Phó chủ tịch TP HCM nêu 3 nguyên nhân khiến người dân ra đường đông

TP HCM ước tính mỗi ngày có 1,2 triệu người thuộc diện được phép ra đường. Tuy nhiên, chỉ một số tuyến đường chính được lưu thông nên tạo cảm giác đông đúc hơn.

Trao đổi với báo chí chiều 19/8, ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết ước tính TP cho phép khoảng 1,2 triệu người thuộc các nhóm đối tượng ra ngoài mỗi ngày trong thời gian giãn cách xã hội. Hầu hết trường hợp ra đường thời gian qua đúng quy định.
Pho chu tich TP HCM neu 3 nguyen nhan khien nguoi dan ra duong dong
 Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức. Ảnh: HMC.
Ông Đức chỉ ra 3 nguyên nhân khiến đường phố trở nên đông đúc hơn những ngày gần đây.
Thứ nhất, một số hoạt động trước đây cấm nhưng từ 16/8, thành phố bắt buộc phải mở ra để đảm bảo duy trì nhu cầu cuộc sống cơ bản như dịch vụ bảo trì, hạ tầng kỹ thuật, tòa nhà chung cư, máy lạnh, thoát nước, cấp nước…
Thứ hai, để kiểm soát việc lưu thông của người dân, lực lượng chức năng đã chặn nhiều tuyến đường nhánh và tập trung kiểm soát những tuyến đường chính.
"Tôi đi về nhà sáng đi một đường, chiều về có lúc phải đi lòng vòng mới tìm được lộ trình. Phần lớn người dân chỉ đi được một số trục đường chính còn đường nhánh đều chặn. Tức là, quy mô người ra đường vẫn vậy nhưng số lượng đường để đi ít hơn nên ta có cảm giác lượng người ra đường đông hơn", ông Đức lý giải.
Pho chu tich TP HCM neu 3 nguyen nhan khien nguoi dan ra duong dong-Hinh-2
Nhiều chốt kiểm soát tại TP.HCM ùn tắc do chờ khai báo ứng dụng di biến động. Ảnh: Quỳnh Danh.
Thứ ba, thời gian qua, khá đông người ra đường để đi tiêm vaccine. Trung bình mỗi ngày có 200.000 người đi tiêm, cao điểm lên đến 300.000. Ông Đức nhấn mạnh đây là công tác quan trọng, không thể dừng.
"Tuy nhiên, nếu người tiêm vaccine đảm bảo thực hiện nghiêm quy định cũng không tạo ra nguy cơ lớn vì người dân chỉ đi đường, không tiếp xúc", Phó chủ tịch TP HCM nhận định.
Ông cho rằng nguy cơ chủ yếu xuất hiện tại các chốt kiểm soát do ùn tắc cục bộ. Sáng 19/8, cơ quan chức năng đã rà soát lại 17 nhóm đối tượng được phép ra đường từ 6h tới 18h. Nhóm nào thật sự không cấp thiết thì bị hạn chế để thực hiện mục tiêu tối thượng là giãn cách nghiêm hơn, phòng chống dịch bệnh hiệu quả hơn.
Trong khi đó, đến nay, Công an TP HCM cho biết đã kiểm soát 200.000 lượt phương tiện, bao gồm 100.000 người sử dụng phương tiện cá nhân. Công an đã xử phạt 1.500 trường hợp, yêu cầu quay đầu 3.200 trường hợp. Tỷ lệ vi phạm là dưới 1,5%.
TP HCM bắt đầu áp dụng Chỉ thị 16 từ 0h ngày 9/7 và liên tục kéo dài thời gian giãn cách xã hội, dự kiến đến 15/9. Trước đó, TP HCM đã trải qua 38 ngày áp dụng các biện pháp giãn cách với mức độ tăng dần.
Từ 27/4 đến sáng 19/8, TP HCM ghi nhận 159.917 ca nhiễm, hơn 5.400 ca tử vong.

Lập 6 tổ liên ngành kiểm soát chặt người ra đường ở Hà Nội

Hà Nội triển khai 6 tổ liên ngành gồm CSGT, CSTT, Công an địa bàn kiểm soát chặt người ra đường không có lý do tại 12 quận nội thành bắt đầu từ 15h chiều 16/8.

Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) cho biết, bắt đầu từ 15h chiều nay (16/8) sẽ triển khai 6 tổ công tác liên ngành gồm Cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự, cảnh sát cơ động, cảnh sát hình sự…
Nhiệm vụ tiến hành kiểm soát chặt người ra đường không có ý do tại 12 quận nội thành Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Long Biên, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Kiêm, Thanh Xuân, Hà Đông.

Đi cách ly tập trung, trộm luôn tivi của trường mầm non

Đang cách ly tập trung tại một trường mầm non, đối tượng Lưu Văn Long (trú tại xã Quỳnh Trang, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) trộm luôn chiếc tivi của ngôi trường này.

Ngày 19/8, thông tin từ Công an thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) cho biết, đơn vị này đang hoàn tất thủ tục để khởi tố vụ án, khởi tố bị can liên quan đến vụ trộm cắp tài sản vừa xảy ra tại trường mầm non xã Quỳnh Trang, thị xã Hoàng Mai.
Di cach ly tap trung, trom luon tivi cua truong mam non
Đối tượng Long bị bắt giữ tại khu cách ly. 

Cán bộ, đảng viên kiểm điểm trách nhiệm nêu gương hàng năm

Lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, cấp ủy viên các cấp và đảng viên phải tự phê bình và phê bình tập thể, cá nhân, kiểm điểm trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên hàng năm.

“Hằng năm, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên cơ sở và tương đương trở lên, cấp ủy cấp cơ sở, đảng đoàn, ban cán sự đảng, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, cấp ủy viên các cấp và đảng viên phải tự phê bình và phê bình tập thể, cá nhân, kiểm điểm trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; có kế hoạch, biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm”.
Đó là một trong những nội dung trong Quy định thi hành Điều lệ Đảng (Quy định số 24-QĐ/TW) được Ban Chấp hành Trung ương ban hành mới đây.