Phiến quân IS đang tràn sang Afghanistan đe dọa Nam Á

(Kiến Thức) - Phiến quân IS đang tràn sang Afghanistan và có thể “chuyển lửa” từ Trung Đông vào Nam Á, nơi mà Mỹ không có chiến lược nhất quán.

Trong một cuộc thảo luận của Hội đồng Đại Tây Dương về tương lai của Afghanistan ngày 23/10, ông Vali Nasr – quan chức hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao – cảnh báo: "Nếu Nhà nước Hồi giáo phát triển thành một yếu tố trong cuộc nổi dậy (ở Afghanistan), nó sẽ kết nối Trung Đông và Nam Á".
Phien quan IS dang tran sang Afghanistan de doa Nam A
Mưu đồ thành lập Vương quốc Hồi giáo của phiến quân IS.
Ông Vali Nasr  cho rằng Mỹ cần cảnh giác trước tốc độ lây lan của phiến quân IS từ Trung Đông và Bắc Phi sang các khu vực khác trên thế giới. Đáng lo ngại là Mỹ “chưa có một chiến lược thống nhất phù hợp với cả Trung Đông và Nam Á".  Tuy nhiên, sự lây lan của nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo có thể buộc Mỹ phải đề ra một phương pháp tiếp cận “thống nhất” đối với hai khu vực nói trên.
Tổng thống Barack Obama tuyên bố Mỹ sẽ để lại  9.800 binh sĩ ở Afghanistan và sau đó sẽ rút xuống còn  5.500 vào năm 2016 hoặc 2017.
Có gần 4.000 phiến quân IS ở Afghanistan
Đại sứ Nga tại Tajikistan Igor Lyakin-Frolov cho biết số lượng phiến quân IS  ở Afghanistan được ước tính vào khoảng 3.500 và lực lượng này đang ráo riết chiêu mộ  thành viên từ các nhóm nổi dậy địa phương.
Đại sứ Lyakin-Frolov nói với RIA Novosti trong một cuộc phỏng vấn: “Theo một số thông tin, hiện có khoảng 3.500 phiến quân IS ở Afghanistan". Ông cho rằng nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS)  đã cắm rễ tại 25 trong số 34 tỉnh của Afghanistan.
Trong khi đó, Đặc phái viên thường trực Nga tại NATO Alexander Grushko cho rằng một mình Afghanistan không thể đối phó với hàng ngàn phiến quân IS, nếu không có sự hợp tác và giúp đỡ từ bên ngoài. Ông Grushko nói: "Đặc biệt đáng báo động là ISIL đang tràn vào Afghanistan. Theo số liệu sơ bộ, có khoảng 4.000 chiến binh ISIL đã ở Afghanistan và đội ngũ của chúng đang ngày càng phát triển”.
Phien quan IS dang tran sang Afghanistan de doa Nam A-Hinh-2
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu: "Các hoạt động ngày càng tăng của đám sứ giả của Nhà nước Hồi giáo ở Afghanistan đang trở thành mối đe dọa đặc biệt nghiêm trọng".
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 22/10  cảnh báo:  "Các hoạt động ngày càng tăng của đám sứ giả của Nhà nước Hồi giáo ở Afghanistan đang trở thành mối đe dọa đặc biệt nghiêm trọng. Những diễn biến ở Syria chỉ ra rằng nếu không có biện pháp tập thể kịp thời và kiên quyết, cuộc chiến chống nhóm  Hồi giáo cực đoan này có thể khiến cho  hàng ngàn con người bị thiệt mạng”.
Tại hội nghị quốc tế về Afghanistan, Bộ trưởng quốc phòng Nga nhấn mạnh rằng chỉ có một nỗ lực chung của tất cả các nước liên quan mới có thể tăng cường an ninh trong khu vực. Ông đề nghị các quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), trong đó Afghanistan là một quốc gia quan sát viên, phối hợp với nhau để cải thiện tình hình an ninh trong nước.
Kể từ đầu năm nay, các cuộc tấn công khủng bố trên lãnh thổ Afghanistan đã giết chết hơn 3.500 người và làm bị thương  7.000 người khác.

Thổ Nhĩ Kỳ “nhắm mắt làm ngơ” trước hiểm họa IS?

(Kiến Thức) - Thổ Nhĩ Kỳ đã “nhắm mắt làm ngơ” trước hiểm họa IS. Liệu Ankara có thức tỉnh sau ba vụ đánh bom có liên quan đến khủng bố Nhà nước Hồi giáo?

Thổ Nhĩ Kỳ vốn theo đuổi chính sách cho phép các chiến binh thánh chiến tự do đi qua lãnh thổ nước này vào Syria, trong một nỗ lực đẩy nhanh sự sụp đổ của Tổng thống Bashar al-Assad mà quên đi hiểm họa IS.
Tho Nhi Ky “nham mat lam ngo” hiem hoa IS?
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đang "nuôi ong tay áo"?
Thổ Nhĩ Kỳ đang gánh chịu hậu quả

“Đòn tâm lý” qua vụ IS bắn chết tướng Iran ở Syria

(Kiến Thức) - Theo một quan chức Mỹ, vụ phiến quân IS bắn chết tướng Iran tại Syria đã giáng một “đòn tâm lý” vào các lực lượng ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Các chuyên gia phân tích tại Washington, nhận định, vụ tướng Hossein Hamedani thuộc lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran bị phiến quân IS bắn chết ở khu vực ngoại ô Aleppo hôm 9/10 đã cho thấy mức độ can thiệp của Tehran tại Syria.
Truyền thông Iran đưa tin ngày 9/10, tướng Hossein đã bị tổ chức khủng bố IS giết hại ở vùng ngoại ô Aleppo – nơi ông đang làm nhiệm vụ cố vấn cho quân đội Syria trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo cực đoan này.

Điều gì khiến Nga can thiệp vào Syria bất chấp rủi ro?

(Kiến Thức) - Nga can thiệp quân sự là một bước ngoặt trong cuộc chiến Syria, làm thay đổi tương quan lực lượng nhưng cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro.

Đó là nhận định của nhà phân tích Ruslan Pukhov - giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST), thành viên của Hội đồng công chúng trực thuộc Bộ Quốc phòng Nga – trong bài viết đăng trên tạp chí “Nước Nga trong các vấn đề toàn cầu” (RIGA).
Nga can thiep quan su vao Syria: Ly do va rui ro
Chiến đấu cơ Su-25 của Nga tấn công các mục tiêu mặt đất.
Lý do Nga can thiệp quân sự