Phía sau việc chữa cháy tại nhà riêng cựu Tổng thống Bill Clinton

(Kiến Thức) - Đám cháy xảy ra lúc 2h50 chiều ngày 3/1 và được dập tắt lúc 3h15. Ngôi nhà này đã được vợ chồng cựu Tổng thống Clinton mua từ năm 1999...

Mới đây, một đám cháy đã xảy ra tại nhà riêng cựu Tổng thống Bill Clinton và vợ Hillary Clinton tại ngôi nhà ở Chappaqua. Sau khi nhận được tin báo, lính cứu hỏa đã nhanh chóng tới hiện trường và dập lửa trong chưa đến 30 phút.
Cụ thể, đám cháy xảy ra lúc 2h50 chiều ngày 3/1 và được dập tắt lúc 3h15. Lính cứu hỏa rời hiện trường ngay sau 4h30 cùng ngày. Ngôi nhà này đã được vợ chồng cựu Tổng thống Mỹ Clinton mua từ năm 1999 với giá 1,7 triệu USD.
Tại Mỹ, lính cứu hỏa trải qua quá trình huấn luyện gian khổ để có thể hoàn thành nhiệm vụ khống chế và dập tắt các vụ hỏa hoạn nghiêm trọng. Để làm tốt công việc chữa cháy, lính cứu hỏa cần có thể lực tốt. Họ thường xuyên phải tập chạy 2,5 km và đi đường núi 4,5 km trong 45 phút mang theo hành trang 23 kg.
Lính cứu hỏa Mỹ làm nhiệm vụ chữa cháy tại San Diego, California. Ảnh: Getty Images.
 Lính cứu hỏa Mỹ làm nhiệm vụ chữa cháy tại San Diego, California. Ảnh: Getty Images.
Mỗi khi nhận được tin báo cháy, lực lượng lính cứu hỏa phải di chuyển thật nhanh tới hiện trường để dập lửa nhằm hạn chế thiệt hại về người và tài sản xuống mức thấp nhất. Do đặc thù công việc vất vả cần thể lực tốt, đa số lính cứu hỏa ở Mỹ thường ở trong độ tuổi 20 - 40.
Paul Cerda, Giám đốc Sở cứu hỏa Công viên quốc gia Rocky Mountains, cho biết, nhân viên của ông thường xuyên phải chạy 12 - 16 km đường mòn trong rừng ở sườn núi cao khi tham gia chữa cháy rừng. Để làm nhiệm vụ, họ phải đi bộ băng qua rừng núi, mang theo đầy đủ vật dụng cá nhân, phương tiện chữa cháy.
Mời quý độc giả xem video: 400 trụ nước cứu hỏa ở Hà Nội "bất lực" (nguồn: VTC1):
Trong nhiều vụ cháy rừng nghiêm trọng, một số lính cứu hỏa đã thiệt mạng trong quá trình dập tắt đám cháy.
Theo thống kê của Hiệp hội chống Hỏa hoạn Quốc gia Mỹ, mất mát lớn nhất về lính cứu hỏa trong lịch sử Mỹ được ghi nhận là 343 người trong vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở thành phố New York. Ngoài sự kiện này, một số vụ cháy nghiêm trọng khác đã cướp đi sinh mạng của hàng chục lính cứu hỏa khác.
Những người lính cứu hỏa này đã hy sinh tính mạng để bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân và chính phủ. Tên tuổi của những người anh hùng đã ngã xuống trong quá trình làm nhiệm vụ này luôn được mọi người nhớ đến.

Sự thật hãi hùng về chuyện con người tự bốc cháy

(Kiến Thức) - Lịch sử ghi nhận một số trường hợp tự bốc cháy đến chết vô cùng hãi hùng. Cho đến nay, hiện tượng kỳ lạ này vẫn là bí ẩn lớn.

Su that hai hung ve chuyen con nguoi tu boc chay
Trường hợp tự bốc cháy đầu tiên được báo cáo vào thế kỷ 17. Bác sĩ người Đan Mạch Thomas Bartholin, sống vào những năm 1600, đã mô tả một phụ nữ ở Paris tự bốc cháy trong cuốn sách của mình. Nguyên nhân chết là cơ thể tự dưng bốc cháy mà không hề bị tác động từ nguồn nhiệt lớn bên ngoài. 

Ảnh: Cuộc sống thanh bình của người dân Liên Xô

(Kiến Thức) - Các nhiếp ảnh gia đã chụp được nhiều bức ảnh giá trị về cuộc sống rất đỗi thanh bình, hạnh phúc của người dân Liên Xô.

Một nhóm người dân Liên Xô đánh đàn, ca hát vui vẻ và có khoảng thời gian hạnh phúc bên nhau.
Một nhóm người dân Liên Xô đánh đàn, ca hát vui vẻ và có khoảng thời gian hạnh phúc bên nhau.