Phạm Công Danh "nổi nóng" giữa phiên tòa vì chưa được khai điều gì?

(Kiến Thức) - Mặc dù HĐXX liên tục nhắc nhở, thế nhưng bị cáo Phạm Công Danh vẫn cố khai thêm về vấn đề chi lãi ngoài vì "chưa bao giờ được nói".

Chiều nay, TAND TPHCM tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) với phần xét hỏi bị cáo Phạm Công Danh.
Nổi nóng giữa phiên tòa
Tại phiên tòa, chủ tọa đặt hàng loạt các câu hỏi về việc bị cáo Phạm Công Danh mượn các ngân hàng khác vay tiền cho mình, chỉ đạo thuộc cấp nộp hồ sơ không có thật để vay tiền, việc sử dụng số tiền vay...Tuy nhiên, Phạm Công Danh thừa nhận mình sai khi lập khống hồ sơ để vay tiền từ các ngân hàng khác.
Trình bày về số tiền hơn 6.000 tỷ được xác định là thiệt hại trong vụ án đi đâu về đâu? Phạm Công Danh nói rằng, thời điểm năm 2013, bị cáo đã phải bỏ ra khoản chi phí rất lớn để giải quyết áp lực chăm sóc khách hàng. Số tiền vay được bị cáo đã đưa cho bà Hứa Thị Phấn 3.600 tỷ đồng để lấy tài sản từ ngân hàng ra nhưng đến nay chưa lấy tài sản ra được.
Khi Phạm Công Danh đang trả lời, HĐXX ngắt lời bị cáo và cho rằng, không được trình bày vấn đề này do đây là nội dung của giai đoạn 1 và không thuộc phạm vị xét xử của giai đoạn 2.
Tuy nhiên, Phạm Công Danh nói rằng, bị cáo rất bức xúc vì hành vi chi lãi ngoài nhưng chưa bao giờ được nói.
Bị cáo Phạm Công Danh cho biết thêm, năm 2013, VNCB chịu áp lực rất lớn để đảm bảo ngân hàng có tính thanh khoản. Để huy động được vốn, bị cáo Phạm Công Danh phải chi lãi suất vượt trần trái quy định cho khách hàng gửi tiền lên tới 14%, thấp nhất là từ 5% đến 6%.
Tuy nhiên, những nội dung trên tiếp tục bị HĐXX nhắc nhở.
Phạm Công Danh và Trầm Bê.
 Phạm Công Danh và Trầm Bê.
Đối chất lời khai Trầm Bê
Ngoài ra, cũng trong phiên xử chiều nay, bị cáo Phạm Công Danh trong phần đối chất lời khai của Trầm Bê đã thừa nhận mình sai khi chỉ đạo lập 6 Cty con "3 không": không hoạt động, không phát sinh thuế, không có hồ sơ sổ sách – để lập hồ sơ vay của Sacombank của ông Trầm Bê 1.800 tỷ đồng.
Trước đó, trong phiên tòa xét xử vào sáng 10/1, trả lời câu hỏi của HĐXX về việc tại sao lại có quyết định cho Phạm Công Danh vay tiền, bị cáo Trầm Bê cho rằng, đã quen Phạm Công Danh từ trước vì Danh là khách quen vay tiền của Ngân hàng Phương Nam.
“Khi Danh đặt vấn đề xin vay hơn ngàn tỷ đến 2000 tỷ, tôi sẵn sàng đồng ý với điều kiện phải có tài sản đảm bảo là bất động sản có giá trị cao, tiền tiết kiệm và chứng thư bảo lãnh của ngân hàng. Tôi được biết chủ tịch ngân hàng không được vay tiền của ngân hàng mình nhưng được phép đi vay tiền của ngân hàng khác", bị cáo Trầm Bê nói.
Ông Trầm Bê cũng cho rằng, "hồ sơ" liên quan cho vay ông chỉ đạo tổng giám đốc Sacombank làm, ông Trầm Bê chỉ biết ông Danh có tài sản thế chấp, cho vay và đòi được tiền và lấy lãi thì ông cho vay. Về việc cho vay 1800 tỷ, Trầm Bê cho rằng, với tư cách Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank, ông chỉ được phê duyệt tối đa 1.800 tỉ đồng nên đã cho Danh vay số tiền bằng mức tín dụng trên.
Như vậy, qua lượt đầu xét hỏi, "phi vụ" 1.800 tỷ đồng giữa ông Trầm Bê và Phạm Công Danh đã dần lộ rõ, ông Trầm Bê không nghĩ rằng mình bị xử lý hình sự về chuyện "hồ sơ", trong khi ông Danh thừa nhận "hồ sơ" đã sai. Còn cáo trạng đang nghiêng về cáo buộc "hồ sơ" khi cho rằng ông Trầm Bê và ông Danh "đã lập hồ sơ sai nguyên tắc" dẫn đến việc Sacombank cho ông Danh vay gây thiệt hại cho VNCB trên 1.800 tỷ đồng.

Hôm nay tuyên án vụ Phạm Công Danh

Sáng 9/9, Tòa án Nhân dân TP. HCM sẽ tuyên án vụ Phạm Công Danh và các đồng phạm gây thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng.

Phiên tòa xét xử vụ án Phạm Công Danh đã dành ra hơn 1 tháng, từ 19/7 đến 30/8, để xét xử các bị cáo về 2 hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng, và Cho vay sai quy định của các tổ chức tín dụng.

Những nhân vật nào có liên quan đến “đại án” Trầm Bê?

Ngoài Trầm Bê và Phan Huy Khang bị khởi tố và bị bắt tạm giam, 23 bị can khác cũng bị khởi tố, trong đó có 14 người bị bắt tạm giam do liên quan đến vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Nhung nhan vat nao co lien quan den “dai an” Tram Be?
Ông trùm tài chính Trầm Bê. Ảnh: Tuổi trẻ.

Ngoài Trầm Bê và Phan Huy Khang bị khởi tố và bị bắt tạm giam, 23 bị can khác cũng bị khởi tố, trong đó có 14 người bị bắt tạm giam do liên quan đến vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Sacombank, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB).

Câu trả lời bất ngờ của ông Thăng với luật sư về EPC 33

(Kiến Thức) - Trả lời câu hỏi luật sư trong phiên xử chiều nay, bị cáo Đinh La Thăng cho biết, chỉ đến khi CQĐT làm việc thì mới biết hợp đồng EPC 33 thiếu căn cứ pháp lý.

Chiều ngày 10/1, phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Đinh La Thăng cùng 21 đồng phạm tiếp tục diễn ra với phần luật sư xét hỏi các bị cáo.
Trả lời luật sư Trần Hồng Phúc liên quan đến Dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo Đinh La Thăng cho biết, khi quyết định cho PVPower là chủ đầu tư, triển khai thực hiện Dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 là theo đúng quy định của pháp luật.