Philippines không đón tàu Mỹ mang vũ khí hạt nhân

(Kiến Thức) - Manila tuyên bố sẽ không cho phép máy bay, tàu chiến Mỹ mang vũ khí hạt nhân vào lãnh thổ Philippines...

Tàu USS Independence của Mỹ.
Tàu USS Independence của Mỹ.
Trợ lý ngoại trưởng Philippines Carlos Sorreta, đứng đầu phái đoàn Philippines đang đàm phán với Washington về sự hiện diện luân phiên tăng cường của Mỹ, cho biết chỉ cần có dấu hiệu đáng ngờ về việc các phương tiện của Mỹ chở theo vũ khí hạt nhân là đủ để Manila quyết định không cấp quyền cập cảng.
"Nếu chúng tôi nghi ngờ hoặc tin, tàu Mỹ xin phép cập cảng chở theo vũ khí hạt nhân, chúng tôi có quyền không cho phép. Chúng tôi không cần thiết phải nhìn tận mắt, sờ tận tay vào vũ khí hạt nhân rồi mới đưa ra quyết định", ông Carlos Sorreta nhấn mạnh.Phái đoàn Philippines và Mỹ đang đàm phán về sự hiện diện luân phiên tăng cường của quân đội Mỹ đã đạt được sự đồng thuận tôn trọng hiến pháp chống lại vũ khí hạt nhân trong vòng đàm phán đầu tiên diễn ra tuần trước, ông Sorreta khẳng định.
Phát biểu trước báo chí, Thứ trưởng Quốc phòng Philippines, Pio Batino, một thành viên của phái đoàn đàm phán nhấn mạnh, thỏa thuận khung về sự hiện diện luân phiên tăng cường sẽ phản ánh các biện pháp an toàn rõ ràng hơn đối với những mối bận tâm quốc gia.
“Chúng tôi sẽ khẳng định, không có bất cứ khu vực nào dành riêng cho quân đội Mỹ. Chính quyền Philippines cần phải nắm toàn quyền kiểm soát đối với các căn cứ quân sự của Lực lượng vũ trang Philippines”, ông Pio Batino nhấn mạnh.
Đồng thời, ông Batino nhấn mạnh, phái đoàn đàm phán Philippines có có khả năng tập trung đề cao tầm quan trọng của các mối bận tâm hàng đầu như chủ quyền, thẩm quyền và quyền kiểm soát hoàn toàn của Philippines.
Trước đó, trên các phương tiên thông tin  đại chúng nổi lên thông tin, các tướng Philippines không được phép ra vào trụ sở của Lực lượng Tác chiến Đặc biệt Mỹ tại Philippines (JSOTF-P) ở thành phố Zamboanga. Ngoài ra, theo truyền thông Philippines, quân đội Mỹ cũng đang vận hành các thiết bị thông tin liên lạc hiện đại tại Trại Aguinaldo ở thành phố Quezon.

Trung Quốc vẫn âm mưu độc chiếm Biển Đông

(Kiến Thức) - Giữa lúc Trung Quốc công khai dùng “đường lưỡi bò” để khẳng định chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, lời kêu gọi “cùng khai thác” xem ra rất đáng ngờ.

Một giàn khoan dầu trên biển.
Một giàn khoan dầu trên biển.
Cách đây hơn 30 năm, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình từng đưa ra phương châm “gác tranh chấp, cùng khai thác” để xử lý các tranh chấp chủ quyền với các láng giềng. Mới đây, quan điểm này đã được Bắc Kinh lặp lại và được ngành ngoại giao cũng như giới truyền thông Trung Quốc đồng loạt tung hô.
Kế sách tình thế trong chiến lược độc chiếm Biển Đông

Mỹ-Philippines tập trận Biển Đông, TQ “ngồi trên đống lửa“

Tập trận chung thường niên Mỹ-Philippines.
 Tập trận chung thường niên Mỹ-Philippines.

Từ ngày 27-/6 đến 2/7, cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Philippines đã diễn ra tại Biển Đông cách đảo Hoàng Nham/Scarborough 108 km, lực lượng binh lính, tàu thuyền và nội dung tập trận mà hải quân Mỹ tham gia lần này đều lập kỷ lục. Phân tích cho thấy, lần này Mỹ - Philippines “di quân” đến khu vực gần đảo Hoàng Nham/Scarborough và tuyên bố sẽ không “chọc giận” Trung Quốc.