Ông Dương Khiết Trì thăm Mỹ: Không nhiều hy vọng đột phá

Khó có hy vọng đột phá trong quan hệ Mỹ-Trung trong chuyến thăm Washington của  Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì, khi hai bêni đối mặt với hàng loạt thách thức.

Ngày 27/2, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì bắt đầu chuyến thăm hai ngày tới Mỹ. Đây là quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc đến thăm Mỹ kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức vào 20/1 vừa qua.
Ong Duong Khiet Tri tham My: Khong nhieu hy vong dot pha
Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì. (Ảnh: Chinanews.com) 
Chuyến thăm diễn ra sau cuộc điện đàm của ông Dương Khiết Trì với Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerrson vào tuần trước, trong đó hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ Mỹ -Trung. Đây cũng là bước đi mới nhất được hai nền kinh tế lớn nhất thế giới thực hiện, nhằm thúc đẩy mối quan hệ dưới thời tân Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trước đó, có nhiều lo ngại về mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc khi Tổng thống Mỹ Donald Trump trong chiến dịch tranh cử có những thông điệp cứng rắn gửi tới Trung Quốc.
Tuy nhiên, hàng loạt dấu hiệu tích cực diễn ra trong mối quan hệ song phương gần đây, khi hai nhà lãnh đạo có cuộc điện đàm, nhất trí thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực và phát triển mối quan hệ song phương mang tính xây dựng; trong đó Tổng thống Donald Trump cho biết sẽ tôn trọng chính sách "một Trung Quốc", trái ngược với tuyên bố ông đưa ra vào tháng 12/2016, khẳng định Mỹ không nhất thiết phải theo đuổi chính sách "một Trung Quốc”.
Hai nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh theo đuổi mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết: “Cả hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng mối quan hệ Mỹ- Trung là mối quan hệ song phương quan trọng và có nhiều tiềm năng trong nhiều lĩnh vực.
Ví dụ ở mức độ song phương, cả hai nhà lãnh đạo rất quan tâm đến việc thúc đẩy sâu sắc hợp tác trong kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ và giao lưu nhân dân hai nước. Có nhiều tiềm năng để có thể thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực, không chỉ mang lại lợi ích cho người dân hai nước mà cả thế giới nói chung”.
Theo các nhà ngoại giao, chuyến thăm lần này là cơ hội để thúc đẩy cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ -Trung đầu tiên, có thể diễn ra bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức vào tháng 7 tới.
Chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì cũng diễn ra trùng thời điểm với kỉ niệm 45 năm "chuyến thăm phá băng" của cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon đến Trung Quốc vào năm 1972, mở đường cho Trung Quốc và Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1979.
Tuy nhiên giới quan sát nhận định, với những vấn đề có thể được đưa ra thảo luận trong chương trình nghị sự, bao gồm tình hình trên bán đảo Triều Tiên, căng thẳng ở Biển Đông cũng như hợp tác kinh tế, thương mại song phương… chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì tới Mỹ lần này cũng không hy vọng mang lại sự đột phá.
Trung Quốc sẽ tiếp tục phải đối mặt với các sức ép từ Mỹ nhằm gia tăng ảnh hưởng lên Triều Tiên để kiềm chế chương trình hạt nhân của nước này. Trong chuyến thăm tới châu Á mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis cũng đã có những chỉ trích mạnh mẽ nhằm vào các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.
Ngoài ra, ông Trump cũng đã nhiều lần có những tuyên bố công khai, chỉ trích Trung Quốc như "quán quân thao túng tiền tệ”, “áp thuế cao” lên hàng xuất khẩu Mỹ....
Thực tế đây là những bất đồng lớn xuyên suốt mối quan hệ vốn nhiều sóng gió giữa Mỹ với Trung Quốc thời gian qua. Giới quan sát cho rằng, Mỹ và Trung Quốc là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và cùng phải đối mặt với hàng loạt thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.
Do đó, nếu hai nước không quan tâm thỏa đáng hoặc có những bước đi sai lầm trong việc xử lý những bất đồng, hậu quả sẽ khôn lường không chỉ đối với mối quan hệ hai nước mà thậm chí cả trật tự thế giới. Chính vì vậy, mặc dù còn nhiều khác biệt, nhưng tinh thần hợp tác đôi bên cùng có lợi cũng sẽ vẫn được duy trì và thúc đẩy trong mối quan hệ Mỹ- Trung Quốc dưới thời chính quyền của Tổng thống Donald Trump./.

Chùm ảnh quân đội Iraq ồ ạt đánh khủng bố ở Tây Mosul

(Kiến Thức) - Quân đội Iraq ồ ạt đánh khủng bố ở Tây Mosul, sau khi giành được sân bay quốc tế Mosul làm bàn đạp tấn công từ tay phiến quân IS.

Chum anh quan doi Iraq o at danh khung bo o Tay Mosul
 Sau khi giành lại sân bay quốc tế Mosul vào cuối tuần vừa rồi, quân đội Iraq ồ ạt đánh khủng bố trên nhiều mặt trận với mục tiêu sớm giải phóng Tây Mosul. Ản: Các thành viên thuộc lực lượng an ninh Iraq bắt giữ một người đàn ông bị tình nghi là phiến quân IS ở Mosul. Ảnh FNA

Chùm ảnh bão Doris tấn công Châu Âu

(Kiến Thức) - Bão Doris đã càn quét qua nước Anh và một số quốc gia Châu Âu khác, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Chum anh bao Doris tan cong Chau Au
Bão Doris với sức gió lên đến 150km/h đã càn quét qua nước Anh, gây mưa và làm gián đoạn mạng lưới giao thông ở thủ đô London cùng nhiều khu vực khác. Ảnh: AJ.

Chum anh bao Doris tan cong Chau Au-Hinh-2
Do ảnh hưởng của bão Doris, nhiều chuyến bay đã bị hủy bỏ và hệ thống đường sắt bị gián đoạn nghiêm trọng vì cây đổ, đường ray bị hư hại. Ảnh: Một cây xanh đổ chắn ngang đường ở Isleworth, thủ đô London, Anh. (Nguồn: AJ)

Chum anh bao Doris tan cong Chau Au-Hinh-3
Cây đổ làm hư hại một ngôi nhà và hai chiếc ô tô ở Chiswick, London. Ảnh: Daily Mail.

Chum anh bao Doris tan cong Chau Au-Hinh-4
 Đường phố ở thị trấn Sale, Greater Manchester (Anh) sau khi bão Doris càn quét nơi này. Ảnh: Daily Mail. 

Chum anh bao Doris tan cong Chau Au-Hinh-5
Bão Doris cũng tấn công một số quốc gia Châu Âu khác. Ảnh: Những cơn gió mạnh khiến người dân di chuyển khó khăn ở thị trấn nghỉ dưỡng Scheveningen, Hà Lan. Ảnh: AJ.

Chum anh bao Doris tan cong Chau Au-Hinh-6
 Một chiếc máy bay chệch khỏi đường băng tại sân bay Schiphol, Hà Lan, khi hạ cánh trong cơn bão. May mắn, không hành khách nào bị thương. Ảnh: AJ.

Chum anh bao Doris tan cong Chau Au-Hinh-7
Một chiếc ô tô ở Krakow, Ba Lan, bị cây to đè bẹp. Ảnh: AJ.

Chum anh bao Doris tan cong Chau Au-Hinh-8
 Chiếc xe tải bị lật do con đường trơn trượt ở Scotland. Ảnh: AJ.

Chum anh bao Doris tan cong Chau Au-Hinh-9
Con đường ngập tuyết ở Balfron, Scotland. Giao thông đã bị gián đoạn tại nhiều khu vực ở Scotland do ảnh hưởng của bão Doris. Ảnh: AJ.

Chum anh bao Doris tan cong Chau Au-Hinh-10
Bão Doris tấn công Hà Lan. Ảnh: AJ.