Phát hiện hàng trăm dấu vết "lạ" ở hai hầm chui Sài Gòn

(Kiến Thức) - Hàng trăm vết chi chít dưới mặt đường trong hai hầm chui cầu Điện Biên Phủ ở TP HCM khiến người dân lo lắng mỗi khi lưu thông dưới kênh.

Clip xuất hiện hàng trăm dấu vết chi chít dưới hai hầm chui cầu Điện Biên Phủ ở TP HCM:

Theo phản ánh của người dân, thời gian qua, khi lưu thông qua hai hầm chui cầu Điện Biên Phủ thuộc hai tuyến đường Hoàng Sa (quận 1) và Trường Sa (quận Bình Thạnh) vừa được đưa vào sử dụng thì phát hiện phía dưới mặt đường từ đầu hầm, trong hầm và ra khỏi hầm có hàng trăm vết vằn vện chi chít dưới mặt đường, trông giống như những vết nứt được trám lại.
Chiều 21/6, PV Kiến Thức đã có mặt tại khu vực hai hầm chui nói trên và ghi nhận đúng như những gì người dân phản ánh. Khắp mặt đường trong và phía ngoài hầm đầy những vết dọc ngang như xương cá, thậm chí có vết dài cắt ngang mặt hầm trông rất lạ.
Phat hien hang tram dau vet la o hai ham chui Sai Gon
Hàng trăm "vết lạ" chi chít trong, ngoài hai hầm chui cầu Điện Biên Phủ... 

Phat hien hang tram dau vet la o hai ham chui Sai Gon-Hinh-2
 

Phat hien hang tram dau vet la o hai ham chui Sai Gon-Hinh-3
 Những vết chằng chịt như xương cá khiến nhiều người tham gia giao thông lo lắng.
Quan sát kỹ, chúng tôi còn phát hiện mặt đường bê tông tiếp tục xuất hiện những vết nứt mới. Trong khi đó, sát vách tường hầm nhiều vết nứt khá lớn và rộng nhưng chưa được “trám lại".
Phat hien hang tram dau vet la o hai ham chui Sai Gon-Hinh-4
 Nhiều vết nứt xuất hiện dọc hai vách hầm.
Phat hien hang tram dau vet la o hai ham chui Sai Gon-Hinh-5
Người tham gia giao thông mong cơ quan chủ quản lên tiếng về hiện tượng này. 
“Chúng tôi được biết hầm chui được thiết kế âm dưới mực nước kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến hơn 1,5m. Điều này đồng nghĩa với việc xe chạy vào đây như đang ở dưới kênh và việc những ngày qua mặt đường dưới hầm xuất hiện nhiều dấu hiệu lạ khiến chúng tôi không khỏi bất an, lo lắng. Mong ngành chủ quản sớm lên tiếng giải thích hiện tượng này để người lưu thông được an tâm”, nhiều người thường xuyên qua lại hai hầm chui chia sẻ.
Phat hien hang tram dau vet la o hai ham chui Sai Gon-Hinh-6
 Những vết nứt xuất hiện rất nhiều trên mặt đường bê tông trong hai hầm chui Điện Biên Phủ.

Phat hien hang tram dau vet la o hai ham chui Sai Gon-Hinh-7
Cận cảnh "dấu lạ" trong hầm chui. 
Hầm chui cầu Điện Biên Phủ (hướng đường Hoàng Sa, quận 1 được đưa vào sử dụng từ đầu năm 2015 và hướng đường Trường Sa, quận Bình Thạnh thông xe dịp lễ 30/4 vừa qua) do Khu quản lý Giao thông Đô thị số 1 làm chủ đầu tư. Mỗi hầm có hai làn xe dành cho môtô, ôtô dưới 2,5 tấn và các xe có chiều cao dưới 2m lưu thông thông suốt từ điểm đầu ở cầu Thị Nghè (quận 1) đến điểm cuối là đường Út Tịch (quận Tân Bình).
Kiến Thức sẽ tiếp tục liên hệ với các cơ quan có liên quan tới hai hầm chui này để làm rõ hiện tượng trên.

Dùng máy bay trực thăng chữa cháy: Có nực cười?

“Trong quy hoạch xây dựng chưa tính đến bãi đỗ cho sân bay trực thăng trên nóc nhà, chỗ đỗ máy bay trực thăng ở các điểm dưới mặt đất".

Trước tình hình cháy nổ trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua, ngày 16/6, tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, Phó Giám đốc Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Hà Nội cho biết, đến thời điểm thích hợp, Hà Nội sẽ mua máy bay trực thăng phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.

Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng cho biết, chủ trương mua trực thăng của Hà Nội là tốt bởi trực thăng không chỉ chữa cháy mà còn cứu người. Bên cạnh đó, trực thăng còn giúp chữa cháy rừng, hoặc cháy lớn như xăng, dầu, …

Dung may bay truc thang chua chay: Co nuc cuoi
 Hà Nội sẽ mua máy bay trực thăng phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn.
Theo ông, với những đám cháy lớn cần phải dập lửa nhanh nhưng đường nhỏ, xe lưu thông đến địa điểm cháy lâu, nhiều nơi xe không vào được. Lúc này, cần phải dùng máy bay trực thăng để đổ cát, nước từ trên cao xuống dập đám cháy. Tuy nhiên, trong quy hoạch xây dựng chưa tính đến bãi đỗ cho sân bay trực thăng trên nóc nhà, chỗ đỗ trực thăng ở các điểm dưới mặt đất. Do đó, cần nghiên cứu chỗ đỗ trực thăng trên nóc tòa nhà, ở dưới mặt đất,… và chỗ trực thăng hút nước ở các hồ để phục vụ công tác chữa cháy,…

PGS.TS Nguyễn Văn Hùng cho rằng, nếu giải quyết được ngay thời điểm đám cháy vừa bùng phát là rất tốt, nếu không dập lửa được lúc đầu, cháy ngày càng lớn lên, nhiệt độ tăng cao, khi đó dập lửa sẽ rất khó khăn.

Dung may bay truc thang chua chay: Co nuc cuoi-Hinh-2
 PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, cần nghiên cứu về tính hợp lý và thời điểm mua, cải thiện cơ sở vật chất hiện tại.

Mặt khác, nơi xảy ra cháy nhà sát nhau, nhà ống,… hoặc nhà nhiều tầng thì sẽ gặp khó khăn trong phun nước cứu hỏa và hút nước,… Ngoài ra, một số khu, nhà dân liền nhau, đường vào rất nhỏ. Xe cứu hỏa không vào được, lúc này có trực thăng cứu hỏa đổ nước từ trên xuống sẽ giúp dập tắt đám cháy nhanh hơn.

Ông Hùng nói, cần tuyên truyền đến các hộ gia đình tự trang bị các thiết bị phòng cháy và cẩn trọng phòng cháy. Các nhà nhiều tầng cần lắp đặt hệ thống phòng cháy, khi có dấu hiệu cháy là các thiết bị sẽ tự động phun nước. Tránh trường hợp, khi có hỏa hoạn xảy ra, các thiết bị phòng cháy không hoạt động.

Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng phân tích, để có thể mua được trực thăng chữa cháy và cứu người, thành phố cần nghiên cứu về tính hợp lý và thời điểm mua, cơ sở vật chất. Thành phố cũng cần nghiên cứu và học hỏi các nước đã có trực thăng, nên mua trực thăng lớn hay nhỏ, hoạt động đa chức năng hay một chức năng….

“Thành phố cần cải thiện cơ sở hạ tầng, nếu mua trực thăng nhẹ, có thể xem xét, gia cố trần nhà để có thể đỗ được. Quy hoạch những điểm đỗ ở dưới mặt đất để các nhân viên y tế cứu người từ trực thăng thả xuống”, ông Hùng nói.

Với trực thăng lớn, cần có tiêu chuẩn xây nhà bao nhiêu tầng bắt buộc phải có sân bay trực thăng trên nóc. Đây là bài toán cần phải tính để cho tương lai, để tương lai có thể dùng được trực thăng cứu hỏa. Do vậy, ngay từ bây giờ, cần phải ra các quy định bắt buộc trong xây dựng nhà ở, khuân viên, công viên, bãi đỗ trực thăng,….

Trong khi đó, TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, nên hoan nghênh việc mua máy bay trực thăng.

Theo ông, để thiết kế sân đỗ máy bay trực thăng không khó, chỉ yêu cầu có 2 điều kiện là khả năng chịu tải và không gian thoáng, không vướng víu. Hai điều kiện trên không có khó khăn trong xây dựng nhà nhiều tầng, nếu đưa vào tiêu chuẩn bắt buộc thì các nhà thầu vẫn đảm bảo được. Theo thông lệ, nhà từ 30 tầng trở lên thường có chỗ đỗ cho máy bay trực thăng. Tuy nhiên, nhà thầu có thi công hay không thì cũng không biết được bởi chưa có quy định bắt buộc trong thi công nhà nhiều tầng.

Phạm Sỹ Liêm cho rằng Hà Nội nên mua trực thăng đa chức năng để có thể cứu người, cứu hỏa, cứu rừng,… Tuy nhiên, để có thể mua máy bay trực thăng, cần nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của các nước đã có trực thăng. Từ đó, chúng ta sẽ rút được kinh nghiệm sử dụng, quy hoạch dân cư, quy định nhà cao tầng, bãi đỗ trực thăng, hồ nước cứu hỏa…

Nắng nóng gây nứt đường băng sân bay Cát Bi?

Đường băng sân bay Cát Bi rạn nứt vào chiều qua (18/5) khiến cho nhiều chuyến bay phải tạm hoãn để khắc phục.

Cụ thể, lúc 14h50, ngày 28/5/2015, sau khi chuyến bay VJ283 tàu bay A320/669 đường bay Hải Phòng – TP. HCM cất cánh, gồm 157 hành khách, 769 kg hành lý, trọng tải cất cánh là 64.387 kg (cất cánh đầu 25, sau khi cất cánh không có phản ánh gì từ tổ bay), lực lượng an ninh tại sân bay Cát Bi thông báo phát hiện một mảng bê tông asphalt tại đường cất hạ cánh đầu 25 bị lột.
Nang nong gay nut duong bang san bay Cat Bi?
Sân bay Cát Bị buộc phải tạm ngừng khai thác do đường băng bị rạn, nứt, lột. 
Ngay sau đó, Cục Hàng không đã chỉ đạo Tổ An toàn đường cất hạ cánh kiểm tra thực tế, đánh giá sự cố, báo cáo các cấp lãnh đạo và thống nhất tạm ngừng khai thác đường cất hạ cánh sân bay Cát Bi.