Ông Trump liên tiếp thua kiện ở 3 bang, công ty luật rút lui

Chiến dịch của ông Trump gặp thêm thất bại trong các vụ kiện kết quả bầu cử tại ba bang chiến trường. Một công ty đại diện cho ông đã rút khỏi một vụ kiện lớn khác.

Tòa án phúc thẩm cấp liên bang bác bỏ nỗ lực của ông Trump ở bang Pennsylvania ngăn việc kiểm đếm 9.300 phiếu qua bưu điện đến sau ngày bầu cử.
Thẩm phán cho rằng làm như vậy sẽ vi phạm “nguyên tắc không thể xê dịch của nền dân chủ chúng ta rằng phiếu hợp lệ của mọi công dân đều phải được tính”, theo hãng tin AP.
Trước đó, Tòa án Tối cao bang Pennsylvania cũng ra phán quyết chấp nhận phiếu gửi về sau ngày bầu cử 3/11, đến tận ngày 6/11, vì lo ngại có nhiều lá phiếu được gửi đi đúng ngày bầu cử nhưng đến chậm do hệ thống bưu điện bị quá tải.
Ong Trump lien tiep thua kien o 3 bang, cong ty luat rut lui
Người Mỹ ăn mừng ở Atlanta ngày 14/11 sau khi ông Biden được công nhận là người chiến thắng ở Georgia - bang cuối cùng công bố kết quả. Ảnh: New York Times. 
Đảng Cộng hòa đã cố gắng yêu cầu Tòa án Tối cao Mỹ thụ lý việc này. Nhưng số lượng phiếu về muộn chỉ là 9.300, thua xa cách biệt hiện tại của ông Joe Biden là khoảng 60.000 phiếu, không đủ lớn để đảo ngược chiến thắng của ông Biden tại bang này.
Chiến dịch của ông Trump đã có hơn 15 vụ kiện chỉ tính riêng bang Pennsylvania, nhưng cho đến nay chưa đưa ra bằng chứng nào về gian lận.
Ở bang Michigan, ngày 13/11, tòa án từ chối yêu cầu của đảng Cộng hòa ngăn khu vực quanh thành phố Detroit chứng nhận kết quả. Tòa án bác bỏ cáo buộc rằng đã có gian lận ở Detroit, làm mất uy tín kết quả bầu cử.
Đây là lần thứ ba thẩm phán ở bang Michigan từ chối xử lý các vụ kiện của ông Trump nhằm đảo ngược chiến thắng với cách biệt hơn 140.000 phiếu của ông Biden.
Cùng ngày, chiến dịch ông Trump rút lại một vụ kiện ở bang Arizona, đòi kiểm phiếu bằng tay ở khu vực thành phố Phoenix, do số phiếu mà họ đang tranh cãi không đủ để thay đổi người chiến thắng ở bang.
Ngoài ra, công ty luật tên tuổi Porter Wright Morris & Arthur, đang bị chỉ trích vì đại diện cho ông Trump và đi ngược lại ý nguyện của người Mỹ, rút khỏi một vụ kiện kết quả bầu cử bang Pennsylvania.
Twitter của công ty này tràn ngập các ý kiến chỉ trích. Porter Wright đã kiếm được hơn 700.000 USD từ chiến dịch ông Trump, bao gồm hơn 140.000 USD chi trả thông qua tài khoản của Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa cho các “vụ kiện kiểm phiếu lại”, theo hồ sơ nộp lên Ủy ban Bầu cử Liên bang.
Đến nay, Tổng thống Trump chưa chấp nhận thất bại. Tại một sự kiện ở Vườn Hồng mới đây, ông Trump tiếp tục đưa ra những phát biểu sai sự thật về dịch Covid-19, không nhận câu hỏi từ phóng viên và không đề cập gì tới ông Joe Biden.

Tổng thống Trump tổ chức tang lễ cho em trai tại Nhà Trắng

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tổ chức tang lễ cho em trai Robert tại Nhà Trắng ngày 21/8 (giờ Mỹ).

Tong thong Trump to chuc tang le cho em trai tai Nha Trang
Theo tờ Dailymail, ông Robert qua đời ngày 16/8, một ngày sau khi Tổng thống Trump bay tới thăm em trai tại bệnh viện ở New York. Ảnh: Người hộ tang khiêng quan tài xuống bậc thềm. Ảnh: AP. 

Tong thong Trump to chuc tang le cho em trai tai Nha Trang-Hinh-2
 Xuất hiện tại tang lễ, ông Trump và Đệ nhất Phu nhân Melania đều đượm buồn khi họ chứng kiến những người hộ tang khiêng quan tài ông Robert ra khỏi tòa nhà North Portico ở Nhà Trắng. Ảnh: Tổng thống Trump và bà Melania. Ảnh: EPA.

Tong thong Trump to chuc tang le cho em trai tai Nha Trang-Hinh-3
 Có lúc, Tổng thống Trump nhắm mắt và đứng lại một lúc trên bậc thang khi quan tài em trai được đưa xuống. Bà Melania đã nắm chặt tay chồng an ủi. Ảnh: Getty Images.

Tong thong Trump to chuc tang le cho em trai tai Nha Trang-Hinh-4
 Người thân của ông Robert an ủi nhau tại tang lễ. Gia đình và bạn bè ông Robert đã đi theo quan tài xuống bậc thềm và nhìn xe tang rời đi. Ảnh: Getty Images.
Tong thong Trump to chuc tang le cho em trai tai Nha Trang-Hinh-5
  Các con của Tổng thống Trump có mặt để tiễn biệt người chú. Đây là lần đầu tiên có đám tang được tổ chức ở Nhà Trắng kể từ đám tang của cố Tổng thống John F. Kennedy năm 1963. Ảnh: AP.

Tong thong Trump to chuc tang le cho em trai tai Nha Trang-Hinh-6
Các con trai của Tổng thống Trump: Barron (giữa) và Donald trump Jr. (phải) cùng bạn gái Kimberly Guilfoyle. Ảnh: AFP
Tong thong Trump to chuc tang le cho em trai tai Nha Trang-Hinh-7
Em trai ông Trump là một trong vài dân thường được tổ chức tang lễ tại Nhà Trắng. Ảnh: EPA.

Trung Quốc lần đầu chúc mừng ông Biden sau ngày bầu cử Mỹ

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 13/11 gửi lời chúc mừng tới ông Joe Biden, người được truyền thông tuyên bố đắc cử trong cuộc bầu cử Mỹ trong khi Tổng thống Donald Trump vẫn từ chối nhận thua.

Theo hãng tin Reuters, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Wang Wenbin phát biểu tại một cuộc họp báo: "Chúng tôi tôn trọng sự lựa chọn của người dân Mỹ. Chúng tôi gửi lời chúc mừng đến ông Biden và bà Harris. Chúng tôi hiểu rằng kết quả của cuộc bầu cử Mỹ sẽ được xác định theo luật pháp và thủ tục của Mỹ".

Nguy cơ rò rỉ tin tuyệt mật sau khi ông Trump rời Nhà Trắng

Các chuyên gia quan ngại về khả năng rò rỉ thông tin an ninh, tình báo quan trọng từ Tổng thống Trump sau khi ông rời Nhà Trắng.

Trên cương vị tổng thống, ông Donald Trump thỉnh thoảng tiết lộ một cách có chọn lọc các thông tin tuyệt mật. "Tôi là tổng thống và tôi có quyền giải mật các thông tin", ông từng khẳng định như vậy. Trong một số lần, những tiết lộ của ông gây khó khăn cho công tác tình báo Mỹ, theo báo Washington Post. 
Nguy co ro ri tin tuyet mat sau khi ong Trump roi Nha Trang
Tổng thống Trump có thể trở thành mối đe dọa cho an ninh quốc gia sau khi hết nhiệm kỳ. Ảnh: Nhà Trắng. 
Sau khi Tổng thống Trump rời Nhà Trắng, các quan chức và nhà phân tích nói với Washington Post rằng họ lo lắng ông sẽ thỉnh thoảng buột miệng hay lỡ lời, từ đó gây ra tình huống khó xử về an ninh quốc gia cho chính quyền mới.
Sự lỡ lời cũng dẫn đến nguy cơ
Mọi tổng thống, ngay cả khi hết nhiệm kỳ, đều nắm những bí mật quốc gia có giá trị. Đó là thủ tục phóng vũ khí hạt nhân, khả năng thu thập thông tin tình báo của nước mình - bao gồm cả mạng lưới nằm sâu trong chính phủ nước ngoài - và sự phát triển của các hệ thống vũ khí mới.
Tuy nhiên, đối với vị tổng thống Mỹ thứ 45, ông hội tụ đủ các tiêu chí của một rủi ro phản gián: công ty gia đình vướng nhiều khoản nợ lớn, và bản thân ông có sự bất mãn với chính quyền, đặc biệt là chính quyền sắp tới của ông Joe Biden.
“Bất cứ ai bất bình hoặc không hài lòng với chính quyền đều được xem là nguồn nguy cơ tiết lộ thông tin mật - dù là cán bộ nghỉ hưu hay đương nhiệm. Ông Trump phù hợp với mô tả này”, David Priess, cựu nhân viên CIA, cho biết. Priess là tác giả quyển Những quyển sổ chứa đựng bí mật của tổng thống.
Nhà Trắng không bình luận về quan ngại của giới an ninh.
Là tổng thống, ông Trump có quyền tiếp cận tất cả thông tin mật trong chính phủ. Tổng thống cũng có quyền giải mật và chia sẻ bất kỳ thông tin nào, vì bất kỳ lý do gì.
Sau khi rời nhiệm sở, ông Trump vẫn có quyền tiếp cận thông tin mật liên quan đến chính quyền của mình, theo Washington Post. Tuy nhiên, quyền giải mật sẽ không còn sau khi tổng thống mới tuyên thệ nhậm chức.
Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng ông Trump ít khi chú ý trong các buổi cập nhật thông tin tình báo, có thể không hiểu rõ cách thức hoạt động của bộ máy an ninh quốc gia. Tuy nhiên, chính sự lơ là này làm giảm rủi ro lộ tin mật từ ông Trump.
“Một tổng thống hiểu biết và có đầy đủ thông tin nhưng tính cách khó lường mới thực sự là nguy cơ. May mắn là ông Trump không quan tâm mấy đến các buổi cập nhật tình báo”, Jack Goldsmith, người điều hành Văn phòng Cố vấn Pháp lý tại Bộ Tư pháp dưới thời tổng thống George W. Bush, nói với Washington Post.
Tuy nhiên, chuẩn tướng Peter B. Zwack không chia sẻ góc nhìn "lạc quan" như trên. “Ông Trump có lẽ không biết nhiều về các thông tin chi tiết, nhưng ông ấy có từng mảnh ghép”. Tướng Zwack từng là sĩ quan tình báo quân đội và là tùy viên quốc phòng cấp cao của Mỹ tại Nga giai đoạn 2012-2014.
Ông Trump ít có khả năng biết từng chi tiết cụ thể của thông tin tình báo, như tên của một điệp viên hoặc nơi cơ quan tình báo đặt thiết bị giám sát. Tuy nhiên, tổng thống chắc chắn biết quá trình thu thập tình báo, mà đây cũng là thông tin giá trị không kém đối với nước đối thủ.
Theo John Fitzpatrick, cựu sĩ quan tình báo và chuyên gia về các hệ thống an ninh được sử dụng để bảo vệ thông tin mật, những loại thông tin Tổng thống Trump có thể biết bao gồm khả năng quân sự đặc biệt, thông tin về vũ khí mạng và gián điệp, các loại vệ tinh Mỹ sử dụng. Một số hoạt động bí mật chỉ được tiến hành nếu có sự chấp thuận của tổng thống.
Tổng thống Trump cũng nắm thông tin đến từ các mạng lưới tình báo và gián điệp của Mỹ. Do đó, ông có thể vô tình làm lộ nguồn tin, ngay cả khi không biết thông tin đó được thu thập bằng cách nào.
Trong một cuộc họp tại Phòng Bầu dục năm 2017, ông Trump đã tiết lộ với ngoại trưởng Nga và đại sứ nước này tại Mỹ về một "thông tin tuyệt mật".
Cụ thể, tổng thống nói Washington được đồng minh báo tin rằng tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) có thể uy hiếp ngành hàng không, theo Washington Post.
Hành động này gây nguy hiểm cho nguồn tin, theo những người biết về sự cố trên.
Nguy co ro ri tin tuyet mat sau khi ong Trump roi Nha Trang-Hinh-2
Ông Trump đã tiết lộ thông tin tình báo tuyệt mật cho ngoại trưởng và đại sứ Nga tại Mỹ. Ảnh: Getty. 
Bằng cách khoe khoang về khả năng tình báo, Tổng thống Trump gây ra rủi ro cho mạng lưới.
Ông cũng bất cẩn khi cố gắng đe dọa đối thủ. Tháng 8/2019, tổng thống đăng bức ảnh chi tiết về bệ phóng tên lửa của Iran lên Twitter. Những bức ảnh này là một trong những thông tin tình báo tuyệt mật nhất vì nó có thể tiết lộ chính xác khả năng do thám của Mỹ.
Bằng thông tin này, các cơ quan tình báo có thể xác định vệ tinh nào đã chụp bức ảnh, và tìm ra quỹ đạo của nó nhờ tấm ảnh tổng thống đăng tải.
Truy tố hình sự là giải pháp cuối cùng
Ông Trump cũng thể hiện mình sẵn sàng giải mật thông tin vì lợi ích chính trị. Ông thúc ép các quan chức cấp cao tiết lộ tài liệu từ cuộc điều tra năm 2016 về việc Nga can thiệp bầu cử và các mối liên hệ với chiến dịch tranh cử.
Tháng trước, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia (DNI) John Ratcliffe, người trung thành với Tổng thống Trump, công khai các ghi chú viết tay và thư từ gửi cho FBI liên quan đến thông tin tình báo về Nga mà Mỹ có được.
Trong các ghi chú, DNI tin rằng chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton cố gắng quy trách nhiệm về sự cố rò rỉ email của đảng Dân chủ cho Nga, nhằm đánh lạc hướng luồng tranh cãi về việc bà Clinton sử dụng email cá nhân.
Nguy co ro ri tin tuyet mat sau khi ong Trump roi Nha Trang-Hinh-3
Tổng thống Trump từng đăng tải ảnh chụp chi tiết bệ phóng tên lửa của Iran lên Twitter. Ảnh: Twitter. 
Những tài liệu giải mật này đã được biên tập lại rất nhiều. Tuy nhiên, chúng có thể hé mở cho chính phủ Nga đầu mối về nguồn tin tình báo quý giá mà Mỹ sở hữu.