Phản ứng của phương Tây sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran?

Ngay sau quyết định đơn phương từ bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran của Tổng thống Trump, Anh, Pháp, Đức khẳng định sẽ ở lại thỏa thuận hạt nhân Iran, còn Tehran tuyên bố thoả thuận vẫn có thể tồn tại mà không cần có Mỹ.

Vào tối 8/5 (giờ địa phương), Tổng thống Trump chính thức tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, sau khi khẳng định thoả thuận hiện có không thể ngăn Tehran phát triển bom hạt nhân.
"Chúng ta không thể để các thành phố của Mỹ đe dọa và cho phép chính quyền Iran tiếp cận loại vũ khí nguy hiểm nhất thế giới", Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng.
Ngay sau khi tuyên bố của nhà lãnh đạo Mỹ, cả Iran và các nước thành viên tham gia kỳ kết JCPOA đã đồng loạt lên tiếng.
Tổng thống Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.
Tổng thống Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. 
Tổng thống Iran Hassan Rouhani trong một tuyên bố mới đây cho biết sẽ cử Bộ trưởng ngoại giao Iran tới đàm phán với các nước còn lại trong thỏa thuận, nhưng cũng cảnh báo có thể sẽ kích hoạt lại chương trình làm giàu urani trong những tuần tới. Dù vậy, ông Rouhani cho rằng thỏa thuận Iran vẫn có thể tồn tại mà không có sự tham gia của Mỹ.
Trong khi đó, truyền hình nhà nước Iran gọi quyết định của ông Trump là “bất hợp pháp, không chính đáng và hủy hoại các thỏa thuận quốc tế”.
Thủ tướng Theresa May, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel mới đây cũng đã phát đi tuyên bố chung liên quan tới tuyên bố của ông Trump.
"Chúng tôi nhấn mạnh cam kết tiếp tục ở lại JCPOA. Thỏa thuận này vẫn quan trọng với an ninh của chúng tôi", tuyên bố chung nêu rõ. Các nhà lãnh đạo đều khẳng định họ lấy làm tiếc về quyết định của Mỹ.
"Chúng tôi sẽ cùng phối hợp trong một khuôn khổ rộng hơn, bao bao gồm cả các chương trình hạt nhân giai đoạn sau năm 2025 và sự ổn định ở Trung Đông, đặc biệt là Syria, Yemen và Iraq", ông Macron viết trên Twiter. Vị Tổng thống Pháp và Thủ tướng Anh, Đức đã có cuộc điện đàm thảo luận về các bước đi tiếp theo.
Đại diện cấp cao phụ trách Chính sách An ninh và Đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini cho biết EU sẽ "quyết tâm bảo toàn" thỏa thuận hạt nhân Iran, đồng thời kêu gọi các bên ở lại thỏa thuận.
Bộ Ngoại giao Nga trong một tuyên bố đây cũng bày tỏ sự thất vọng về quyết định của ông chủ Nhà Trắng. Matxcơva khẳng định sẵn sàng hợp tác với các quốc gia thành viên còn lại trrong thỏa thuận và duy trì quan hệ với Tehran.
"Chúng tôi thất vọng nhưng không có gì đáng ngạc nhiên", phó Đại sứ Nga tại Liên hiệp quốc Dmitry Polyansky nói với các phóng viên ở New York. Khi được hỏi liệu Nga có đề nghị mở một cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về quyết định của Mỹ hay không ông Polyanskiy rằng "Tất các các phương án có thể đều sẽ được triển khai"

Tổng thống Donald Trump đánh mất lòng tin của thế giới

(Kiến Thức) -  Vào thời điểm quyết định, Tổng thống Donald Trump lại đánh mất lòng tin của thế giới vào bản thân ông và nước Mỹ.

Những đe dọa của Tổng thống Donald Trump về việc chấm dứt Thỏa thuận hạt nhân Iran đang làm giảm sút lòng tin vào Washington và làm suy yếu khả năng lãnh đạo thế giới tự do của nước Mỹ trong suốt 70 năm qua.
Tong thong Donald Trump danh mat long tin cua the gioi
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Ảnh: CNN.com 

Ghé thăm những tuyến phố đi bộ được yêu thích nhất Châu Âu

(Kiến Thức) - Stroget ở Đan Mạch, Las Rambla ở Tây Ban Nha hay phố Nikolskaya của Nga,...nằm trong số những tuyến phố đi bộ nổi tiếng ở Châu Âu, trở thành những địa điểm thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới.

Con đường dẫn tới Cổng Michael ở Bratislava, Slovakia, là một trong những phố đi bộ nổi tiếng nhất Châu Âu. Cổng Michael được xây dựng vào khoảng năm 1300 nằm giữa những tòa nhà cổ kính ở thị trấn Bratislava. (Nguồn ảnh: Sputnik)
 Con đường dẫn tới Cổng Michael ở Bratislava, Slovakia, là một trong những phố đi bộ nổi tiếng nhất Châu Âu. Cổng Michael được xây dựng vào khoảng năm 1300 nằm giữa những tòa nhà cổ kính ở thị trấn Bratislava. (Nguồn ảnh: Sputnik)

Đây là một trong những con phố đi bộ ở Bruges, Bỉ.
 Đây là một trong những con phố đi bộ ở Bruges, Bỉ.

Đông đảo du khách ghé thăm phố đi bộ chính có tên Stroget ở thủ đô Cohenhagen, Đan Mạch.
 Đông đảo du khách ghé thăm phố đi bộ chính có tên Stroget ở thủ đô Cohenhagen, Đan Mạch.

Quảng trường Leicaster ở khu West End ở thủ đô London, Anh. Đây là một trong những địa điểm chính của thành phố thu hút du khách.
 Quảng trường Leicaster ở khu West End ở thủ đô London, Anh. Đây là một trong những địa điểm chính của thành phố thu hút du khách.

Las Rambla là một tuyến phố ở trung tâm Barcelona, Tây Ban Nha. Phố đi bộ ở Châu Âu này dài 1,2 km với hàng cây xanh mát ở hai bên.
 Las Rambla là một tuyến phố ở trung tâm Barcelona, Tây Ban Nha. Phố đi bộ ở Châu Âu này dài 1,2 km với hàng cây xanh mát ở hai bên.

Spreuerhofstraße là một trong những tuyến phố hẹp nhất thế giới ở thành phố Reutlingen, Đức. Nó được xây dựng vào năm 1727.
 Spreuerhofstraße là một trong những tuyến phố hẹp nhất thế giới ở thành phố Reutlingen, Đức. Nó được xây dựng vào năm 1727.

Bức ảnh này được chụp vào ngày 4/6/2011. Trong ảnh, một du khách đang thăm phố cổ Golden Lane, nơi tập trung nhiều ngôi nhà cổ ở thủ đô Prague, Cộng hòa Séc.
 Bức ảnh này được chụp vào ngày 4/6/2011. Trong ảnh, một du khách đang thăm phố cổ Golden Lane, nơi tập trung nhiều ngôi nhà cổ ở thủ đô Prague, Cộng hòa Séc.

Phố cổ Arbat là một trong những địa điểm thu hút du khách chủ yếu ở thủ đô Moscow, Nga. Nơi đây tập trung rất nhiều nhà hàng, quán rượu và quán cà phê,...
 Phố cổ Arbat là một trong những địa điểm thu hút du khách chủ yếu ở thủ đô Moscow, Nga. Nơi đây tập trung rất nhiều nhà hàng, quán rượu và quán cà phê,...

Thêm một tuyến phố đi bộ nổi tiếng ở thủ đô Moscow là phố Nikolskaya, nối Quảng trường Đỏ với Quảng trường Lubyanka.
Thêm một tuyến phố đi bộ nổi tiếng ở thủ đô Moscow là phố Nikolskaya, nối Quảng trường Đỏ với Quảng trường Lubyanka.