Phản ứng của thế giới sau vụ Triều Tiên phóng tên lửa

(Kiến Thức) - Nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ và Nhật Bản, đã lên tiếng sau vụ phóng thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên sáng 31/7.

Hãng thông tấn Yonhap dẫn thông tin từ Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết Triều Tiên đã phóng hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra khu vực ngoài khơi bờ biển phía đông nước này sáng 31/7.
"Hai quả tên lửa được phóng vào lúc 5h06 và 5h27 sáng 31/7 từ khu Kalma gần thành phố cảng Wonsan, Triều Tiên", trích thông báo của JCS.
JCS khẳng định đây là tên lửa đạn đạo tầm ngắn và chúng đều bay xa khoảng 250 km trước khi rơi xuống vùng biển phía đông Triều Tiên.
Phan ung cua the gioi sau vu Trieu Tien phong ten lua
Triều Tiên lại vừa tiến hành vụ phóng thử tên lửa. Ảnh: Yonhap.  
Phản ứng trước vụ việc, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha tuyên bố vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên không giúp ích cho việc giảm nhẹ căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên cũng như không giúp thúc đẩy các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa.
"Động thái của Triều Tiên không giúp giảm nhẹ căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và cũng không giúp duy trì động lực cho đàm phán phi hạt nhân hóa khi các cuộc đàm phán đang trong quá trình được nối lại", Ngoại trưởng Kang nói, đồng thời kêu gọi Bình Nhưỡng chấm dứt ngay những hành động như vậy.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nước này đã nhận được thông tin về vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên và đang theo dõi tình hình.
"Chúng tôi đã nhận được báo cáo về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên và sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến", Yonhap dẫn lời quan chức Mỹ giấu tên.
Ngày 30/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng ông hy vọng các cuộc đàm phán (với Triều Tiên) sẽ sớm được nối lại.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã họp khẩn để tìm hiểu và phân tích các tên lửa mà Triều Tiên vừa phóng, song nhấn mạnh chúng không đi vào vùng đặc quyền kinh tế hay lãnh hải của Nhật Bản.
"Vụ phóng tên lửa không gây ảnh hưởng tới an ninh Nhật Bản. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng sẽ vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nếu tiến hành vụ phóng tên lửa đạn đạo", Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói.
Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản sau đó cũng thiết lập nhóm thu thập và xử lý thông tin về vụ việc.

Mời độc giả xem thêm video về một vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên (Nguồn: TTXVN)

Được biết, đây là lần phóng thử tên lửa thứ hai của Triều Tiên chỉ trong vòng chưa đầy một tuần.
Trước đó, sáng 25/7, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc khẳng định Triều Tiên đã phóng hai quả tên lửa tầm ngắn từ vị trí gần thành phố biển Wonsan, phía đông nước này, ra biển Nhật Bản.
"Triều Tiên đã phóng hai quả tên lửa tầm ngắn vào khoảng 5h34 và 5h57 sáng ngày 25/7 từ vị trí gần thành phố biển Wonsan ra biển Nhật Bản", một quan chức JCS cho biết.

Ngoạn mục cảnh núi lửa cao nhất Châu Âu phun trào

(Kiến Thức) - Etna, ngọn núi lửa cao nhất và hoạt động mạnh nhất Châu Âu, đã thắp sáng bầu trời đêm trên đảo Sicilia, Italy, với những đợt phun trào dung nham nóng chảy tạo nên cảnh tượng hiếm thấy.

Ngoan muc canh nui lua cao nhat Chau Au phun trao
Hãng thông tấn Reuters mới đây đăng tải những bức ảnh ghi lại cảnh Etna, ngọn núi lửa cao nhất Châu Âu, "thức giấc" và phun trào. (Nguồn ảnh: Reuters) 

Ngoan muc canh nui lua cao nhat Chau Au phun trao-Hinh-2
 Được biết, núi lửa Etna hoạt động vài lần trong một năm. Và mỗi lần "thức giấc", nó lại phun dung nham và tro bụi tạo lên cảnh tượng ngoạn mục.

Ngoan muc canh nui lua cao nhat Chau Au phun trao-Hinh-3
Những dòng dung nham đỏ rực chảy xuống dọc theo sườn ngọn núi lửa cao nhất và hoạt động mạnh nhất ở Châu Âu. 

Ngoan muc canh nui lua cao nhat Chau Au phun trao-Hinh-4
Hiện tại, núi lửa Etna là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới và ở trong trạng thái gần như không đổi. 

Ngoan muc canh nui lua cao nhat Chau Au phun trao-Hinh-5
Hiệp hội quốc tế về Núi lửa và Hóa học trong lòng đất xác định Etna là một trong 16 "Núi lửa Thập niên". 

Ngoan muc canh nui lua cao nhat Chau Au phun trao-Hinh-6
 Vào tháng 6/2013, nó đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới.

Ngoan muc canh nui lua cao nhat Chau Au phun trao-Hinh-7
 Núi lửa Etna phun trào thắp sáng bầu trời đêm trên đảo Sicilia hôm 27/7. 

Ngoan muc canh nui lua cao nhat Chau Au phun trao-Hinh-8
Núi lửa Etna phun trào nhìn từ xa. Lần phun trào gần đây nhất diễn ra vào tháng 5/2019.

Ngoan muc canh nui lua cao nhat Chau Au phun trao-Hinh-9
 Bức ảnh được chụp vào ngày 27/7 khi núi lửa này phun trào dung nham.

Ngoan muc canh nui lua cao nhat Chau Au phun trao-Hinh-10
 Thành viên của đội cứu hộ thuộc cơ quan Guardia di Finanza nhìn núi lửa Etna phun trào. 

Ngoan muc canh nui lua cao nhat Chau Au phun trao-Hinh-11
 Etna hiện là núi lớn nhất trong ba núi lửa còn hoạt động ở Italy. 

Triều Tiên giải trừ hạt nhân, Mỹ sẽ cân nhắc gỡ bỏ trừng phạt

Mỹ đang cân nhắc tạm dừng triển khai các lệnh cấm vận đối với hoạt động xuất khẩu than và dệt may của Triều Tiên trong vòng 12-18 tháng.

Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc ngày 11/7 đưa tin Mỹ đang cân nhắc gỡ bỏ trừng phạt nhằm vào Triều Tiên nếu nước này giải trừ cơ sở hạt nhân chính và đóng băng toàn bộ chương trình hạt nhân.

Đằng sau việc ông Kim Jong-un trở thành nguyên thủ Triều Tiên

(Kiến Thức) - Theo Hiến pháp sửa đổi của Triều Tiên, ông Kim Jong-un chính thức là nguyên thủ quốc gia. Có thể nói, sự thay đổi vào thời điểm này là cần thiết trong bối cảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang nâng cao hình ảnh của mình trên trường quốc tế.

Ngày 10/7, trang Naenara của Triều Tiên đã công bố toàn văn Hiến pháp sửa đổi được Quốc hội nước này thông qua hồi tháng 4/2019, trong đó nêu rõ Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Triều Tiên là lãnh đạo tối cao "đại diện cho đất nước".
Theo đó, ông Kim Jong-un, người đang giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Triều Tiên, chính thức là nguyên thủ quốc gia.