Ôtô Trung Quốc "mất giá nhanh như chớp" sau lăn bánh tại Việt Nam?

Mức độ mất giá của mỗi dòng xe vốn dĩ không giống nhau. Tuy nhiên, các mẫu ôtô đến từ Trung Quốc thường có xu hướng mất giá nhanh hơn so với các xe Nhật bản hay Hàn Quốc.

Video: Xe Trung Quốc BYD đổ bộ Việt Nam.
Theo khảo sát trên các nền tảng kinh doanh xe cũ tại Việt Nam, nhiều mẫu ôtô Trung Quốc mất giá cao hơn đáng kể so với các đối thủ đến từ Nhật Bản hay Hàn Quốc. Chẳng hạn, mẫu MG HS đời 2022 mất khoảng 33% giá trị sau khi lăn bánh, trong khi đó, Hyundai Tucson cùng phân khúc chỉ mất khoảng 17% giá trị.
Tương tự, mẫu MG5 sau hai năm sử dụng bị mất giá khoảng 28%, trong khi Kia K3 chỉ mất khoảng 19% và Toyota Corolla Altis có mức mất giá thấp nhất, chỉ từ 10 - 12%.
Oto Trung Quoc
MG HS đời 2022 mất khoảng 33% giá trị sau khi lăn bánh, trong khi đó, Hyundai Tucson cùng phân khúc chỉ mất khoảng 17% giá trị. 
Dù có hệ thống phân phối khá lớn tại Việt Nam, MG vẫn bị mất giá ít nhiều. Tuy nhiên, một số mẫu xe Trung Quốc khác còn mất giá mạnh hơn. Ví dụ, BAIC U5 Plus đời 2022 hiện mất khoảng 24% giá trị, trong khi đối thủ Mazda3 chỉ mất khoảng 8%.
Tuy nhiên, vẫn có ngoại lệ khi một số mẫu xe Trung Quốc được thị trường đón nhận tốt hơn. Điển hình như Beijing X7, mẫu xe này sau hai năm sử dụng chỉ mất giá khoảng 12%, thấp hơn đáng kể so với các dòng xe Trung Quốc khác.
Oto Trung Quoc
Beijing X7, mẫu xe này sau hai năm sử dụng chỉ mất giá khoảng 12%, thấp hơn đáng kể so với các dòng xe Trung Quốc khác. 
Mức độ trượt giá của một mẫu xe thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như chất lượng, thương hiệu và mức độ phổ biến trên thị trường. Nếu một mẫu xe có nhiều ưu đãi khi mua mới hoặc thường xuyên được giảm giá sâu, giá trị xe cũ cũng sẽ giảm theo.
Đối với xe Trung Quốc, yếu tố tác động lớn nhất có lẽ đến từ rào cản thương hiệu. Người tiêu dùng Việt Nam vẫn còn tâm lý e dè với các dòng xe đến từ Trung Quốc, do lo ngại về chất lượng, độ bền và giá trị bán lại. Phần lớn khách hàng vẫn ưu tiên lựa chọn xe Nhật và Hàn, vốn đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường với triết lý "ăn chắc mặc bền".
Oto Trung Quoc
 Mặc dù có tỷ lệ mất giá cao hơn, nhưng một số mẫu xe Trung Quốc như MG hay Beijing X7 vẫn nhận được đánh giá tích cực từ người dùng.
Mặc dù có tỷ lệ mất giá cao hơn, nhưng một số mẫu xe Trung Quốc như MG hay Beijing X7 vẫn nhận được đánh giá tích cực từ người dùng. Nhiều khách hàng sau một thời gian sử dụng cho biết xe vận hành ổn định, ít gặp lỗi nghiêm trọng, chứng tỏ chất lượng sản phẩm của các thương hiệu này đang dần cải thiện.
Hai năm gần đây, các hãng xe Trung Quốc liên tục đổ bộ vào Việt Nam mang đến làn gió mới cho thị trường ôtô trong nước. Riêng trong năm 2024, đã có 7 thương hiệu xe Trung Quốc chính thức gia nhập thị trường Việt Nam.
Oto Trung Quoc
Không chỉ nhập khẩu xe nguyên chiếc, Geely, Omoda và Jaecoo (thuộc Chery) còn có kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam. 
Không chỉ nhập khẩu xe nguyên chiếc, nhiều thương hiệu như Geely, Omoda và Jaecoo (thuộc Chery) còn có kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Đây được xem là bước đi chiến lược nhằm phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu sang các nước khác.
Dù vẫn còn nhiều rào cản về thương hiệu và giá trị bán lại, ôtô Trung Quốc tại Việt Nam đang dần chứng minh chất lượng và tìm được chỗ đứng trên thị trường. Với chiến lược đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, thiết kế và xây dựng nhà máy sản xuất, các hãng xe Trung Quốc có thể sẽ tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn với các thương hiệu Nhật và Hàn trong tương lai.

Hai hãng ôtô Trung Quốc Dongfeng và Changan đàm phán sáp nhập

Mới đây, một số công ty con thuộc tập đoàn ô tô Dongfeng Group và tập đoàn công nghiệp Nam Trung Quốc (CSGC - công ty mẹ của Changan Motors) đã đồng loạt thông báo về việc thảo luận tái cấu trúc. 

Video: Giới thiệu xe điện Dongfeng BOX hoàn toàn mới.

Việc Dongfeng và Changan đàm phán sáp nhập không làm thay đổi quyền sở hữu doanh nghiệp, đặc biệt là cổ đông có quyền kiểm soát cuối cùng vẫn là Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà Nước (SASAC) do chính phủ Trung Quốc điều hành.

Nhiều ý kiến phân tích cho rằng, nếu Dongfeng và Changan hợp nhất, doanh số hàng năm có thể vượt qua mức 4,5 triệu xe, vượt qua BYD. Việc tái cơ cấu Dongfeng và Changan phù hợp với nỗ lực gần đây của SASAC nhằm tối ưu hóa các doanh nghiệp nhà nước, nhằm giảm cạnh tranh nội bộ và hướng đến chuyên môn hóa vào các lĩnh vực cụ thể thuộc quản lý. 

Trung Quốc sắp vượt Nhật Bản, thành quốc gia xuất khẩu ôtô số 1

Lần đầu tiên Trung Quốc trên đà trở thành quốc gia xuất khẩu ôtô hàng đầu thế giới nhờ có chỗ đứng lớn hơn ở thị trường Nga và Mexico cũng như sự tăng trưởng của ngành công nghiệp xe điện toàn cầu.

Video: Thêm một "ông lớn" xe sang Trung Quốc vào Việt Nam.
Theo dữ liệu sơ bộ từ Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Trung Quốc (CAAM), đất nước tỷ dân này đã xuất khẩu 4,41 triệu chiếc xe hơi từ tháng 1 đến tháng 11 năm nay, tăng 58% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này vượt xa cựu quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu ô tô là Nhật Bản.