"Phá băng" lệnh cấm giao dịch bất động sản ở Bắc Vân Phong - Khánh Hoà

(Kiến Thức) - Sau gần một năm "đóng băng”, tỉnh Khánh Hòa có văn bản khẩn chỉ đạo chấm dứt hiệu lực của văn bản ban hành hồi tháng 5/2018 về việc tăng cường quản lý đất đai tại huyện Vạn Ninh - nơi được chọn làm đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong.

Ngày 17/6/2019, UBND tỉnh Khánh Hòa có văn bản khẩn về việc chấm dứt hiệu lực của Văn bản số 439/UBND-XDNĐ ngày 9/5/2018 về việc tăng cường quản lý đất đai trên địa bàn huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa (nơi được chọn làm đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong).
Theo thông tin trên Vietnamnet, văn bản chỉ đạo của chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa nêu rõ: Trong quá trình triển khai chủ trương cho phép chuyển nhượng đất trở lại ở Bắc Vân Phong, nếu có khó khăn và vướng mắc gì thì UBND huyện Vạn Ninh và các Sở, ban ngành có liên quan báo cáo về UBND tỉnh để kịp thời có hướng xem xét, giải quyết. 
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND huyện Vạn Ninh, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn thuộc huyện Vạn Ninh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thực hiện văn bản này.
Văn bản khẩn của chủ tịch UBND Khánh Hòa cho phép chuyển nhượng đất tại huyện Vạn Ninh trở lại. Ảnh chụp màn hình.
 Văn bản khẩn của chủ tịch UBND Khánh Hòa cho phép chuyển nhượng đất tại huyện Vạn Ninh trở lại. Ảnh chụp màn hình.
Trường hợp có khó khăn, vướng mắc, UBND huyện Vạn Ninh và các Sở, ban ngành liên quan báo cáo về UBND tỉnh để kịp thời chỉ đạo giải quyết.
Ngày 9/5/2018, UBND Khánh Hòa ra văn bản ngưng chuyển đổi mục đích sử dụng đất; tách thửa, chuyển quyền sử dụng đất ở huyện Vạn Ninh trong thời gian chờ Quốc hội thông qua Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Phong.
Khi đó, UBND huyện Vạn Ninh chỉ được giải quyết cho những hồ sơ chuyển nhượng có 100% diện tích đất là đất thổ cư. Diện tích cao nhất lô đất được chuyển nhượng ở khu vực đô thị là 180m2 và khu vực nông thôn 400m2.
Sau động thái này, mọi hoạt động chuyển nhượng, giao dịch, tách, nhập sổ đỏ tại thị trường này gần như bị "đóng băng". Sau đó, "cò" đất đua nhau rút khỏi thị trường Bắc Vân Phong, hàng loạt trung tâm môi giới nhà đất đóng cửa. Nhiều môi giới và chuyên gia nhận định, cả thị trường BĐS tại Bắc Vân Phong trở nên tiêu điều, vắng lặng.
Khu vực Bắc Vân Phong. Ảnh: TT
Khu vực Bắc Vân Phong. Ảnh: TT 
Dự báo sau khi có văn bản chính thức chính thức thông báo gỡ lệnh đóng băng này của UBND tỉnh Khánh Hòa, hơn 40 sàn bất động sản ở Vạn Ninh sẽ nhanh chóng mở cửa trở lại để chuyển nhượng lượng lớn đất thuộc dạng “hàng tồn”.
Thông tin trên Zing, trước đó, Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi UBND các tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa và Kiên Giang, đề nghị quản lý, ổn định thị trường bất động sản, tránh đầu cơ, tạo bong bóng bởi đây là các địa phương được chọn để xây dựng mô hình đặc khu kinh tế đầu tiên trong cả nước. 
3 đặc khu kinh tế này là Quảng Ninh với Vân Đồn, Khánh Hòa với Bắc Vân Phong và Kiên Giang với Phú Quốc.
Bộ Xây dựng cũng yêu cầu 3 tỉnh kiểm tra, nắm tình hình, làm rõ nguyên nhân gây biến động thị trường. Ngoài ra, cần thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản và triển khai các biện pháp cần thiết để ổn định thị trường.

Bêu tên hàng loạt doanh nghiệp NN sai phạm đất đai

Dù 30/31 doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) báo lãi năm 2017, các đơn vị này còn tồn tại nhiều hạn chế, trong đó có việc quản lý, sử dụng đất đai không hiệu quả gây lãng phí lớn.

Kiểm toán nhà nước (KTNN) vừa chỉ ra nhiều sai phạm của các tập đoàn, tổng công ty, công ty Nhà nước năm 2017 trong báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán 2018 gửi Quốc hội.

Vì sao Quốc hội chưa bàn sửa đổi Luật Đất đai?

(Kiến Thức) - Có đại biểu đề nghị không lùi thời gian trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai. Tuy nhiên, Quốc hội nhận thấy, cần thêm thời gian để nghiên cứu, đánh giá thực trạng, tác động một số chính sách mới.

Chiều ngày 11/6, theo chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, tại phiên họp toàn thể hội trường, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.