Phó Đô đốc Mỹ cảnh báo máy bay Trung Quốc ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Việc Trung Quốc đưa chiến đấu cơ đến các “đảo nhân tạo” sẽ gây mất ổn định ở Biển Đông và không ngăn chặn được Mỹ bay tuần tra khu vực này.

Đó là tuyên bố của Phó Đô đốc Joseph Aucoin, chỉ huy Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ.
Pho Do doc My canh bao may bay Trung Quoc o Bien Dong
Phó Đô đốc Joseph Aucoin, chỉ huy Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ. 
Về các động thái ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông, Phó Đô đốc Joseph Aucoin nói trong một buổi họp báo ngày 15/2 ở Singapore: “Chúng tôi sẽ tiếp tục tuần tra trên biển, trên không, hoạt động trên khắp các vùng biển này… như chúng tôi đã làm từ rất lâu”. Ông nói thêm rằng điều đó bao gồm cả các hoạt động bay tuần tra Biển Đông.
Các nhà phân tích an ninh nhận định rằng Bắc Kinh sẽ bắt đầu sử dụng đường băng mới trên một hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi đắp và xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa... cho các hoạt động quân sự trong vài tháng tới. Tháng trước, Trung Quốc lần đầu tiên thử nghiệm các chuyến bay dân dụng xuất phát từ Đảo Hải Nam đến đường băng dài 3.000m được xây dựng trên Đá Chữ Thập.
Mặc dù không nói cụ thể khi nào các máy bay quân sự của Trung Quốc bắt đầu hoạt động tại quần đảo Trường Sa, nhưng Phó Đô đốc Aucoin gọi hành động này của Trung Quốc là gây bất ổn và sẽ làm dấy lên những nghi ngờ về mục đích thực sự của Trung Quốc.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền phi lý đối với hầu hết diện tích Biển Đông, chồng lấn lên tuyên bố chủ quyền của  Brunei, Malaysia, Philippines và Vietnam.
Cộng đồng thế giới ngày càng lo ngại về căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, một tuyến đường thương mại huyết mạch của thế giới có khối lượng thương mại trị giá 5.000 tỷ USD ssi qua, trong đó có lượng dầu nhập khẩu khổng lồ của các nước Đông Bắc Á..
Kể từ tháng 10/2015, hai tàu khu trục tên lửa của Mỹ đã tiến vào vùng 12 hải lý của các tính năng mà Trung Quốc chiếm đóng ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, trong chiến dịch được gọi là tự do hàng hải.
Trung Quốc đã gọi động thái trên của Hải quân Mỹ là khiêu khích. Các quan chức Trung Quốc còn phản đối việc một máy bay B-52 của Mỹ bay gần một trong  hòn đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trong khi đó, Mỹ thường xuyên tiến hành các chuyến bay do thám và vận tải qua Biển Đông..
Mặc dù tàu chiến và tàu dân sự Trung Quốc thường xuyên bám sát tàu chiến Mỹ ở Biển Đông, Phó Đô đốc Aucoin nói Mỹ và Trung Quốc tiếp tục duy trì tiếp xúc về hải quân và mối quan hệ này là “khá tích cực”. Ông Aucoin nói tiếp: “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) đã mang lại lợi ích cho Trung Quốc trong nhiều năm qua. Chúng tôi chỉ muốn họ (Trung Quốc) tôn trọng luật pháp quốc tế để các bên cùng thịnh vượng”.  

Tình hình Biển Đông không “lắng dịu” trong tương lai gần

(Kiến Thức) - Vấn đề Biển Đông đã trở thành vấn đề quân sự lẫn quốc tế và tình hình  ở vùng biển trọng yếu này sẽ không hề lắng dịu  trong tương lai gần.

Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, vấn đề Biển Đông vẫn là chủ đề hàng đầu và trọng tâm  của Diễn đàn Anh ninh Khu vực (ARF) ở Kuala Lumpur. 
Tinh hinh Bien Dong khong “lang diu” trong tuong lai gan
Biển Đông sẽ không còn yên bình như trước. 
Bên cạnh những lời chỉ trích hoạt động hút cát đắp đảo nhân tạo “thay đổi nguyên trạng” của Trung Quốc ở vùng biển quần đảo Trường Sa, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đổ lỗi cho nhau về quân sự hóa Biển Đông. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn phản đối một cách vô ích việc quốc tế hóa Biển Đông, thông qua sự tham gia của các nước không  phải là thành viên ASEAN.

Đông Nam Á ngày càng “không thân thiện” với Trung Quốc

(Kiến Thức) - Đông Nam Á ngày càng “không thân thiện” với Trung Quốc, chủ yếu là do chính sách gây hấn của Bắc Kinh trong những vụ tranh chấp lãnh thổ gần đây.

Các quốc gia Đông Nam Á đang ngày càng phản ứng mạnh hơn trước các hành động đe dọa chủ quyền bằng việc Trung Quốc liên tục xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của họ.
Dong Nam A ngay cang “khong than thien” voi Trung Quoc
 Phản ứng trên tàu Philippines sau khi vượt qua sự phong tỏa của tàu Cảnh sát biển Trung Quốc ở Bãi Cỏ Mây thuộc Quần đảo Trường Sa, Việt Nam.
Trong vụ kiện Trung Quốc kéo dài hai năm qua, cuối cùng Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở Hague cũng đã chấp nhận đơn kiện của Philippines và đứng ra xét xử vụ này, bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh. PCA tuyên bố rằng vụ án này thuộc thẩm quyền của tòa và sẽ lắng nghe lập luận của Manila chống lại tuyên bố thâu tóm Biển Đông của  Trung Quốc, trong cái gọi là bản đồ “đường chín đoạn” vô cùng phi lý và trái với những qui định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Các chuyên gia pháp lý tự tin rằng Philippines có thể giành chiến thắng trong vụ kiện này, khi PCA  bác bỏ phần lớn các lập luận của Trung Quốc trong các buổi điều trần sơ bộ.

Trung Quốc khuấy động Biển Đông đầu năm 2016

(Kiến Thức) - Mới đầu năm 2016, Trung Quốc đã khuấy động Biển Đông bằng vụ thử nghiệm hạ cánh máy bay dân dụng xuống đường băng Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa.

Theo giới phân tích, vụ máy bay dân dụng Trung Quốc hạ cánh lần đầu tiên xuống đường băng trên “đảo nhân tạo” Đá Chữ Thập mà Bắc Kinh bồi đắp trái phép ở Quần đảo Trường Sa của Việt Nam báo hiệu những lần hạ cánh tiếp theo của máy bay quân sự.
Trung Quoc khuay dong Bien Dong dau nam 2016
Đường băng dài 3.000 mét trên "đảo nhân tạo" Đá Chữ Thập cho phép tất cả các loại máy bay quân sự của Trung Quốc hạ, cất cánh.
Sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp có thể dẫn đến việc Bắc Kinh thiết lập một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở đây, làm gia tăng căng thẳng với các cũng tuyên bố chủ quyền Biển Đông và Mỹ. Hành động của Trung Quốc đang biến Biển Đông thành một trong những khu vực bất ổn nhất thế giới.