Phân, nước tiểu cá voi chống hiện tượng nóng lên toàn cầu

(Kiến Thức) - Phân, nước tiểu cá voi chứa nhiều sắt và ni-tơ, đóng vai trò quan trọng duy trì hệ sinh thái biển, ngăn tác động của biến đổi khí hậu.

Phân, nước tiểu của loài cá voi thải ra bề mặt đại dương đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định môi trường, chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu, theo công bố nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học trên tạp chí Sinh thái học và môi trường Frontiers.
Chất thải của cá voi (phân, nước tiểu) được cho là có chứa nhiều sắt và ni-tơ, hai chất dinh dưỡng quan trọng bậc nhất cho sinh vật phù du và nhuyễn thể, các loài giáp xác trong chế độ ăn uống. Bằng cách giúp đỡ các quần thể sinh vật phù du và nhuyễn thể phát triển, cá voi đóng vai trò rất lớn trong việc duy trì hệ sinh thái biển, đánh bắt cá thương mại và thậm chí là ngăn chặn biến đổi khí hậu.
Chất thải cá voi đóng vai trò lớn ngăn hiện tượng nóng lên toàn cầu.
 Chất thải cá voi đóng vai trò lớn ngăn hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Phát hiện này đặc biệt đúng thời điểm, khi dân số cá voi bắt đầu hồi phục sau khi bị khai thác tràn lan trong những năm đầu thế kỷ 20. Theo nhà khoa học Joe Roman, đồng tác giả nghiên cứu: “Thế kỷ trước, sự suy giảm số lượng cá voi lớn, ước tính từ 60 – 90%, có khả năng thay đổi cấu trúc và chức năng của các đại dương”.
Chất thải của cá voi là những chùm phân lớn (được so sánh khối lượng ngang với một tàu nghiên cứu) và trong có hàng tấn các chất dinh dưỡng. Cá voi lặn sâu dưới đáy đại dương để ăn, nhưng thải phân và nước tiểu trên bề mặt, điều này thực sự quan trọng trong mùa hè, khi sự phát triển của tảo bị hạn chế vì không có đủ chất dinh dưỡng trong biển. Do áp lực nước của đại dương, tiêu hóa của cá voi không bài tiết, chất sắt mà loài này hấp thụ được sẽ theo chất thải ra môi trường. Theo tính toán, mỗi con cá voi nhà táng ị ra khoảng 50 tấn sắt lên bề mặt mỗi năm.
Phân cá voi cung cấp chuỗi thức ăn cho tất cả các sinh vật biển trên thế giới, tạo ra hệ sinh thái khổng lồ dưới đại dương và đó chính là tiền đề căn bản cho việc ngăn chặn hiện tượng nóng lên toàn cầu đe dọa Trái đất chúng ta. Nghiên cứu được kỳ vọng góp phần hiểu rõ hơn về vai trò của loài động vật lớn nhất thế giới đối với “sức khỏe” của các đại dương.

Tận mục loài muỗi xinh đẹp nhất thế giới

(Kiến Thức) - Thân hình mỏng manh cùng những sắc màu óng ánh tuyệt đẹp khiến cho loài muỗi này trở nên khá thu hút so với đồng loại của nó.

Đây là hình chụp một con đực của loài muỗi có tên khoa học là Sabethes cyaneus hay còn được mệnh danh là “Ác quỷ đẹp trai”.
 Đây là hình chụp một con đực của loài muỗi có tên khoa học là Sabethes cyaneus hay còn được mệnh danh là “Ác quỷ đẹp trai”.

Nghệ thuật vẽ tranh trên vật liệu mỏng hơn sợi tóc người

(Kiến Thức) - Những bức ảnh nano vẽ từ vật liệu đột phá có chiều rộng nhỏ hơn cả một sợi tóc người.

Vật liệu đột phá (breakthrough material) được tạo ra bởi các nhà khoa học Đại học Oxford, Anh có thể thay đổi cấu trúc của các “nano-pixel” (các pixel có kích thước cực nhỏ - chỉ khoảng 300 nm kích thước) để tạo ra các chấm màu. Trong hình là bức vẽ một con hổ nhỏ hơn chiều rộng của một sợi tóc người.
Vật liệu đột phá (breakthrough material) được tạo ra bởi các nhà khoa học Đại học Oxford, Anh có thể thay đổi cấu trúc của các “nano-pixel” (các pixel có kích thước cực nhỏ - chỉ khoảng 300 nm kích thước) để tạo ra các chấm màu. Trong hình là bức vẽ một con hổ nhỏ hơn chiều rộng của một sợi tóc người. 

Vật liệu đột phá được sử dụng là hợp kim Ge2Sb2Te5 (Gecmani-Antimon-Tellurium hoặc GST). Khi có xung điện áp đặt vào, GST sẽ được làm nóng lên và các nguyên tử không có trật tự trong tinh thể sẽ được sắp xếp lại.
Vật liệu đột phá được sử dụng là hợp kim Ge2Sb2Te5 (Gecmani-Antimon-Tellurium hoặc GST). Khi có xung điện áp đặt vào, GST sẽ được làm nóng lên và các nguyên tử không có trật tự trong tinh thể sẽ được sắp xếp lại.

Kẹp một lớp vật liệu đột phá dày 7 nm giữa hai lớp màng điện cực trong suốt, các nhà nghiên cứu tận dụng sự chuyển đổi giữa dòng chảy và kết tinh của vật liệu để vẽ ra các hình ảnh.Kẹp một lớp vật liệu đột phá dày 7 nm giữa hai lớp màng điện cực trong suốt, các nhà nghiên cứu tận dụng sự chuyển đổi giữa dòng chảy và kết tinh của vật liệu để vẽ ra các hình ảnh.
Kẹp một lớp vật liệu đột phá dày 7 nm giữa hai lớp màng điện cực trong suốt, các nhà nghiên cứu tận dụng sự chuyển đổi giữa dòng chảy và kết tinh của vật liệu để vẽ ra các hình ảnh.Kẹp một lớp vật liệu đột phá dày 7 nm giữa hai lớp màng điện cực trong suốt, các nhà nghiên cứu tận dụng sự chuyển đổi giữa dòng chảy và kết tinh của vật liệu để vẽ ra các hình ảnh. 

Nghệ thuật đặc biệt được tạo ra từ công nghệ do nhóm các nhà khoa học của ĐH Oxford, Anh sáng chế.
Nghệ thuật đặc biệt được tạo ra từ công nghệ do nhóm các nhà khoa học của ĐH Oxford, Anh sáng chế. 

Các hình ảnh chỉ có kích thước vài trăm nanomet, độ phân giải cao và dung lượng thấp.
Các hình ảnh chỉ có kích thước vài trăm nanomet, độ phân giải cao và dung lượng thấp. 

Những bức tranh nano này không thể vẽ bằng kính lúp và đôi tay thông thường của họa sĩ.
Những bức tranh nano này không thể vẽ bằng kính lúp và đôi tay thông thường của họa sĩ. 

Các điểm ảnh nguyên mẫu cũng có thể được điều chỉnh để tạo ra bất kỳ màu nào mà người vẽ muốn.
Các điểm ảnh nguyên mẫu cũng có thể được điều chỉnh để tạo ra bất kỳ màu nào mà người vẽ muốn.