Phát hiện thêm 2 cơ sở sản xuất bún, hủ tiếu bẩn

(Kiến Thức) - Hiện đã có 5 cơ sở bị Sở Công Thương và Sở Y tế công khai trên phương tiện truyền thông vì sản xuất thực phẩm bẩn, gây ảnh hưởng sức khỏe của người tiêu dùng.

Hai cơ sở sản xuất bẩn tiếp tục bị công bố là: Hộ Kinh doanh Nguyễn Xuân Tuấn (ở địa chỉ: 332 KP7, tổ 27, đường TX 14, phường Thạnh Xuân, Quận 12, TP.HCM) sản xuất bánh canh nhiễm Tinopal và Công ty TNHH SX TM Thực phẩm Ngọc Hương (địa chỉ tại số 6/8C Lê Văn Khương, Ấp 5, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP.HCM) sản xuất Hủ tiếu có chứa Natri benzoate vượt mức cho phép.
Trong 3 ngày (ngày 12/08 đến hết ngày 15/8) thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã thanh tra, kiểm tra 48 lượt cơ sở và lấy thêm 27 mẫu, nâng tổng số mẫu lấy đến nay là 201 mẫu để kiểm tra các chỉ tiêu: Tinopal, acid Oxalic, Natri sulfite, Natri benzoate. Kết quả kiểm nghiệm đã có 16/120 mẫu sản phẩm không đạt thuộc 12 cơ sở. Hiện Sở Y tế và Sở Công Thương TP.HCM đã công bố 3 cơ sở và hôm nay tiếp tục 2 cơ sở nữa, số còn lại sẽ tiếp tục công bố sau.
Sáng ngày 19/8, ông Huỳnh Lê Thái Hòa – Chi cục Trưởng Chi Cục An toàn Vệ sinh TP.HCM cho biết thông tin trên. 
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
 Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Tính tới thời điểm hiện tại, thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã lấy tổng số mẫu kiểm nghiệm là 201 mẫu, đã nhận được 120 kết quả kiểm nghiệm các sản phẩm chế biến từ bột và tinh bột, trong đó 104 mẫu đạt (tỉ lệ 86,66%), 16 mẫu sản phẩm không đạt thuộc 12 cơ sở (tỉ lệ 13,33%). Hiện đã có 5 cơ sở bị Sở Công Thương và Sở Y tế công khai trên phương tiện truyền thông vì sản xuất thực phẩm bẩn, gây ảnh hưởng sức khỏe của người tiêu dùng, các cơ quan chức năng TP.HCM đang tiến hành các bước cần thiết để công bố tiếp.
Ông Hòa cũng cho biết thêm, tính từ đầu tháng 7 đến nay đã xử lý 30 cơ sở với tổng số tiền phạt 691.100.000đ (bao gồm các cơ sở có sản phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, cơ sở không đảm bảo đủ điều kiện an toàn thực phẩm). Hiện nay, Sở Y tế TP.HCM vẩn tiếp tục rà soát, lấy mẫu nhất là các mẫu chưa đạt. Theo chỉ đạo của PGS Nguyễn Tấn Bỉnh – giám đốc Sở Y tế TP.HCM là sẽ công khai và xử lý nghiêm khắc với tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm “bẩn”, nhằm bảo vệ sức khỏe của cộng đồng.

Tên 3 hộ kinh doanh dùng bún, phở độc ở TP.HCM

(Kiến Thức) - Cục ATTP phát hiện thêm nhiều mẫu bún, phở nhiễm chất cực độc ở nhiều địa phương.

Tại thành phố Hồ Chí Minh: Kết quả đã phát hiện 06 mẫu sản phẩm gồm bún tươi, bánh phở, bánh hỏi của 3 cơ sở sản xuất có chứa Tinopal, acid Oxalic là hoá chất công nghiệp không có trong danh mục cho phép của Bộ Y tế và Natri sulfite là chất có trong danh mục cho phép của Bộ Y tế nhưng vượt mức cho phép:

Đó là: Hộ kinh doanh Hoàng Thành, địa chỉ 751/40H/15 Hồng Bàng, phường 6, quận 6: Có 4 mẫu vi phạm (02 mẫu bánh hỏi có chứa Tinopal, 01 mẫu bánh hỏi có Natri sulfite vượt mức cho phép và 01 mẫu bánh lọt có Natri sulfite vượt mức cho phép).

- Hộ kinh doanh Phương Dung, địa chỉ 71/486E Phan Huy Ích, phường 12, Gò Vấp sản xuất: 01 mẫu bún bò có chứa Tinopal

- Công ty TNHH Cát Tường, địa chỉ 38/73 Đường 50, phường 14, Gò Vấp: 01 mẫu bánh phở có chứa Acid Oxalic.

 

Bao giờ mới có hình cảnh báo trên bao thuốc lá?

(Kiến Thức) - Đã 10 ngày, từ sau quy định bắt buộc in hình ảnh cảnh báo trên bao bì thuốc lá (8/8/2013), nhưng hiện tại, mới chỉ có 1 loại thuốc cho ra thị trường loại bao thuốc có in hình ảnh cảnh báo theo quy định.

Theo quy định của Luật phòng chống tác hại thuốc lá, đã được Quốc hội thông qua, tất các các công ty sản xuất thuốc lá phải thực hiện in các hình ảnh cảnh báo về tác hại trên bao thuốc lá, với diện tích là 3/4 bao thuốc, bắt đầu từ ngày 8/8/2013, theo đó có 5 hình ảnh dưới đây là bắt buộc.
Theo quy định của Luật phòng chống tác hại thuốc lá, đã được Quốc hội thông qua, tất các các công ty sản xuất thuốc lá phải thực hiện in các hình ảnh cảnh báo về tác hại trên bao thuốc lá, với diện tích là 3/4 bao thuốc, bắt đầu từ ngày 8/8/2013, theo đó có 5 hình ảnh dưới đây là bắt buộc.
1. Hút thuốc lá gây hôi miệng và hỏng răng
1. Hút thuốc lá gây hôi miệng và hỏng răng 
2. Hút thuốc lá gây bệnh phổi tác nghẽn mãn tính
2. Hút thuốc lá gây bệnh phổi tác nghẽn mãn tính 
3. Hút thuốc lá gây chảy máu não
3. Hút thuốc lá gây chảy máu não 
4. Khói thuốc lá rất có hại cho thai nhi và trẻ nhỏ
4. Khói thuốc lá rất có hại cho thai nhi và trẻ nhỏ 
5. Hút thuốc lá gây ung thư phổi
5. Hút thuốc lá gây ung thư phổi 
Tuy nhiên, theo điều tra của phóng viên báo điện tử Kiến Thức, hiện duy nhất chỉ có bao thuốc Thăng Long là có hình ảnh cảnh báo: hút thuốc gây ung thư phổi
 Tuy nhiên, theo điều tra của phóng viên báo điện tử Kiến Thức, hiện duy nhất chỉ có bao thuốc Thăng Long là có hình ảnh cảnh báo: hút thuốc gây ung thư phổi
Vinataba, là loại thuốc có lượng tiêu thụ rất lớn trên thị trường nhưng hiện tại đã 10 ngày kể từ khi quy định bắt buộc có hiệu lực, vẫn chưa xuất hiện hình cảnh báo trên vỏ bao bì.
 Vinataba, là loại thuốc có lượng tiêu thụ rất lớn trên thị trường nhưng hiện tại đã 10 ngày kể từ khi quy định bắt buộc có hiệu lực, vẫn chưa xuất hiện hình cảnh báo trên vỏ bao bì.
Loại thuốc Marlborro (trắng) cũng vây
 Loại thuốc Marlborro (trắng) cũng vây
Còn đây là loại thuốc Marlborro (đỏ)
Còn đây là loại thuốc Marlborro (đỏ) 
Loại thuốc 555 (ba số) cũng không nằm ngoài
 Loại thuốc 555 (ba số) cũng không nằm ngoài
Và đây là thuốc Esse ...
 Và đây là thuốc Esse ...
...và ngựa, đây đều là những loại thuốc có lượng tiêu thụ lớn trên thị trường thuốc lá hiện nay, từ đại lý đến quán cóc đều có những loại thuốc này.
...và ngựa, đây đều là những loại thuốc có lượng tiêu thụ lớn trên thị trường thuốc lá hiện nay, từ đại lý đến quán cóc đều có những loại thuốc này.
Tuy nhiên, theo lý giải của nhiều đại lý phân phối, do lượng tồn kho còn khối lượng quá lớn nên chưa cho ra thị trường những loại thuốc có in bao bì cảnh báo.
 Tuy nhiên, theo lý giải của nhiều đại lý phân phối, do lượng tồn kho còn khối lượng quá lớn nên chưa cho ra thị trường những loại thuốc có in bao bì cảnh báo.