Phao báo sóng thần của Indonesia đã không hoạt động kể từ 2012

Một quan chức Indonesia cho biết hệ thống phao cảm biến sóng thần của nước này đã không hoạt động kể từ năm 2012 và không phát đi cảnh báo thảm họa khi sóng thần xảy ra hôm 22/12.
 

"Bị phá hoại, thiếu kinh phí và lỗi kỹ thuật là nguyên nhân khiến hệ thống cảnh báo sóng thần hiện không hoạt động", phát ngôn viên của cơ quan thảm họa quốc gia, ông Sutopo Purwo Nugroho, nói với Channel News Asia và cho biết thêm hệ thống đã không phát đi cảnh báo khi sóng thần ập vào bờ biển Sunda hôm 22/12.
Ông Nugroho cho rằng cần phải triển khai hệ thống "được kích hoạt khi có lở đất dưới đáy biển và núi lửa phun trào" để đảm bảo rằng Indonesia được cảnh báo sóng thần từ sớm. Hiện nay, nước này chưa có hệ thống cảnh báo nào như vậy.
Phát ngôn viên của cơ quan thảm họa quốc gia dẫn chứng ví dụ về các trận động đất trước đây khiến đáy biển sạt lở và gây ra sóng thần, trong đó có thảm họa ở Palu mới xảy ra hồi cuối tháng 9 vừa qua.
Phao bao song than cua Indonesia da khong hoat dong ke tu 2012
 Nhà cửa và tài sản của người dân bị phá hủy sau trận sóng thần ập vào bờ biển Sunda ngày 22/12 mà không có cảnh báo trước. Ảnh: AP.
Ông Nugroho nói thêm: "127 ngọn núi lửa, chiếm 13% số núi lửa trên thế giới, tập trung ở Indonesia. Một vài núi lửa là các đảo nhỏ hoặc nằm dưới đáy biển mà khi phun trào có thể tạo ra sóng thần". Đây là thách thức đối với chính phủ và các viện nghiên cứu trong việc phát triển hệ thống cảnh báo.
Hiện tại, quốc gia vạn đảo chỉ có một hệ thống cảnh báo được kích hoạt khi có động đất được xây dựng từ năm 2008, vài năm sau khi trận động đất mạnh 9,3 độ tạo ra sóng thần ập vào thành phố Banda Aceh, đảo Sumatra năm 2004. Thảm họa đã cướp đi sinh mạng của 168.000 người Indonesia và 250.000 người khác ở khu vực lân cận, theo Channel News Asia.
Các thảm họa thiên nhiên khác, bao gồm sạt lở đất, núi lửa phun trào, cháy rừng, hạn hán và lốc xoáy cũng cần có hệ thống cảnh báo tiên tiến, ông Nugroho nhận định.
Khác với những cơn sóng thần thông thường được gây ra bởi động đất, một vụ lở đất diễn ra dưới đáy biển do hoạt động địa chất của núi lửa Anak Krakatoa được cho là nguyên nhân dẫn đến cơn sóng thần ập đến một số nơi ở eo biển Sunda ngày 22/12. Điều này khiến cho không có cảnh báo nào được đưa ra trước khi cơn sóng ập tới.
Thảm họa khiến ít nhất 281 người thiệt mạng và các chuyên gia cảnh báo một trận sóng thần khác có thể sẽ tấn công Indonesia khi núi lửa Anak Krakatoa tiếp tục hoạt động.

Lao xe vào đám đông ở nhà thờ khi dàn nhạc biểu diễn dịp Giáng sinh

Ít nhất 6 người đã bị thương trong vụ ô tô đâm vào đám đông mừng Giáng sinh trong nhà thờ hôm Chủ nhật (ngày 23/12) tại Crossroads, Ohio, Mỹ. 

Lao xe vao dam dong o nha tho khi dan nhac bieu dien dip Giang sinh
Một vụ lao xe vào đám đông trong nhà thờ hôm 23.12. Ảnh: Sputnik. 
Chính quyền Ohio cho biết, vụ việc lao xe vào đám đông ở nhà thờ xảy ra tại nhà thờ United Methodist Church ở Crossroads. Các nạn nhân đã được điều trị vì những vết thương trên da và các thương tích khác.

Bên trong những khách sạn băng tráng lệ nhất thế giới

Ở xứ lạnh có một loại khách sạn độc đáo đặc trưng làm từ băng và tuyết. Bên trong các khách sạn băng này, du khách vẫn phải mặc trang phục ấm.

Ben trong nhung khach san bang trang le nhat the gioi
Khách sạn băng ở Quebec (Canada) này có 36 phòng. Các ghế dài trong đó được phủ lớp lông thú. Mỗi năm có hàng ngàn người tới đây để trải nghiệm. 

Bất ngờ về truyền thống ngày lễ Giáng sinh của nước Anh

(Kiến Thức) - Tại Anh, mọi người thường dỡ bỏ cây thông Noel và lấy những món đồ trang trí xuống trong vòng 12 ngày sau ngày lễ Giáng sinh (25/12) để tránh những điều không may có thể xảy ra trong năm mới.

Bat ngo ve truyen thong ngay le Giang sinh cua nuoc Anh
 Mỗi năm, vào dịp lễ Giáng sinh, Nữ hoàng Anh Elizabeth II sẽ gửi thông điệp Giáng sinh tới người dân. Được biết, truyền thống này do Quốc vương George V “khởi xướng” vào năm 1932. (Nguồn ảnh: Insider)

Bat ngo ve truyen thong ngay le Giang sinh cua nuoc Anh-Hinh-2
Boxing Day (Ngày tặng quà) là ngày sau ngày Giáng sinh ở nước Anh. Vào ngày nay, mọi người thường đi mua sắm, theo dõi các trận thi đấu thể thao hay đi thăm bạn bè,... 

Bat ngo ve truyen thong ngay le Giang sinh cua nuoc Anh-Hinh-3
 Tại Anh, mọi người thường dỡ bỏ cây thông Noel và lấy những món đồ trang trí xuống trong vòng 12 ngày sau ngày lễ Giáng sinh (25/12) để tránh những điều xấu có thể xảy ra trong năm mới.

Bat ngo ve truyen thong ngay le Giang sinh cua nuoc Anh-Hinh-4
 Trong ngày lễ Giáng sinh thường niên, BBC thường phát sóng một chương trình âm nhạc đặc biệt mang tên "Top of the Pops", trong đó có màn trình diễn của những nghệ sĩ âm nhạc nổi tiếng nhất năm đó.

Bat ngo ve truyen thong ngay le Giang sinh cua nuoc Anh-Hinh-5
Bánh Pudding Giáng sinh là một loại bánh pudding truyền thống được phục vụ như một phần của bữa tối Giáng sinh ở nước Anh. 

Bat ngo ve truyen thong ngay le Giang sinh cua nuoc Anh-Hinh-6
 Những cái ống nhỏ có tên “bánh quy Giáng sinh” này chứa đồ chơi hay món quà nào đó,…Vào ngày lễ Noel, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên nhau cùng mở những "chiếc bánh" này ra.

Bat ngo ve truyen thong ngay le Giang sinh cua nuoc Anh-Hinh-7
Đội vương miện giấy trong bữa ăn tối là một truyền thống của người Anh dịp lễ Giáng sinh. Truyền thống này bắt nguồn từ người La Mã cổ đại. Những chiếc vương miện giấy này được cho vào “bánh quy Giáng sinh” từ những năm 1900. 

Bat ngo ve truyen thong ngay le Giang sinh cua nuoc Anh-Hinh-8
 Mỗi năm, các hãng bán lẻ của Anh thường tung ra những đoạn phim quảng cáo ngắn với nội dung là những câu chuyện đầy cảm xúc nhân dịp lễ Giáng sinh.

Bat ngo ve truyen thong ngay le Giang sinh cua nuoc Anh-Hinh-9
 Tại Anh, từ “Chrimbo” có thể được dùng thay cho “Christmas”. Theo BBC, từ này được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1928 và ngày nay vẫn được sử dụng tại quốc gia này.