Phát tán mã độc đánh cắp thông tin, nam sinh viên nhận kết đắng

Một sinh viên 20 tuổi sử dụng kiến thức công nghệ mua phần mềm mã độc từ nước ngoài rồi bán cho những người dùng khác sử dụng tấn công mạng.

Hồ Tiểu Bảo là 20 tuổi, quê tỉnh Thanh Hóa, đang là sinh viên theo học tại TP HCM. Có kiến thức về công nghệ thông tin, biết cách thức vận hành mã độc, Hồ Tiểu Bảo đã đặt mua mã độc dạng Nova từ nước ngoài về rồi bán cho khách có nhu cầu.
Bảo đã sử dụng các tài khoản Facebook, Telegram bán mã độc cho các đối tượng khác nhằm đánh cắp thông tin từ máy tính của người dùng. Mã độc do đối tượng này cung cấp có các tính năng vô cùng nguy hiểm.
Phat tan ma doc danh cap thong tin, nam sinh vien nhan ket dang
 Công an tỉnh Hòa Bình đấu tranh với các đối tượng để làm rõ nguồn gốc mã độc được phát tán. Ảnh công an cung cấp
Các mã độc này có thể lấy thẻ tín dụng, ví điện tử, visa của nạn nhân; xem lịch sử web, lịch sử tải về của nạn nhân; xem ảnh chụp màn hình thiết bị của nạn nhân; lấy mật khẩu mọi tài khoản mạng xã hội,...
Khi các mã độc được cài sẽ rất khó gỡ ra khỏi thiết bị, có khả năng chống máy ảo và tự động thêm vào hệ điều hành khi máy khởi động và nhiều chức năng nguy hiểm khác.
Ngoài việc mua bán mã độc, Hồ Tiểu Bảo còn tải các dữ liệu của các website bị lộ thông tin tài khoản quản trị được chia sẻ miễn phí trên các trang mạng xã hội Telegram về về máy tính.
Sau đó, Bảo mua phần mềm có tính năng lọc, trích xuất dữ liệu rồi bán lại cho người khác để thu lợi. Sau khi có tên đăng nhập, mật khẩu tài khoản quản trị của các website, các đối tượng sẽ xâm nhập trái phép vào các website của các cơ quan, tổ chức chiếm quyền điều khiển, chỉnh sửa, giao diện, nội dung nhằm nhiều mục đích khác nhau.
Phat tan ma doc danh cap thong tin, nam sinh vien nhan ket dang-Hinh-2
Hồ Tiểu Bảo sử dụng kiến thức về công nghệ thông tin của mình vào mục đích xấu, vi phạm pháp luật. Ảnh công an cung cấp 
Nguyễn Hồng T. (17 tuổi, trú tại TP Biên Hòa, Đồng Nai) đã mua các phần mềm mã độc của Hồ Tiểu Bảo sau đó đã sử dụng vào mục đích trái pháp luật và xâm nhập trái phép vào mạng máy tính của người khác.
Một đốt tượng khác là Khoàng Thành Trung (19 tuổi, huyện Mường Nhé, Điện Biên) đã mua mã độc của Bảo để xâm nhập trái phép vào website Trường THCS Tiên Phù, Phù Ninh (Phú Thọ) để sửa điểm của các học sinh trong trường.
Sự việc đã khiến cho các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, làm rõ. Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Hòa Bình đã phối hợp với Công an huyện Kim Bôi đấu tranh điều tra.
Qua đó, lực lượng đã nhanh chóng làm rõ và phát hiện Hồ Tiểu Bảo đứng sau, gieo rắc các mã độc. Cơ quan Cảnh sát điều tra huyện Kim Bôi đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Hồ Tiểu Bảo để điều tra tội Mua bán phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật và tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính của người khác.

Mời quý độc giả xem video: Cảnh giác với những trang mạng xã hội giả mạo công an để lừa đảo|Góc nhìn chuyên gia/ANTV. 


Thấy 4 từ này trên trình duyệt web không được click vào kẻo mất tiền

Khi thấy một số link trên trình duyệt web, có thể bạn sẽ click vào nhưng việc này có thể mang lại tai họa cho bạn.

Hàng ngày, bạn thường sử dụng các trình duyệt web để lướt mạng đọc tin tức, check email... Khi vào trình duyệt web, bạn thường thấy cửa sổ bật lên (pop-up) khá phổ biến đặc biệt ở những trang web không đáng tin cậy. Các trang này thường là các trang tải phần mềm bẻ khóa hay nội dung lậu, nội dung không chính thống. Thông thường, pop-up được thiết kế để chứa quảng cáo hoặc thông báo, nhưng nó cũng có thể đính kèm liên kết tải xuống mã độc để lấy thông tin người dùng hoặc để đạt các mục đích xấu khác.

Chuyên gia của Công ty phần mềm diệt vi rút McAfee (Mỹ) đã đưa cảnh báo với người dùng không nên tương tác trên cửa sổ bật lên (pop-up). Chuyên gia khuyến áo ngay kể cả bấm từ chối cũng không nên để tránh nguy cơ bị tấn công. Điều đó có nghĩa là bạn mặc kệ các cửa sổ pop up này đừng thao tác gì liên quan tới chúng là an toàn nhất.

Xoá ngay 3 ứng dụng đánh cắp tiền trong tài khoản ngân hàng

Người dân cần hết sức cảnh giác với một số ứng dụng có chứa mã độc Medusa trên các kho ứng dụng của bên thứ ba.

Theo Bleeping Computer, mã độc Medusa đã quay trở lại tấn công người dùng điện thoại Android tại nhiều quốc gia. Mã độc này cho phép tin tặc kiểm soát thiết bị và tự động thực hiện các giao dịch ngân hàng trái phép.
Cụ thể, mã độc Medusa có thể theo dõi những gì mà người dùng làm trên điện thoại như các thao tác điều khiển màn hình và gõ trên bàn phím của thiết bị. Mã độc này thậm chí còn có thể chụp ảnh màn hình và thiết lập lớp phủ trên toàn màn hình để đánh lừa nạn nhân.