Phản ứng đầu tiên về vụ TNK bắn hạ máy bay Nga

(Kiến Thức) - Liên Hợp quốc cảnh báo rằng vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga Su-24 có thể làm phức tạp thêm cuộc chiến chống khủng bố ở Syria.

Theo đài Sputnik, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố chiến đấu cơ Su-24 của Nga bị bắn rơi trong không phận Syria. Nhưng ông cũng lưu ý rằng tuyên bố đầu tiên của Bộ Quốc phòng Nga về vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Nga Su-24 được dựa trên các thông tin sơ bộ.
Phan ung dau tien ve vu TNK ban ha may bay Nga
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov: "Đây là một sự cố rất nghiêm trọng, nhưng không thể nói bất cứ điều gì mà không có thông tin đầy đủ”. 
Phát ngôn viên Peskov khẳng định rằng chiến đấu cơ Su-24 đã ở trong không phận Syria trước bị bắn hạ. Tuy nhiên, ông cũng kêu gọi tránh đưa ra những lời đồn đoán trước khi có kết luận rõ ràng về vụ việc này. Ông Peskov nói: "Sẽ là sai lầm nếu đưa ra một số loại giả định vào lúc này. Vì vậy, chúng ta phải kiên nhẫn. Đây là một sự cố rất nghiêm trọng, nhưng không thể nói bất cứ điều gì mà không có thông tin đầy đủ”.
Trong khi đó, phát ngôn viên của Liên Hợp quốc tại Geneva, ông Ahmad Fawzi, cảnh báo rằng vụ bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 của trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria có thể làm phức tạp cuộc chiến chống khủng bố ở Syria.
Ông Fawzi lưu ý rằng các nước tham gia cuộc chiến chống khủng bố phải tuân thủ tất cả các tiêu chuẩn được quốc tế công nhận và phải hành động dựa trên các quy định của pháp luật.
Sau khi chiến đấu cơ Su-24 của Nga bị máy bay Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, NATO đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp ngay trong ngày, “theo yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ".

Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Anh cho rằng vụ bắn rơi máy bay Su-24 của Nga là một sự cố rất nghiêm trọng. Phát ngôn viên này nói với RIA Novosti: “Chúng tôi đang khẩn trương tìm kiếm thêm thông tin chi tiết. Rõ ràng đây là một sự cố rất nghiêm trọng”, nhưng sẽ là "không khôn ngoan" khi đưa bình luận "trước khi chúng tôi biết rõ hơn về vụ việc này”.

Về phần mình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pháp Romain Nadal đã từ chối bình luận về việc bắn rơi máy bay Su-24 trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria, nhưng nói rằng Tổng thống Hollande có thể sẽ đề cập đến vấn đề này trong chuyến thăm Washington.

Nga phá hỏng kế hoạch của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria?

Việc Nga tăng cường quân sự ở Syria đã lật ngược kế hoạch của những bên khác, trong đó có Đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền của Thổ Nhĩ Kỳ.

Quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 7 cho phép liên minh quân sự do Mỹ cầm đầu sử dụng căn cứ không quân gần Syria và Iraq, trong đó có Incirlik, tấn công phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã làm thay đổi cuộc chơi ở khu vực. Điều này đồng nghĩa các cuộc không kích chống IS của liên quân sẽ hiệu quả và bớt tốn kém hơn.
Nga pha hong ke hoach cua Tho Nhi Ky o Syria?
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (ảnh) đã cảnh báo sẽ đáp trả hành vi vi phạm không phận của Nga. 

Hé lộ thỏa thuận ngầm Putin-Obama bên lề Thượng đỉnh G-20

(Kiến Thức) - Thỏa thuận ngầm Putin-Obama  bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Antalya đã thay đổi về chất và tăng cường chiến dịch không kích của Nga trong 24 giờ qua.

Sau thỏa thuận ngầm Putin-Obama, lần đầu tiên kể từ khi phát động chiến dịch không kích ở Syria,  máy bay của không quân Nga ngày 17/11 đã xuất phát từ lãnh thổ Nga tấn công các mục tiêu phiến quân Syria và IS, từ căn cứ không quân Morozovsk ở quận Rostov.
He lo thoa thuan ngam Putin-Obama ben le Thuong dinh G-20
Tổng thống Obama đã thảo luận riêng với Tổng thống Putin hơn 30 phút  bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Cho đến nay, các máy bay ném bom của Nga đều cất cánh từ căn cứ không quân gần Hmeymim, Latakia.

Hỗn loạn Trung Đông vẫn kéo dài trong thời kỳ “hậu IS”

(Kiến Thức) - Tình trạng hỗn loạn và bạo lực vẫn kéo dài ở Trung Đông, ngay cả khi liên minh chống  “Nhà nước Hồi giáo” diệt trừ được nhóm khủng bố này.

Nguyên nhân trỗi dậy của IS ở Iraq và Syria
Các thể chế và các đường biên giới ranh giới ở Trung Đông do các cường quốc thực dân Châu Âu áp đặt sau khi Đế quốc Ottoman sụp đổ vào cuối Chiến tranh thế giới thứ nhất đang bị tan rã. Điều này đã tạo ra lực ly tâm mạnh mẽ phá vỡ  chất keo kết dính các cộng đồng tôn giáo và sắc tộc ngày càng đối kháng với nhau.