Philippines diệt 32 nghi can ma túy trong vòng 24 giờ

(Kiến Thức) - Cảnh sát Philippines diệt 32 nghi can ma túy ở một tỉnh Bulacan. Đây là ngày đẫm máu nhất trong chiến dịch chống ma túy do Tổng thống Duterte phát động.

Ngoài việc diệt 32 nghi can ma túy, chiến dịch cảnh sát tại tỉnh Bulacan ở phía bắc thủ đô Manila từ đêm 14 đến chiều ngày 15/8 đã bắt giữ 109 tội phạm, trong đó có những kẻ bán rong ma túy, và thu giữ hàng chục khẩu súng.
Philippines diet 32 nghi can ma tuy trong vong 24 gio
Thành quả của cuộc chiến chống ma túy ở Phillippines. Ảnh:  Philstar.com 
Cảnh sát trưởng tỉnh Bulacan, ông Romeo Caramat lên tiếng bảo vệ hành động mạnh tay của cảnh sát và nói rằng những nghi can ma túy nói trên bị chết trong các cuộc đọ súng và không phải bị hành quyết .
Về chiến dịch trấn áp ma túy ở tỉnh Bulacan, tổng thống Duterte nói: "Có 32 tên bị tiêu diệt ở Bulacan trong cuộc đột kích khổng lồ… Nếu giết chết 32 kẻ buôn bán ma túy mỗi ngày, có lẽ chúng ta có thể giảm thiểu những gì hủy hoại đất nước”.
Cảnh sát đã tiến hành 49 vụ trấn áp ma túy ở tỉnh Bulacan, trong đó có khoảng 20 cuộc đọ súng. Mười cuộc đọ súng khác đã xảy ra khi cảnh sát bị các nghi can ma túy dùng súng chống trả.
Theo Cảnh sát trưởng Caramat, tỉnh Bulacan là một điểm nóng trong cuộc chiến chống ma túy, với 425 nghi can ma túy bị tiêu diệt và 4.000 tên khác bị bắt.
Hàng ngàn người đã bị giết trong chiến dịch chống ma tuý mà Tổng thống Duterte phát động từ ngày 30/6/2016.

Tổng thống Philippines Duterte: Một mình chống cả thế giới

(Kiến Thức) - Sau Mỹ và Liên Hợp Quốc, Tổng thống Philippines Duterte lại lăng mạ Liên minh Châu Âu (EU) vì EU kêu gọi Manila chấm dứt "chiến dịch tàn sát nghi phạm ma túy".

“Tôi đã nghe những lời chỉ trích của Liên minh Châu Âu (EU)”, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết trong bài phát biểu trước các doanh nhân địa phương tại thành phố Davao hôm 20/9. Ngay sau đó, nhà lãnh đạo Philippines tiếp đến dùng những lời lẽ thô tục để lăng mạ EU.
Cáo buộc EU là “kẻ đạo đức giả”, ông Duterte cho rằng tổ chức này đã "cả gan lên án tôi bất chấp những gì mà các nước thành viên EU, chẳng hạn như Pháp hay Anh, đã làm ở Trung Đông".

Đặc nhiệm chống khủng bố tinh nhuệ của Philippines

Lực lượng đặc nhiệm Philippines được đào tạo bài bản và có nhiều kinh nghiệm trong các chiến dịch trấn áp các tổ chức khủng bố liên hệ với Al-Qaeda hay IS.

Dac nhiem chong khung bo tinh nhue cua Philippines
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã ban bố tình trạng thiết quân luật ở tỉnh Lanao del Sur, miền Nam nước này. Lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố của quân đội Philippines cũng được điều động đến khu vực để phong tỏa các nghi can khủng bố đang lẩn trốn ở đây. Ảnh: Philstar. 

Dac nhiem chong khung bo tinh nhue cua Philippines-Hinh-2
 Theo Global Security, Bộ chỉ huy Hoạt động đặc nhiệm Philippines (SOCOM) được thành lập vào năm 1978. Các đơn vị trực thuộc gồm có, Trung đoàn đặc nhiệm đường không, Trung đoàn Scout Ranger và Trung đoàn phản ứng nhanh. Ảnh: Wikipedia.

Dac nhiem chong khung bo tinh nhue cua Philippines-Hinh-3
 SOCOM của Philippines được tổ chức theo mô hình của Bộ chỉ huy Các hoạt động đặc nhiệm Mỹ (US SOCOM). Ảnh: Getty.

Dac nhiem chong khung bo tinh nhue cua Philippines-Hinh-4
 Sứ mệnh của SOCOM là lên kế hoạch, tiến hành các hoạt động quân sự đặc biệt như trinh sát luồn sâu, phá hoại sau lưng đối phương, chống khủng bố, giải cứu con tin, hỗ trợ cho các đơn vị của quân đội. Ảnh: Flickr.

Dac nhiem chong khung bo tinh nhue cua Philippines-Hinh-5
Thành viên của SOCOM được tuyển chọn kỹ lưỡng từ những quân nhân ưu tú trong quân đội Philippines. Quá trình đào tạo được thực hiện qua 3 giai đoạn, nhằm trang bị cho người lính kỹ năng hoàn thành nhiệm vụ trong mọi tình huống. Ảnh: Getty. 

Dac nhiem chong khung bo tinh nhue cua Philippines-Hinh-6
 Trước đây, đặc nhiệm Philippines thường xuyên phối hợp đào tạo với đặc nhiệm Mỹ. Tuy nhiên, sự hợp tác giữa quân đội và lực lượng đặc nhiệm 2 nước bị gián đoạn từ khi tổng thống Duterte lên nắm quyền. Ảnh: Philstar.

Dac nhiem chong khung bo tinh nhue cua Philippines-Hinh-7
 Đặc nhiệm Thủy quân lục chiến Mỹ hướng dẫn cách bắn súng M16 cho đặc nhiệm Philippines trong đợt huấn luyện chung. Ảnh: Flickr.

Dac nhiem chong khung bo tinh nhue cua Philippines-Hinh-8
Đặc nhiệm Philippines từng tiến hành nhiều nhiệm vụ chống khủng bố và nổi dậy chống lại Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro, Mặt trận Giải phóng Quốc gia Moro. Ảnh: Flickr. 

Dac nhiem chong khung bo tinh nhue cua Philippines-Hinh-9
 Đặc biệt, lực lượng đặc nhiệm Philippines từng tổ chức nhiều chiến dịch chống lại tổ chức khủng bố có liên hệ với Al-Qaeda do Abu Sayyaf cầm đầu ở đảo Mindanao, cực nam nước này. Ảnh: Getty.

Dac nhiem chong khung bo tinh nhue cua Philippines-Hinh-10
 Đặc nhiệm Philippines di lý một thành viên của tổ chức Abu Sayyaf trong chiến dịch trấn áp khủng bố vào năm 2003. Ảnh: Getty.

Dac nhiem chong khung bo tinh nhue cua Philippines-Hinh-11
 Thời gian gần đây, tàn quân của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang vươn vòi bạch tuộc đến Đông Nam Á, đặc biệt là các đảo cực nam Philippines, điều đó khiến nhiệm vụ chống khủng bố của SOCOM trở nên nặng nề hơn. Ảnh: Getty.

Hàng loạt cảnh sát Philippines dính án ma túy ra đầu thú

(Kiến Thức) - Do lo sợ Tổng thống Duterte sẽ ra lệnh truy nã nên 27 thị trưởng và 31 sĩ quan cảnh sát Philippines dính án ma túy đã ra đầu thú.

Video chiến dịch bắn hạ tội phạm ma túy ở Philippines bị phản đối dữ dội (Nguồn video VTV):