Phát hiện mộ cổ về Tề thiên đại thánh Tôn Ngộ Không

Tây Du Kí là một trong 4 đại danh tác kinh điển của Trung Quốc, trong đó nhân vật Tôn Ngộ Không có trí tuệ phi thường.

Tây Du Kí là một trong 4 đại danh tác kinh điển của Trung Quốc, trong đó nhân vật Tôn Ngộ Không có trí tuệ phi thường, bản lĩnh và thần thông trăm biến vạn hóa trừ yêu diệt quái đã trở thành thần tượng trong lòng mỗi độc giả. Bên cạnh đó, hầu hết mọi người đều cho rằng Tôn Ngộ Không chỉ là một nhân vật thần thoại và không hoàn toàn có trong thực tế.
Tuy nhiên, vào năm 2005, các nhà khảo cổ học phát hiện trong miếu Song Thánh Bảo Sơn ở tỉnh Phúc Kiến có một ngôi mộ cổ, ước tính rộng 2.9 m, sâu 1.3 m. Khác với những lần khai quật các ngôi mộ cổ, điều đặc biệt được tìm thấy bên trong lại có sự liên quan thần kì với những gì xảy ra trong Tây Du Kí khiến nhiều người nửa tin, ngửa ngờ.
Phat hien mo co ve Te thien dai thanh Ton Ngo Khong
Khai quật ngôi mộ cổ tại Phúc Kiến, Trung Quốc. 

Phat hien mo co ve Te thien dai thanh Ton Ngo Khong-Hinh-2
Tấm bia được tìm thấy khắc chữ “Tề Thiên Đại Thánh”. 
Ngôi mộ có hai tấm bia dựng thẳng ở chính giữa, bia bên trái có khắc chữ “Tề Thiên Đại Thánh”, bên phải khắc “Thông Thiên Đại Thánh”, phần dưới cùng của mỗi bia đều có hai chữ nhỏ “Thần vị”. Điều này khiến các nhà khảo cổ đặt ra câu hỏi, chẳng lẽ Tôn Ngộ Không thật sự tồn tại?
Phat hien mo co ve Te thien dai thanh Ton Ngo Khong-Hinh-3
Hiện vật tìm thấy giống với chiếc vòng kim cô của Tôn Ngộ Không. 
Theo các chuyên gia sử học cung cấp thêm. Vào cuối thời Nguyên, nhà hí kịch người Mông Cổ là Dương Cảnh Hiền đã sáng tác bộ hí kịch “Tây Du Ký”. Trong đó có đoạn tự bạch của Tôn Ngộ Không: “Tiểu Thánh đệ huynh tỷ muội ngũ nhân: Đại tỷ ly sơn lão mẫu, nhị tỷ vu chi chi, đại huynh tề thiên đại Thánh, tiểu Thánh thông thiên đại Thánh, tam đệ sái sái tam lang.” (Tạm dịch: 5 anh chị em của Tiểu thánh: Chị cả Ly sơn lão mẫu, chị hai bà mo Chi Chi, Đại huynh Tề Thiên đại Thánh, tiểu thánh Thông Thiên đại Thánh, Tam đệ Tam Lang hiếu động, đùa nghịch.) từ đó suy ra “Tề Thiên Đại Thánh” và “Thông Thiên Đại Thánh” chính là một đôi huynh đệ.
Chính từ những phát hiện đó, nhiều người cho rằng tác giả Ngô Thừa Ân đã lấy cảm hứng từ bộ hí kịch này. Bên cạnh đó, xây dựng nhân vật Tôn Ngộ Không hội tụ đầy đủ phép thần thông của 5 anh chị em như trong truyền thuyết, làm thành một hình tượng anh hùng thần thoại để truyền tụng cho người đời sau.
Tuy nhiên, một số học giả tin rằng Tôn Ngộ Không là nguyên mẫu của nhà sư thời Đường là Thích Ngộ Không. Thích Ngộ Không là danh tính tục gia của một cư sĩ theo xe hầu tá Đường Tăng. Năm 751 sau Công Nguyên, ông theo phò tá Huyền Trang đi Tây phương, vì trở bệnh tại nước Gandhara (Kiền Đà La quốc) nên quay lại kinh thành năm 789.
Thích Ngộ Không đồng hành cùng Huyền Trang suốt 40 năm, tại phương Tây cùng tham gia phiên dịch và truyền giáo, để lại rất nhiều sự tích cùng truyền thuyết.

Giải mã trọng lượng gậy như ý của Tôn Ngộ Không

Trong Tây Du Ký, kim cô bổng của Tôn Ngộ Không nặng 13.500 kg, còn binh khí của Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh đều nặng 5048 cân.

Người xưa viết sách rất coi trọng việc dùng ẩn ý. Đặc biệt là trong danh tác “Tây Du Ký”, Ngô Thừa Ân đã đẩy ẩn ý đến cực hạn. Người bình thường chỉ đọc được cái náo nhiệt, còn người trong nghề mới nhìn ra được đạo lý bên trong. Trong tác phẩm sử dụng không ít con số, và chúng đều mang những ý nghĩa triết học truyền thống Trung Quốc.

Cận cảnh cuộc sống của bộ lạc sống biệt lập trong rừng rậm Amazon

Bộ lạc Waiapi cổ xưa sống tại khu bảo tồn Renca trong rừng rậm Amazon, Brazil.

Can canh cuoc song cua bo lac song biet lap trong rung ram Amazon
Bộ lạc Waiapi được phát hiện vào thế kỷ 18. Tuy nhiên, bộ lạc này chỉ có những liên hệ đầu tiên với chính quyền Brazil vào những năm 1970 của thế kỷ trước. Những người đàn ông Waiapi bên dòng sông Tucunapi trong lãnh thổ của họ.  

Hitler không trở thành trùm phát xít nếu lá đơn này được duyệt

Trùm phát xít Đức Adolf Hitler lẽ ra không có cơ hội đưa nước Đức đến con đường cực đoan nếu như đơn xin gia nhập một đảng cực hữu được chấp nhận.

Theo Daily Mail, trong cuốn sách sắp được xuất bản, giáo sư Thomas Weber đến từ Đại học Aberdeen, Scotland đã khai thác các tài liệu ghi chép về việc trùm phát xít Đức Adolf Hitler xin gia nhập Đảng Xã hội Đức vào năm 1919.