Ông Biden sẽ chọn phụ nữ da màu tham gia liên danh tranh cử?

Một số phụ nữ da màu được nhắc đến như cựu Cố vấn An ninh quốc gia Susan Rice, cựu ứng cử viên Thống đốc bang Georgia Stacey Abrams, Thị trưởng thành phố Atlanta Keisha Lance Bottoms...

Cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết có 4 phụ nữ gốc Phi nằm trong danh sách rút gọn cho vị trí liên danh tranh cử của ông, nhưng không tiết lộ danh tính và chưa đưa ra bất kỳ cam kết về việc lựa chọn những nhân vật này tham gia chiến dịch tranh cử của mình.
Phát biểu trên chương trình “The ReidOut” của hãng MSNBC ngày 20/7, ông Biden cho biết sẽ không tiết lộ tên bất kỳ ai trong số 4 người nói trên vào thời điểm này.
Ong Biden se chon phu nu da mau tham gia lien danh tranh cu?
Ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ Joe Biden phát biểu tại một sự kiện ở Wilmington, bang Delaware ngày 14/7/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN) 
Ông Biden được cho là sẽ lựa chọn một trong số những nhân vật, gồm Thượng nghị sỹ Kamala Harris, Hạ nghị sỹ Val Demings, cho vị trí quan trọng trên.
Ngoài ra, một số phụ nữ da màu khác cũng được nhắc đến như cựu Cố vấn An ninh quốc gia Susan Rice, cựu ứng cử viên Thống đốc bang Georgia Stacey Abrams và Thị trưởng thành phố Atlanta Keisha Lance Bottoms.
Ông Joe Biden cho biết vẫn còn 6 tuần để cân nhắc về các lựa chọn và "phân tích chi tiết" về danh sách rút gọn này hiện đang được tiến hành.
Ông Biden cũng đề cập đến việc sẽ xem xét lựa chọn những phụ nữ này vào các vị trí Phó Tổng thống Mỹ, Tòa án Tối cao cũng như Nội các của mình nếu thắng cử, như ông từng cam kết trong quá trình vận động bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ.
Về phía đối thủ, đương kim Tổng thống Donald Trump đã huy động được 20 triệu USD để gây quỹ cho chiến dịch tái tranh cử của mình trong cuộc quyên góp trực tuyến đầu tiên ngày 21/7. Số tiền trên thu được từ 300.000 lượt quyên góp trên cả nước.
Trước đó, ông Biden đã huy động được 63,4 triệu USD trong tháng Sáu cho chiến dịch tranh cử của ông, nhiều hơn so với 55,2 triệu USD mà ông Trump kêu gọi được trong cùng thời điểm.
Đây là tháng thứ hai liên tiếp số tiền ông Trump huy động được để gây quỹ tranh cử thấp hơn của đối thủ đảng Dân chủ. Ứng cử viên Biden cũng đang dẫn đầu trong hầu hết cuộc thăm dò dư luận trước thềm cuộc bầu cử vào ngày 3/11 tới.

Mỹ rút khỏi WHO: Ứng viên Tổng thống Joe Biden tuyên bố bất ngờ

(Kiến Thức) - Nếu giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng tháng 11/2020, ông Joe Biden cho biết ông sẽ đảo ngược quyết định của Tổng thống Trump về việc rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Chính quyền Tổng thống Donald Trump ngày 7/7 đã thông báo lên Quốc hội Mỹ và Liên Hợp Quốc về việc Mỹ rút khỏi WHO

Ám ảnh thảm họa vỡ đập Bản Kiều ở Trung Quốc 45 năm trước

(Kiến Thức) - Vụ vỡ đập thủy điện Bản Kiều năm 1975 được coi là thảm họa vỡ đập tồi tệ nhất từng xảy ra trong lịch sử Trung Quốc.

Am anh tham hoa vo dap Ban Kieu o Trung Quoc 45 nam truoc
Công trình đập Bản Kiều ở tỉnh Hà Nam vốn là một phần trong chiến dịch khai thác thủy điện trên sông Hoài - con sông lớn thứ ba của Trung Quốc. Ảnh: Wikimedia.  

Am anh tham hoa vo dap Ban Kieu o Trung Quoc 45 nam truoc-Hinh-2
 Theo International Rivers, ngay sau khi được hoàn thành năm 1952, đập Bản Kiều đã xuất hiện các vết nứt vỡ. Sau quá trình gia cố, đập Bản Kiều được mệnh danh là "Con đập thép" bất khả chiến bại... cho tới khi thảm họa kinh hoàng xảy ra. Ảnh: iask.ca. 

Am anh tham hoa vo dap Ban Kieu o Trung Quoc 45 nam truoc-Hinh-3
 Ngày 5/8/1975, cơn bão lớn thứ 3 trong năm đó tại Trung Quốc đổ bộ vào tỉnh Hà Nam. Mưa lớn liên tục trong nhiều ngày. Ảnh: Alchetron. 

Am anh tham hoa vo dap Ban Kieu o Trung Quoc 45 nam truoc-Hinh-4
 Do lượng mưa lớn, hồ nước không có dự phòng, mực nước tăng lên rất nhanh vượt qua cả mực nước cảnh giới. Ảnh: iask.ca. 

Am anh tham hoa vo dap Ban Kieu o Trung Quoc 45 nam truoc-Hinh-5
 Con đập Thạch Mạn Than ở thượng nguồn sông Hoài bị vỡ trước, tạo ra một bức tường nước khổng lồ dội vào đập Bản Kiều. Nửa giờ sau, đập Bản Kiều đổ sụp. Ảnh: Đỉnh đập và tường chắn sóng của đập Bản Kiều sau trận lũ. Ảnh: MC.

Am anh tham hoa vo dap Ban Kieu o Trung Quoc 45 nam truoc-Hinh-6
 Khi đập Bản Kiều vỡ vào rạng sáng ngày 8/8/1975, dòng nước với vận tốc lên tới 50km/h dồn dập chảy về phía thung lũng bên dưới, cuốn đi 62 đập khác như "hiệu ứng domino". Chỉ trong vài phút, toàn bộ các làng mạc với hàng nghìn cư dân bị nhấn chìm.

Am anh tham hoa vo dap Ban Kieu o Trung Quoc 45 nam truoc-Hinh-7
 Được biết, đập Bản Kiều không mở hết các cửa xả lũ ngay từ khi cơn bão bắt đầu. Vào lúc các cửa xả lũ được mở hoàn toàn thì đã quá muộn. Nước lên nhanh hơn mực nước có thể xả ra. Trong khi đó, việc truyền tin thông báo lũ đã gặp trục trặc nên cảnh báo không kịp thời, dẫn đến hậu quả thảm khốc khi vỡ đập. 

Am anh tham hoa vo dap Ban Kieu o Trung Quoc 45 nam truoc-Hinh-8
Theo tiết lộ của các quan chức thuộc Ủy ban Chính hiệp Trung Quốc, số người thiệt mạng trong thảm họa vỡ đập Bản Kiều lên đến hơn 230.000 người, trở thành một trong những thảm họa vỡ đập kinh hoàng nhất trên thế giới. Ảnh: MC.  

Am anh tham hoa vo dap Ban Kieu o Trung Quoc 45 nam truoc-Hinh-9
 Tổng cộng 29 huyện, thị ở Trung Quốc bị ảnh hưởng, tác động đến 12 triệu người, hơn 6,8 triệu ngôi nhà bị phá hủy, hơn 100 km đường sắt Bắc Kinh - Quảng Châu bị gián đoạn trong 18 ngày, 11 triệu mẫu đất nông nghiệp bị phá hoại....Ảnh: iask.ca. 

Am anh tham hoa vo dap Ban Kieu o Trung Quoc 45 nam truoc-Hinh-10
Thiệt hại kinh tế trực tiếp trong thảm họa này ước tính là khoảng 10 tỉ Nhân dân tệ.