Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO: Cách đối phó của Nga

Người phát ngôn Điện Kremlin hôm 7/4 cho biết nếu Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO, Nga sẽ phải "tái cân bằng tình hình" bằng các biện pháp của riêng mình.

Chia sẻ với kênh Sky News của Anh, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng nếu hai quốc gia trên gia nhập NATO, "chúng tôi sẽ phải củng cố sườn phía tây của mình để đảm bảo an ninh", ông Peskov nói. 
Tuy nhiên, cũng theo ông Peskov, Nga không coi động thái trên là mối đe dọa hiện hữu có thể khiến họ phải xem xét sử dụng vũ khí hạt nhân. 
Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine với mục đích nhằm "phi quân sự hóa" và "phi phát xít hóa" nước láng giềng, khiến hai quốc gia Bắc Âu cân nhắc việc tham gia liên minh do Mỹ dẫn đầu. 
Phan Lan, Thuy Dien gia nhap NATO: Cach doi pho cua Nga
 Những nhà lãnh đạo hàng đầu Phần Lan đang tiến gần hơn đến ý tưởng gia nhập NATO. Ảnh: Getty Images
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Brussels, Bỉ ngày 6/4, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết liên minh sẽ hoan nghênh hai nước trung lập Phần Lan và Thụy Điển nếu họ quyết định xin gia nhập tổ chức. "Tôi cho rằng tất cả đồng minh NATO sẽ chào đón nếu họ nộp đơn gia nhập", ông Stoltenberg nói.
"Các hành động của Moscow ở Ukraine khiến mối quan hệ giữa Phần Lan và Nga không thể giống như trước đây và buộc chúng tôi "phải suy nghĩ lại về các nguyên tắc cơ bản", CNN dẫn lời một quan chức Phần Lan hôm 8/4. Nếu Phần Lan gia nhập NATO, biên giới trên đất liền giữa lãnh thổ của NATO và Nga sẽ tăng hơn gấp đôi, đồng thời mở rộng sườn Bắc của NATO trải dọc toàn bộ chiều dài biên giới giáp với Murmansk, khu vực có ý nghĩa chiến lược với Nga và Bán đảo Kola - nơi tập trung phần lớn Hải quân Nga.
Trong khi đó, quốc gia láng giềng Thụy Điển cũng đang tiến hành cuộc thảo cuộc thảo luận tương tự về việc gia nhập NATO. Hầu hết các nhà phân tích và nhà ngoại giao đều nhận định hai quốc gia này có cùng quan điểm. Nếu một quốc gia gia nhập, quốc gia còn lại sẽ có bước đi tương tự. 

Tổng thống Đức: “Tôi đã nhầm về ông Putin rồi“

Tổng thống Đức vốn ủng hộ mối quan hệ hợp tác giữa phương Tây với Nga mới đây lại bày tỏ sự hối tiếc về lập trường trước đó của mình.

Reuters mới đây dẫn lời Tổng thống Đức Frank Walter Steinmeier, cho biết, việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine đồng nghĩa với việc ông và nhiều người khác phải thành thật nhìn nhận "sai lầm".
"Sự gắn bó với Nord Stream 2 của tôi rõ ràng là một sai lầm", ông Steinmeier tuyên bố. "Chúng tôi đang móc nối với một cây cầu mà Nga không còn tin tưởng".

Tổng thống Zelensky chỉ trích Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

Phát biểu trực tuyến trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Tổng thống Zelensky đã chất vấn về quyền hạn cũng như vai trò của cơ quan này.

Ngày 5/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có bài phát biểu trực tuyến đầy "nóng nảy" trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, một ngày sau khi ông đến thăm thị trấn Bucha gần Kiev và chứng kiến cảnh tượng đầy thương tâm tại đây.
"An ninh mà Hội đồng Bảo an cần đảm bảo ở đâu? Nó không có ở Ukraine, dù Hội đồng Bảo an vẫn ở đó. Vậy hòa bình ở đâu? Những đảm bảo mà Liên Hợp Quốc cần đảm bảo là gì?", nhà lãnh đạo Ukraine chất vấn. "Thưa quý vị, tôi muốn nhắc lại Điều 1, Chương 1 của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Mục đích của tổ chức là gì? Là duy trì và đảm bảo rằng hòa bình được giữ vững. Thế nhưng thực tế cho thấy hiến chương Liên Hợp Quốc đang bị vi phạm ngay từ Điều 1, theo đúng nghĩa đen. Thế còn những vấn đề khác tại các điều lệ khác thì sao?".

Nga trục xuất 45 nhà ngoại giao Ba Lan

Ngày 8/4, Bộ Ngoại giao Nga đã tuyên bố trục xuất 45 nhà ngoại giao Ba Lan, họ sẽ phải rời Nga trước ngày 13/4.

Trong thông báo của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ: "Để đáp trả hành động không thân thiện của Ba Lan nhằm trục xuất các nhà ngoại giao Nga, dựa trên nguyên tắc có đi có lại, 45 nhân viên của Đại sứ quán Cộng hòa Ba Lan và Tổng lãnh sự của Cộng hòa Ba Lan tại Irkutsk, Kaliningrad và St.Petersburg đã được tuyên bố là những người không được hoan nghênh. Họ phải rời khỏi lãnh thổ Liên bang Nga trước ngày 13/4. Công hàm tương ứng đã được chuyển cho Đại sứ Ba Lan tại Nga".
Nga truc xuat 45 nha ngoai giao Ba Lan
Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố trục xuất 45 nhà ngoại giao Ba Lan, họ sẽ phải rời Nga trước ngày 13/4 (Nguồn: Tass) 

Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Moscow bày tỏ phản đối mạnh mẽ với Đại sứ Ba Lan Krzysztof Krajewski, người đã được triệu tập đến Bộ này, do tuyên bố vô lý đối với 45 nhân viên cơ quan đại diện nước ngoài của Nga tại Ba Lan là những người không được hoan nghênh, vào ngày 23/3. Đại sứ Ba Lan đã được tuyên bố rằng, Nga coi “bước đi như vậy là xác nhận mong muốn có ý thức của Warsaw là cuối cùng sẽ phá hủy quan hệ song phương. Trách nhiệm về việc này hoàn toàn thuộc về phía Ba Lan”.