Pháp công bố thời điểm chuyển giao tiên kích Rafale cho Ấn Độ

Máy bay tiêm kích đa nhiệm Rafale đầu tiên do hãng Dassault Aviation (Pháp) chế tạo dành riêng cho Không quân Ấn Độ sẽ được bàn giao vào cuối tháng 9 năm nay.

Đây là thông tin được Air Recognition dẫn nguồn từ một phát biểu của Quốc vụ khanh Bộ châu Âu và Ngoại giao Pháp Jean-Baptiste Lemoyne.
Như vậy, thời gian chuyển giao tiêm kích Rafale nguyên chiếc kèm theo các trang thiết bị đảm bảo kỹ thuật và vũ khí đồng bộ diễn ra đúng tiến độ theo tuyên bố trước đó của Bộ Quốc phòng Ấn Độ là từ tháng 9-2019 đến tháng 4-2022.
Phap cong bo thoi diem chuyen giao tien kich Rafale cho An Do
Ảnh: livefistdefence.com.
Cuối tháng 9-2016, Ấn Độ đã ký với Pháp một thỏa thuận liên chính phủ về thương vụ 36 tiêm kích Rafale của Pháp (28 chiếc Rafale EH 1 chỗ ngồi và 8 chiếc Rafale DH 2 chỗ ngồi) trị giá tới 8,8 tỷ USD cùng điều khoản New Delhi có thể mua thêm 12 máy bay nữa nếu có nhu cầu.
Hơn nữa, Không quân Ấn Độ sẽ nhận thêm những thiết bị và vũ khí đi kèm, trong đó có Meteor - một trong những loại tên lửa không đối không hiệu quả nhất hiện nay.
Những tiêm kích Rafale sẽ giúp tạm thời bù đắp nhu cầu về máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ, trong khi chính quyền New Delhi đang bắt đầu các tiến trình triển khai gói thầu mua 114 máy bay trị giá tới hơn 20 tỷ USD. Ngoài ra, phi đội tiêm kích Rafale sẽ dần thay thế các đơn vị Mig-21, Mig-27 sẽ hết niên hạn sử dụng vào năm 2022.
Ngoài ra, nhà sản xuất Dassault Aviation còn cho biết, tiêm kích Rafale cũng có tiềm năng rất lớn trong Hải quân Ấn Độ bởi dòng máy bay này có cả phiên bản dành cho lực lượng không quân và hải quân.
Phap cong bo thoi diem chuyen giao tien kich Rafale cho An Do-Hinh-2
Ảnh: livefistdefence.com
Là niềm tự hào của ngành công nghiệp chế tạo hàng không Pháp, máy bay Rafale với kết cấu cánh delta có thể đạt tốc độ bay tối đa lên tới 2.250km/h và tầm hoạt động gần 1.800km, trần bay 18.000m, tải trọng 9,5 tấn. Rafale hiện là máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Pháp.
Dòng máy bay do hãng Dassault Aviation phát triển này được trang bị hàng loạt công nghệ tiên tiến của Pháp về động cơ (M88-4E), radar mạng pha quét chủ động (Thales RBE2 AA), công nghệ tàng hình và các trang thiết bị điện tử hàng không hiện đại khác.
Trang bị vũ khí chính của Rafale bao gồm một pháo hàng không GIAT 30/719B 30mm và 14 mấu treo cứng bên dưới thân và cánh để lắp bình nhiên liệu phụ và các loại vũ khí đối không, đối đất theo tiêu chuẩn của Pháp và NATO.

Việt Nam cải tiến Mi-172 thế nào để chữa cháy trên không?

(Kiến Thức) - Trong các năm từ 2016 tới 2017, Công ty Trực thăng Miền Nam đã sử dụng trực thăng Mi-172 cải tiến để cung cấp dịch vụ bay cứu hoả quốc tế cho một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Viet Nam cai tien Mi-172 the nao de chua chay tren khong?
 Từ năm 2016, Tông Công ty Trực thăng Miền Nam, Binh đoàn 18 đã triển khai dịch vụ bay cứu hoả quốc tế cho một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Nguồn ảnh: VNHS.

Tường tận sức mạnh tiêm kích Rafale Pháp sắp thăm Việt Nam

Rafale với thiết kế cánh tam giác độc đáo đem lại khả năng linh hoạt cao cùng hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, đưa nó trở thành một trong những tiêm kích hàng đầu thế giới.

Tuong tan suc manh tiem kich Rafale Phap sap tham Viet Nam
Hai tiêm kích Rafale bay dưới máy bay tiếp dầu KC-10 trong cuộc tập trận Pitch Black tại Australia. Thông cáo của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam cho biết 3 tiêm kích Rafale cùng máy bay vận tải A400M, máy bay tiếp dầu trên không C-135 và máy bay A310 sẽ có chuyến thăm Việt Nam từ ngày 26-29/8. Đây là một phần trong chiến dịch PEGASE của Không quân Pháp tại châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh: Bộ Quốc phòng Australia.

Đức đòi cắt chi quốc phòng, vuốt mặt không thèm nể Mỹ?

(Kiến Thức) - Trong lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump đang kêu gọi các nước thành viên NATO tăng chi ngân sách cho quốc phòng thì Đức - quốc gia kinh tế đầu tàu của châu Âu lại... làm ngược lại, đòi giảm chi quốc phòng trong tương lai.

Duc doi cat chi quoc phong, vuot mat khong them ne My?
 Việc Đức lên kế hoạch cắt giảm ngân sách quốc phòng chắc chắn sẽ khiến mối quan hệ giữa Berlin và Washington trở nên phức tạp hơn, nhất là khi Mỹ đang kêu gọi các nước thuộc NATO tăng chi ngân sách quốc phòng cho đủ 2% GDP hàng năm. Nguồn ảnh: Kappeler.