Phật dạy: Nhục mạ người khác sẽ phải nhận lấy “nghiệp báo“

Nhân quả - báo ứng là quy luật hiển nhiên. Dù chỉ là một lời nói nhưng chứa đựng tà tâm, sẽ chẳng thể bình an suốt kiếp.

Nhục mạ người khác sẽ nhận lại báo ứng tương xứng

Nhân quả - báo ứng là quy luật hiển nhiên. Dù chỉ là một lời nói, một hành vi, đều chứa đựng nhân và quả. Phật Giáo vẫn còn lưu truyền một câu chuyện khiến chúng ta thấm thía vô cùng. 

Một ngày nọ, khi Phật Đà ở trong Tinh Xá giữa rừng trúc, có một người tu đạo Bà La Môn xông đến, vẻ mặt vô cùng giữ dằn. Bởi, những người trong tộc của vị Bà La Môn này đều theo Phật, nên anh ta tức giận vô cùng. Trong cơn phẫn uất, anh ta đã độc mồm, hướng về phía Phật đà, miệng chửi bới xối xả. 

 

Phật Đà im lặng, đợi đến khi ông ta tĩnh tâm lại, mới hỏi: “Bà La Môn à, ngươi có khi nào đột nhiên có khách không?”.

Bà La Môn đáp: “Đương nhiên là có, hỏi làm gì cơ chứ?”.

Phật Đà điềm tĩnh: “Vậy có khi nào ngươi làm cơm tiếp đãi họ không?”.

Bà La Môn tỏ vẻ khinh thườngi: “Đương nhiên là có rồi”.

Phật Đà lại hỏi tiếp: “Nếu vị khách từ chối không ăn, vậy thì những món ăn này thuộc về ai?”.

Bà La Môn trả lời: “Thì tất nhiên là tôi phải ăn rồi”.

Phật Đà nhìn Bà La Môn với ánh mắt từ: “Bà La Môn à, hôm nay người nói những lời rất xấu tệ trước mặt ta, nhưng ta không nhận chúng. Cũng giống như những món ăn kia, nếu ta không nhận, chẳng phải ngươi sẽ nhận hết hay sao?”.

Người oán hận mình, mình oán hận lại là chuyện không nên.

Người khác oán hận mình, mình không oán hận họ, chính là làm được 2 việc lớn: Dùng chính niệm tự trấn tĩnh, tự chiến thắng chính mình, đánh bại những người khác.

Vị Bà La Môn này sau đó đã theo Phật đà xuất gia, đạt quả vị La Hán.

Mỉm cười xua tan mọi oán thù

Làm người, thà chịu sự lăng mạ, hãm hại người người, không nảy sinh tâm ý báo thù, mới có thể tránh được nghiệp báo, nhận được phúc đức, an vui. 

Càng oán đời trách người, nảy sinh tâm hận, sẽ chỉ mãi trầm luân trong bể khổ. Oan oan tương báo biế bao giờ mới dứt. Nếu tâm cứ ôm mãi hận thù, làm sao có thể hưởng trọn những ngày tháng tốt đẹp, an vui? 

Lời người khác nhục mạ mình, vốn dĩ chỉ là gió thoảng mây bay. Ôm hận vào người, chẳng khác nào tự mình hại mình. Tránh xa được tạp niệm, mới có thể thoát khỏi phiền não. 

Nói thì dễ, làm thì khó. Nhưng chỉ cần ghi nhớ một đạo lý đơn giản, ăn miếng trả miếng không phải là hành động khôn ngoải. Chửi rủa ngược lại sẽ tích thêm nghiệp báo. Đối mặt với mọi oán thù với một nụ cười duyên dáng. Trước mặt sẽ là biển rộng trời cao. 

Phật dạy: 3 điều không được nói và nghĩ nếu muốn được phúc báo

Phụ nữ thông minh, hãy tu miệng trước khi tu thân để đời đời hưởng phúc. Phật dạy: Phụ nữ muốn nhận được phúc báo vô lượng, 3 việc sau không được nói, cũng không được nghĩ.

Không phàn nàn khi gặp chuyện

Phat day: 3 dieu khong duoc noi va nghi neu muon duoc phuc bao

Phật dạy: Giữa cha mẹ và con cái luôn có mối duyên nợ ngàn năm

Phật dạy rằng con cái đến với cha mẹ kiếp này là có duyên nợ, nếu không có nợ nhất định không gặp được nhau.

Phật có dạy rằng, con cái phải có duyên mới cha mẹ thì mới đến nhà. Đứa con trai ở kiếp này, là chủ nợ của bạn ở kiếp trước, để đòi món nợ chưa trả. Đứa con gái ở kiếp này, là người tình ở kiếp trước, tới vì tình cảm chưa dứt. Đây không phải là mê tín mà là nhân quả luân hồi, là số kiếp. Phật thường nói rằng nếu không nợ nhau thì làm sao gặp gỡ”.

Hãy cùng đọc câu chuyện sau:

Ở một ngôi làng kia, có một cặp vợ chồng nông dân. Hai vợ chồng họ mãi mới sinh được một cô con gái. Nhưng con gái họ vừa chào đời đã có nhiều bệnh tật, thường xuyên ốm yếu. Cũng chính vì có một đứa con mà con lại ốm yếu nên hai vợ chồng họ rất yêu thương đứa con này, đứa trẻ muốn gì được đấy.

Phat day: Giua cha me va con cai luon co moi duyen no ngan nam

Ảnh minh họa. 

Vì để chữa bệnh cho con gái, tiền của và tài sản trong nhà họ lần lượt ra đi. Vào năm con gái họ tròn 18 tuổi, tài sản trong nhà chỉ còn lại 1 con ngựa duy nhất. Một ngày, con gái họ lại chỉ vào con ngựa này và nói: “Con muốn ăn thịt ngựa, cha mẹ hãy làm thịt con ngựa này đi.”