

Hiện tỉnh Quảng Ngãi có 836 công trình thủy lợi được đưa vào quản lý, khai thác để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác, tổng năng lực thiết kế công trình là 69.207,6ha, năng lực tưới thực tế là 49.117,4ha, đạt gần 71% so với năng lực thiết kế.
Sông Vệ là sông lớn thứ hai của tỉnh Quảng Ngãi với diện tích lưu vực khoảng 1.263km2 tiềm năng khai thác nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, công nghiệp và nuôi trồng thủy sản rất lớn.
Tuy nhiên, hiện nay trên lưu vực sông Vệ chưa có công trình thủy lợi quy mô lớn có khả năng điều tiết nguồn nước để phòng chống thiên tai cũng như phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hiện chỉ có các công trình thủy lợi nhỏ trên các nhánh suối, nguồn nước không bảo đảm phục vụ cấp nước nông nghiệp, sinh hoạt...
![]() |
Thượng nguồn sông Vệ hiện chưa có công trình thủy lợi quy mô lớn có khả năng điều tiết nguồn nước - Ảnh: Tuệ Minh. |
Nhu cầu sử dụng nước của tỉnh Quảng Ngãi hiện nay cũng như thời gian tới là rất lớn. Vào các tháng mùa khô, khoảng 11.300ha vùng hạ du sông Vệ và phía nam tỉnh thường xuyên bị hạn hán, thiếu nước, không bảo đảm nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thiếu nước sinh hoạt cho người dân, các khu công nghiệp, khu đô thị, vùng ven biển của các huyện, thị xã. Vào các tháng mùa mưa, lũ, lụt lớn làm sạt lở bờ sông rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất của người dân và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội phía nam của tỉnh.
Vì vậy, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho rằng việc đầu tư xây dựng hồ Thượng Sông Vệ sẽ có nhiệm vụ giảm lũ vùng hạ du, cấp nước cho 11.300ha đất sản xuất nông nghiệp, phục vụ sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, bảo đảm nguồn nước phục vụ ổn định. Dự kiến tổng mức đầu tư dự án là 4.000 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương. Dự án sẽ thực hiện từ 2023 - 2030, tại huyện miền núi Ba Tơ.
Hội thảo “Quy hoạch hai bờ sông Hồng với sự phát triển tương lai bền vững của Thủ đô” được tổ chức với mong muốn tiếp nhận, chia sẻ thông tin quý báu của các chuyên gia, nhà khoa học trong một số vấn đề cụ thể, như: Trục không gian cảnh quan hai bờ sông Hồng: Vấn đề quy hoạch thoát lũ, bảo vệ môi trường trong tương lai khi các khu đô thị bên sông có sự phát triển mạnh mẽ; bảo tồn, phát triển văn hóa làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội và trách nhiệm cộng đồng... để bổ sung trong quy hoạch đã được duyệt và đề xuất giải pháp trong quá trình thực hiện, tránh lãng phí.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội Nguyễn Thị Ngọc Thanh nêu rõ, sông Hồng, đoạn chảy qua Hà Nội chỉ là một đoạn ngắn (gần 120km) so với chiều dài của toàn tuyến (1.200km) nhưng đóng vai trò lớn và là nét văn hóa đặc trưng của Thủ đô. Gần đây, trong quy hoạch Thủ đô đến năm 2030, điều chỉnh quy hoạch chung đến 2045, tầm nhìn 2050 đã xác định đột phá mới, tầm nhìn mới để xây dựng khu vực sông Hồng trở thành trục cảnh quan trung tâm thành phố, phát triển hài hòa, không gian sinh thái, văn hóa - lịch sử, không gian xanh, đô thị hiện đại và là biểu tượng mới của Hà Nội.