Ông Võ Kim Cự làm Ủy viên Ủy ban Kinh tế của QH

Trong phiên làm việc ngày 25/7 của Quốc hội, ông Võ Kim Cự được phê chuẩn làm thành viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội.

Trong phiên làm việc ngày 25/7, ông Trần Văn Túy, Trưởng ban Công tác đại biểu thay mặt Ủy ban Thường vụ QH khóa XIV báo cáo trước QH kết quả nhân sự Phó chủ nhiệm, ủy viên các Ủy ban và Hội đồng dân tộc của QH. Theo đó, có 34 cấp phó được phê chuẩn so với tiêu chuẩn tối đa 44 người như dự kiến.
Ong Vo Kim Cu lam Uy vien Uy ban Kinh te cua QH
ĐB Võ Kim Cự trả lời phỏng vấn của báo chí bên hành lang QH sáng 25/7.
Đáng chú ý, trong danh sách các chức danh Phó chủ nhiệm, Ủy viên thường trực và Ủy viên Hội đồng dân tộc, các Ủy ban, có ông Võ Kim Cự, Chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam - Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cũng được phê chuẩn làm thành viên Ủy ban Kinh tế của QH.
Trưởng ban công tác đại biểu Trần Văn Túy cho biết, việc phê chuẩn các chức danh, thành viên Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của QH nói trên được thực hiện tại phiên họp thứ nhất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14 vào ngày 22/7/2016.
Báo cáo cũng cho biết, Ủy ban Thường vụ QH đã xem xét, cân nhắc kỹ về tiêu chuẩn, điều kiện từng nhân sự cụ thể, trước mắt phê chuẩn 34 Phó chủ tịch, Phó chủ nhiệm và 45 Ủy viên thường trực của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban.
Đối với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban chưa đủ số cấp phó, Ủy viên thường trực, ủy viên khác so với số lượng được phê duyệt, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, trong quá trình hoạt động, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục xem xét, kiện toàn khi có cán bộ đủ tiêu chuẩn và điều kiện.
Ông Võ Kim Cự, nguyên là Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, từng làm Trưởng đoàn ĐBQH Hà Tĩnh khóa XIII. Ông Võ Kim Cự được coi là người có nhiều “dấu ấn” liên quan đến dự án Formosa. Đây cũng là công ty đã xả thải gây sự cố ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa từng có trong lịch sử Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến 4 tỉnh miền Trung.
Nhiều dấu hỏi liên quan đến trách nhiệm của người từng đứng đầu Hà Tĩnh đã được đặt ra khiến dư luận xã hội bức xúc. Tuy nhiên, trong những cuộc trả lời báo chí gần đây, kể cả bên hành lang QH sáng 25/7, ông Cự vẫn khẳng định trong việc cấp phép cho Formosa, ông không có gì sai.

Ảnh: Khu sinh thái nghỉ dưỡng to đẹp thành nơi chăn bò

Vườn sinh thái Cẩm Đình - Hiệp Thuận là một trong những khu đô thị sinh thái đầu tiên trên cả nước nhưng hiện tại chỉ có 3 căn biệt thự được xây dựng.

Dự án khu sinh thái Cẩm Đình - Hiệp Thuận (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt từ năm 2007 trên diện tích 47 ha, cung cấp đủ nhu cầu nhà ở cho gần 10.000 người. Tháng 6/2008, khi sáp nhập về Hà Nội, quy mô của dự án được điều chỉnh tăng lên 250 ha.
 Dự án khu sinh thái Cẩm Đình - Hiệp Thuận (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt từ năm 2007 trên diện tích 47 ha, cung cấp đủ nhu cầu nhà ở cho gần 10.000 người. Tháng 6/2008, khi sáp nhập về Hà Nội, quy mô của dự án được điều chỉnh tăng lên 250 ha.

Nổ mìn đánh sập hầm vàng để ngăn "vàng tặc"

Công an đã đề nghị quân đội cho nổ mìn đánh sập hầm vàng ở núi Chư Jú (Gia Lai) để ngăn "vàng tặc" dựng lều, khoét núi khai thác. 

Ngang nhiên dựng lều, khoét núi, đông đảo “vàng tặc” đã biến vùng rừng trên núi Chư Jú (tỉnh Gia Lai) thành công trường, rầm rập khai thác suốt ngày đêm. Công an địa phương đề nghị bên quân đội cho nổ mìn đánh sập hầm vàng này.
Phá rừng, khoét núi

Bão số 6 giảm cấp, áp sát quần đảo Hoàng Sa

(Kiến Thức) - Cơn bão số 6 (tên quốc tế là Aere) liên tục đổi hướng rất phức tạp, tiến sát quần đảo Hoàng Sa và nhiều khả năng suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, bão số 6 vẫn liên tục đổi hướng rất phức tạp.
Hồi 8h ngày 9/10, vị trí tâm bão số ở vào khoảng 21,7 độ Vĩ Bắc; 117,4 độ Kinh Đông, cách Hồng Kông (Trung Quốc) khoảng 350km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 10-11.