Ông chủ dự án An Lạc Green Symphony sắp bị “sờ gáy” vì xây không phép là ai?

Thanh tra sở Xây dựng Hà Nội mới có thông báo kiểm tra hoạt động xây dựng tại công trình nhà ở cao tầng C1-CT, C2-CT thuộc dự án Khu đô thị mới An Lạc Green Symphony (Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội).

Thanh tra sở Xây dựng Hà Nội mới có thông báo kiểm tra hoạt động xây dựng tại công trình nhà ở cao tầng C1-CT, C2-CT thuộc dự án Khu đô thị mới An Lạc Green Symphony (Hoài Đức, Hà Nội).
Cụ thể, ngày 6/5 tới, Thanh tra sở Xây dựng Hà Nội sẽ phối hợp với đại diện UBND huyện Hoài Đức, UBND xã Vân Canh và UBND xã An Khánh kiểm tra điều kiện khởi công (hồ sơ pháp lý); việc thi công xây dựng theo giấy phép xây dựng, quy hoạch và hồ sơ thiết kế được cấp thẩm quyền phê duyệt; việc thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thi công, việc mua bảo hiểm của các bên tham gia thực hiện theo yêu cầu tại khu đất C1-CT, C2-CT thuộc dự án An Lạc Green Symphony.
Ong chu du an An Lac Green Symphony sap bi “so gay” vi xay khong phep la ai?
Một góc tại dự án An Lạc Green Symphony của Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư An Lạc. 
Được biết, ông chủ dự án Khu đô thị mới An Lạc Green Symphony là Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư An Lạc (gọi tắt Công ty An Lạc) được thành lập năm 2002, đóng trụ sở tại 62 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội.
Người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Trọng Thông. Doanh nghiệp này hoạt động trên ba lĩnh vực chính là đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản. Tính đến tháng 4/2020, Công ty An Lạc có vốn điều lệ hơn 553 tỷ đồng, nhưng thông tin cổ đông không được công khai.
Theo tìm hiểu của PV, Công ty An Lạc nắm cổ phần doanh nghiệp hoạt động trong mảng kinh doanh thủy điện của Công ty CP Tập đoàn Hà Đô (mã HDG). Đồng thờ, người đại diện của An Lạc là ông Nguyễn Trọng Thông cũng là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hà Đô.
Công ty An lạc còn là cổ đông khi nắm giữ 25,26% vốn của Công ty Za Hưng (tính đến ngày 7/8/2018), trong khi đó Tập đoàn Hà Đô sở hữu 51,75% vốn của doanh nghiệp này. Theo giới thiệu, Công ty An Lạc hợp tác cùng Công ty CP Za Hưng phát triển một số dự án thủy điện như: Dự án thủy điện Nhạn Hạc, thủy điện Za Hưng và thủy điện Nậm Pông.
Ngoài ra, tại Công ty CP Hà Đô Bình Thuận (tiền thân là Công ty TNHH Năng lượng Tái tạo Bách Nhật), An Lạc cũng nắm giữ 75% vốn điều lệ, hai cổ đông còn lại là Tập đoàn Hà Đô và Công ty Za Hưng lần lượt nắm giữ 14% và 11%.

Trước đó, Đội TTXD đô thị huyện Hoài Đức đã lập biên bản vi phạm hành chính về hoạt động xây dựng tại dự án An Lạc Green Symphony.

Nội dung biên bản nêu rõ, Công ty An Lạc đã có hành vi vi phạm hành chính “tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng, đối với công trình xây dựng yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng”.

Công trình xây dựng không phép nằm tại vị trí ô đất có ký hiệu C1-CT. Khu vực này, chủ đầu tư đang tổ chức thi công phần hầm, phần diện tích vi phạm trật tự xây dựng được xác định là 6177 m2.


Nhiều vi phạm về đất đai, xây dựng ở quận Thủ Đức và huyện Củ Chi

(Kiến Thức) - Cơ quan thanh tra vừa công bố kết luận thanh tra toàn diện công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn quận Thủ Đức và huyện Củ Chi giai đoạn 2016 – 2019 và chỉ ra nhiều vi phạm.

Tại quận Thủ Đức, Thanh tra TP HCM chỉ ra hàng loạt thiếu sót của UBND quận Thủ Đức như: Lập và trình kế hoạch sử dụng đất hàng năm chậm tiến độ; xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm với chỉ tiêu đất ở không phù hợp và tăng cao so với quy hoạch;

Không đảm bảo tiến độ thống kê, kiểm kê đất đai hàng năm; thực hiện chưa đầy đủ chế độ báo cáo công tác bồi thường…

Vietcombank, Bảo Việt, FPT… bị “bêu tên” vì vi phạm thuế

Hàng loạt “ông lớn” trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản, sản xuất kinh doanh như Bảo Việt, Vietcombank, FPT… vi phạm pháp luật về thuế hoặc bị cưỡng chế nợ thuế đã được Tổng cục Thuế cung cấp thông tin cho Ủy ban Chứng khoán.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (Bộ Tài chính) vừa có công văn gửi Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HSX), Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) về việc công bố thông tin các tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch vi phạm pháp luật về thuế, bị cưỡng chế nợ thuế.
Theo đó, có tới 581 quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế và 2.402 quyết định cưỡng chế nợ thuế. Trong số công ty bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế có 130 công ty niêm yết trên HSX, 119 công ty niêm yết trên HNX, 240 công ty đăng ký giao dịch Upcom. Trong số các công ty bị cưỡng chế nợ thuế, có 62 công ty niêm yết trên HSX, 99 công ty niêm yết trên HNX, 165 công ty đăng ký giao dịch Upcom.