Phát hiện mộ thật của bạo chúa Trung Quốc tại công trường

Ngôi mộ của Tùy Dạng Đế, vị bạo chúa Trung Quốc được phát hiện tại một công trường xây dựng ở Dương Châu, tỉnh Giang Tô.

Các nhà khảo cổ học từ khắp Trung Quốc đổ xô đến Dương Châu và khẳng định ngôi mộ vừa tìm thấy tại Tây Hồ, thị trấn của huyện Hanjiang chính là ngôi mộ của Dương Quảng (tức Tuỳ Dạng Đế), người được coi là một trong những bạo chúa Trung Quốc.
Phat hien mo that cua bao chua Trung Quoc tai cong truong
Bất ngờ phát hiện mộ thật của bạo chúa Trung Quốc. (Ảnh: Archaeology and History of the Silk Road) 
Theo ông Shu Jiaping, giám đốc Phòng khảo cổ Dương Châu, các dòng chữ trên một viên thuốc được tìm thấy trong ngôi mộ cổ chứng tỏ chủ nhân của nó là Dương Quảng. Ông Shu cho biết: "Lăng mộ của Dương không sang trọng bằng mộ người giàu bình thường dưới triều Tùy, vì ông bị chết đột ngột khi đang chạy trốn khỏi cuộc khởi nghĩa tại Giang Đô, tức Dương Châu ngày nay".
Ngôi mộ theo hướng Bắc - Nam dài 4,98m, hướng Đông - Tây dài 5,88m. "Ngôi mộ đã bị bọn trộm cướp “ghé thăm”. Mái của ngôi mộ cũng bị hư hại vì một số nhà ở đã xây đè lên”, ông Shu nói.
Mặc dù ngôi mộ đã bị đào trộm, vẫn tìm thấy bốn hạng mục có giá trị mà các thành viên trong gia đình hoàng gia xưa kia đã sử dụng, trong đó có những tay nắm cửa hình con sư tử đúc bằng vàng và sắt, và một chiếc đai ngọc dát vàng.
Tuy nhiên, theo phòng khảo cổ học địa phương, không thấy có các di vật tuỳ táng và bất cứ phần nào của chiếc quan tài. Việc phát hiện ra ngôi mộ quả là một điều hạnh phúc bất ngờ đối với những người dân sống gần đó.
Phát hiện này đã chứng minh rằng khu lăng mộ, cách công trường xây dựng khoảng 6km và trước đây đã được cho là nơi chôn cất của Dương từ thời nhà Thanh (1644-1911), là lăng mộ giả.

Loạt ảnh hiếm về Trung Quốc dưới triều đại nhà Thanh

(Kiến Thức) - Trong vòng hơn 20 năm sinh sống ở đây, nhiếp ảnh gia Thomas Child chụp được chừng 200 bức ảnh về con người, cuộc sống dưới triều nhà Thanh.

Loat anh hiem ve Trung Quoc duoi trieu dai nha Thanh
Tiểu thư Zeng Jifen và chồng Nie Ji Gui trong ngày cưới. Danh tính của hai người mới được các nhà sử gia xác nhận trong thời gian gần đây. Tân nương là con gái Zeng Guofan, một đại quan trong triều đình nhà Thanh. 

Cổ kiếm 2.300 tuổi vẫn sáng loáng sắc bén lạ thường

Các nhà khảo cổ phải tròn mắt ngạc nhiên khi cổ kiếm có niên đại tới 2.300 năm tuổi vừa được khai quật ở Trung Quốc vẫn sáng loáng và sắc bén lạ thường.

Co kiem 2.300 tuoi van sang loang sac ben la thuong
Cổ kiếm được phát hiện trong một ngôi mộ cổ ở thành phố Tín Dương, tỉnh Hà Nam và mới được công bố lần đầu tiên trước công chúng.