Phái bộ ngoại giao Nga ở Ukraine bị tấn công sau vụ bắt tàu hải quân

Theo kết quả điều tra sơ bộ, nhiều đối tượng lạ mặt đã tấn công Đại sứ quán Nga tại Kiev trong hai ngày 25 và 26/11, nhằm hủy hoại quan hệ giữa Nga và Ukraine.

Ngày 27/11, Ủy ban Điều tra Nga cho biết cơ quan này đã mở 2 cuộc điều tra riêng biệt liên quan đến những vụ tấn công nhằm vào các phái bộ ngoại giao Nga ở Ukraine sau vụ Moskva bắt giữ 3 tàu hải quân Ukraine.
Người phát ngôn của ủy ban trên, bà Svetlana Petrenko nêu rõ: "Hai vụ điều tra hình sự đã được tiến hành liên quan đến các vụ tấn công nhằm vào cá nhân hoặc cơ quan ngoại giao Nga được bảo vệ ở nước ngoài.
Phai bo ngoai giao Nga o Ukraine bi tan cong sau vu bat tau hai quan
Tàu quân sự Ukraine bị lực lượng biên phòng trực thuộc FSB bắt giữ tại cảng Kerch ngày 26/11/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo kết quả điều tra sơ bộ, nhiều đối tượng lạ mặt đã tấn công Đại sứ quán Nga tại Kiev trong hai ngày 25 và 26/11, nhằm hủy hoại quan hệ giữa Nga và Ukraine.
Bên cạnh đó, các phần tử cực đoan cũng tiến hành một vụ tấn công tương tự nhằm vào Tổng lãnh sự quán Nga tại Kharkiv.
Những vụ tấn công này đã làm gián đoạn hoạt động của phái bộ ngoại giao Nga.
Cùng ngày, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho rằng việc ban hành tình trạng chiến tranh sẽ khiến Ukraine gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng về kinh tế và không thể cải thiện quan hệ với Moskva.
Thủ tướng Medvedev nhấn mạnh: “Rõ ràng điều này sẽ tạo ra thêm nhiều sự phức tạp đối với những tiến trình đang diễn ra ở Ukraine. Tình trạng chiến tranh có thể đem lại những vấn đề nghiêm trọng đối với nền kinh tế Ukraine. Và tất nhiên, hành động này sẽ không giúp cải thiện quan hệ giữa Nga và Ukraine.”
Theo ông Medvedev, việc ban hành tình trạng chiến tranh sẽ khiến tình hình tại Ukraine trở nên trầm trọng hơn.

Căng thẳng Nga-Ukraine: Các “ông lớn” phản ứng ra sao?

(Kiến Thức) - Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU), NATO và Liên Hợp Quốc đã lên tiếng sau vụ lực lượng Nga nổ súng và bắt giữ 3 tàu chiến thuộc Hải quân Ukraine được cho là xâm phạm lãnh hải của Nga trên Biển Đen sáng 25/11.

Sáng 25/11, khi lực lượng Biên phòng Nga nổ súng và bắt giữ ba tàu Hải quân Ukraine được cho là xâm phạm vùng biển của Nga ngoài khơi bán đảo Crimea trên Biển Đen, đã khiến mối quan hệ giữa hai nước ngày càng trở nên căng thẳng và dư luận lo ngại về một cuộc đối đầu quân sự giữa Moscow và Kiev có thể xảy ra.
Sau vụ việc này, Tổng thống Mỹ Donald nói với các phóng viên rằng ông không thích những gì đang xảy ra giữa Nga và Ukraine tại eo biển Kerch vừa qua, đồng thời hy vọng vụ việc sẽ được giải quyết và tình hình có thể sớm ổn định.

Ukraine "mượn gió bẻ măng" âm mưu dùng vũ khí hóa học tại Donbass?

(Kiến Thức) - Đại diện thường trực của Nga tại Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) Alexander Lukashevich cho rằng Lực lượng vũ trang Ukraine đang chuẩn bị tiến hành vụ khiêu khích bằng vũ khí hóa học tại khu vực Donbass.

Theo hãng thông tấn TASS, phát biểu tại phiên họp đặc biệt của Hội đồng thường trực OSCE ngày 26/11, Đại diện thường trực của Nga tại OSCE, ông Alexander Lukashevich, cáo buộc Lực lượng vũ trang Ukraine đang chuẩn bị tiến hành vụ khiêu khích bằng vũ khí hóa học tại Donbass.

“Có thông tin cho thấy Quân đội Ukraine đang chuẩn bị tiến hành khiêu khích bằng vũ khí hóa học ở Donbass và sự tham gia của cơ quan tình báo nước ngoài”, TASS đưa tin.

Tổng thống Poroshenko ký sắc lệnh ban bố thiết quân luật, Nga nói gì?

(Kiến Thức) - Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ký sắc lệnh ban hành thiết quân luật trên toàn quốc, sau vụ lực lượng Nga nổ súng và bắt giữ 3 tàu Hải quân Ukraine trên Biển Đen hôm 25/11 khiến căng thẳng hai nước leo thang.

Theo RT dẫn thông tin từ trang mạng của Văn phòng Tổng thống Ukraine ngày 26/11, cho biết Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã chính thức ký sắc lệnh ban hành thiết quân luật trên toàn quốc trong thời gian 60 ngày, có hiệu lực từ 15h ngày 26/11 đến 15h ngày 25/1/2019 (giờ địa phương).
Sắc lệnh này sẽ được đệ trình lên Quốc hội Ukraine phê chuẩn. Mặc dù vậy, Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine đã được giao nhiệm vụ bắt đầu tổ chức huy động một phần quân số. Trên thực tế, Quân đội Ukraine đã được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu ngay cả trước khi thiết quân luật được ban bố.