhưng thiếu chữ KT (ký thay - PV), coppy paste mà, tận dụng tiêu đề dưới, chỉ sửa mỗi nội dung, nhiều khi nó xảy ra tình trạng trên”, ông Sơn cho hay.
>>> Mời quý độc giả xem video Tên trộm liều lĩnh (nguồn Youtube):

Trung ương thảo luận về nhân sự lãnh đạo các cơ quan nhà nước

Theo Văn phòng TW Đảng, chiều ngày 6/7, Trung ương đã thảo luận về nhân sự lãnh đạo các cơ quan nhà nước.

Buổi sáng, Trung ương làm việc tại Hội trường, thảo luận về dự thảo Quy định thi hành Điều lệ Đảng và dự thảo Quy định về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII Điều lệ Đảng. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.
Trung uong thao luan ve nhan su lanh dao cac co quan nha nuoc
 Hội nghị Trung ương 3 khóa XII (Ảnh: N.Bắc).

Tự phong Giáo sư: “Loạn đại học, loạn giáo sư nữa thì chết”

Việc trường Đại học Tôn Đức Thắng tự bổ nhiệm, tự phong giáo sư và phó giáo sư đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận.

Tu phong Giao su: “Loan dai hoc, loan giao su nua thi chet”
Phong GS, PGS nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo, và sinh viên sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ảnh: Hồng Vĩnh. 
Xin ông nhận xét đôi nét về việc bổ nhiệm Giáo sư, Phó Giáo sư ở Việt Nam hiện nay?
Đứng về mặt quy chế, hiện nay việc phong giáo sư (GS) phó giáo sư (PGS) ở VN tốt hơn trước rất nhiều.
Trước kia, người ta quan niệm GS và PGS là học hàm và do hội đồng học hàm phong, đảm bảo mặt bằng tương đối thống nhất giữa những người được phong GS và PGS nhưng lại không đảm bảo quyền tự chủ của cơ sở. Từ khoảng năm 2007 đến nay, quy chế thay đổi, GS và PGS không phải là học hàm mà là một chức vụ và người ta gọi là chức danh, do từng cơ sở đào tạo bổ nhiệm chứ không phải do hội đồng chức danh nhà nước đảm nhiệm nữa.
Nhưng, để đảm bảo mặt bằng chung về điều kiện để phong Giáo sư, PGS, Hội đồng chức danh GS Nhà nước (HĐ CDGS NN) vẫn phải xem xét các điều kiện để công nhận GS, PGS. Cách làm đó hiện nay là tốt nhất và trong những năm qua chúng ta đã công nhận và bổ nhiệm được nhiều GS, PGS có tài năng, trong đó có nhiều người trẻ.
Tuy nhiên, mặt còn hạn chế hiện nay là, nhiều khi có tình trạng nể nang trong các hội đồng hoặc còn dựa vào các tiêu chí mang tính hình thức để phong GS, PGS. Chỉ nói riêng về quy định có “bao nhiêu bài báo, bao nhiêu cuốn sách”, tiêu chí quy định bài báo đóng góp gì cho khoa học, đóng góp cao mới được đánh giá… thực tế nhiều khi việc có bài báo được đăng chỉ là hình thức. Có nhiều người trước khi xét duyệt bổ nhiệm đã “chạy” để đăng được mấy bài báo cho đủ điều kiện.
Ông nhìn nhận sự việc trường ĐH Tôn Đức Thắng bổ nhiệm GS của trường như thế nào?
“Mở cửa là thấy GS, PGS thì thật nguy hiểm. Trường nào cũng tự phong GS thì sẽ loạn GS, chả khác nào việc loạn bằng cử nhân hiện nay-thượng vàng hạ cám, có trường đào tạo chả đủ điều kiện cũng cấp bằng cử nhân. Loạn ĐH chưa giải quyết xong lại loạn GS nữa thì chết!”.
GS Nguyễn Minh Thuyết
Trường ĐH Tôn Đức Thắng làm thế, theo tôi, là không đúng quy chế vì quy chế quy định: nhà trường được toàn quyền bổ nhiệm GS, PGS, nhưng chỉ bổ nhiệm trong số những người đã được HĐ CDGS NN công nhận là đã đủ điều kiện để được bổ nhiệm. Nếu trường muốn ghi nhận công sức, tài năng của cán bộ thì hãy đặt một chức danh khác, chứ không phải là GS hay PGS để đổ đồng với chức danh GS, PGS đang được phong tặng có quy trình, quy định nghiêm ngặt hiện nay.
Tu phong Giao su: “Loan dai hoc, loan giao su nua thi chet”-Hinh-2
GS Nguyễn Minh Thuyết. Ảnh: Hồng Vĩnh. 
Quan điểm này của ông có đi ngược với xu hướng đòi quyền tự chủ của ĐH không?