Ocean Mart vi phạm hàng loạt quy định về nhãn hàng, vệ sinh ATTP (5)

(Kiến Thức) - Không ghi hạn sử dụng, “quên” nguồn gốc thực phẩm, Ocean Mart đang vi phạm hàng loạt quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, VSATTP.

Liên quan đến tình trạng thực phẩm bày bán tại hệ thống siêu thị Ocean Mart không ghi hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ, trả lời Kiến Thức, đại diện Ocean Mart cho rằng, một số sản phẩm tươi sống bày bán trong siêu thị này không bắt buộc phải ghi nhãn theo quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Thủ Tướng Chính Phủ về nhãn hàng hóa nhưng Ocean Mart áp dụng việc ghi nhãn để người tiêu dùng yên tâm hơn (thực tế Ocean Mart thời gian qua chỉ có nhãn tên hàng, giá cả, ngày sản xuất mà không có hạn sử dụng, xuất xứ, nguồn gốc sản phẩm).
Cụ thể, Ocean Mart trích dẫn điều 5 khoản 2 của Nghị định: 
“Hàng hoá không bắt buộc phải ghi nhãn:
a) Hàng hoá là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;
b) Hàng hoá là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thuỷ sản, khoáng sản), vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vôi, cát, đá, sỏi, xi măng, đất màu, vữa, hỗn hợp bê tông thương phẩm), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh) không có bao bì và bán trực tiếp theo thoả thuận với người tiêu dùng”.
Thực phẩm bán tại Ocean Mart đều được bọc trong khay xốp có bao bọc bằng màng bọc thực phẩm, có dán tem giá, ngày sản xuất...nhưng lại "quên" nguồn gốc xuất xứ.
 Thực phẩm bán tại Ocean Mart đều được bọc trong khay xốp có bao bọc bằng màng bọc thực phẩm, có dán tem giá, ngày sản xuất...nhưng lại "quên" nguồn gốc xuất xứ.
Tuy nhiên, về toàn bộ thực phẩm tươi sống thiếu nhãn tại Ocean Mart như Kiến Thức phản ánh đã được đóng vào khay xốp có bao bọc bằng màng bọc thực phẩm, có dán tem giá, ngày sản xuất..., thì trao đổi với Kiến Thức, một luật sư (xin được giấu tên) thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội khẳng định đây là một kiểu của loại bao bì lưu thông cùng với hàng hóa - do vậy, được coi là bao bì thương phẩm và bắt buộc phải có đầy đủ tem nhãn theo quy định của pháp luật.
“Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 89/2006 thì có một số hàng hóa không phải dán nhãn, như thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không đóng bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng; nguyên, nhiên, vật liệu…Ở đây, Ocean Mart cho rằng, hàng hóa của họ thuộc nhóm mặt hàng tươi, sống nên không bắt buộc phải dán nhãn. Không có hướng dẫn cụ thể về quy định này nhưng có thể hiểu nó bao gồm các loại mặt hàng tươi sống mà người tiêu dùng có thể cảm nhận được bằng mắt thường như: các loại rau, củ quả có thể kiểm tra độ tươi bằng mắt thường; ốc, tôm, cua ... vẫn còn sống. Do vậy, nếu các mặt hàng mà Ocean Mart bày bán thuộc nhóm hàng trên và khi bán không đóng gói bao bì, mà bán trực tiếp cho người tiêu dùng thì không nhất thiết phải có nhãn hàng. 
Tuy nhiên, đối với những thực phẩm đã đóng khay xốp, bọc màng bọc thực phẩm, theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định 89/2006/NĐ-CP, thì đây là loại bao bì lưu thông cùng với hàng hóa. Do vậy được coi là bao bì thương phẩm và bắt buộc phải dán nhãn” , luật sư phân tích.
Thực phẩm không có hạn sử dụng bán tại Ocean Mart.
 Thực phẩm không có hạn sử dụng bán tại Ocean Mart.
Theo luật sư này, việc thiếu nhãn hàng hóa của Ocean Mart là vi phạm quy định tại Điều 25 Nghị định 80/2013/NĐ-CP (Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa).
“Thực phẩm bày bán trong siêu thị cũng như các cơ sở kinh doanh khác đều phải tuân thủ Luật an toàn vệ sinh thực phẩm và các văn bản liên quan, phải rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo hạn sử dụng; dán nhãn hàng hóa đối với các loại thực phẩm thuộc nhóm bắt buộc phải dán nhãn ...”, luật sư nhấn mạnh.
Khoản 5 Điều 3 Nghị định 89/2006/NĐ-CP về bao bì hàng hóa
"5. "Bao bì thương phẩm của hàng hoá" là bao bì chứa đựng hàng hoá và lưu thông cùng với hàng hoá.
Bao bì thương phẩm của hàng hoá gồm hai loại: bao bì trực tiếp và bao bì ngoài.
a) Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hoá, tiếp xúc trực tiếp với hàng hoá, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hoá;
b) Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hoá có bao bì trực tiếp."

Những dự án “khủng” làm đẹp diện mạo Điện Biên

(Kiến Thức) - Nhiều dự án đang góp phần làm thay đổi bộ mặt của địa danh lịch sử Điện Biên.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) và tỉnh Điện Biên vừa ký thỏa thuận hợp tác toàn diện, để tiếp tục triển khai nhiều dự án trên địa bàn tỉnh có hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
 Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) và tỉnh Điện Biên vừa ký thỏa thuận hợp tác toàn diện, để tiếp tục triển khai nhiều dự án trên địa bàn tỉnh có hiệu quả kinh tế - xã hội cao. 
Hiện tập đoàn có 2 công ty cao su tại tỉnh Điện Biên với khoảng 5.000 ha cao su đã được trồng. Trong thời gian tới, tập đoàn dự kiến đầu tư mở rộng thêm khoảng 10.000 ha cao su tại huyện Mường Nhé. Ngoài ra, các doanh nghiệp cao su trên địa bàn tỉnh sẽ đầu tư các nhà máy chế biến với tổng công suất hàng chục nghìn tấn/năm, tạo việc làm cho khoảng 10.000 lao động.
Hiện tập đoàn có 2 công ty cao su tại tỉnh Điện Biên với khoảng 5.000 ha cao su đã được trồng. Trong thời gian tới, tập đoàn dự kiến đầu tư mở rộng thêm khoảng 10.000 ha cao su tại huyện Mường Nhé. Ngoài ra, các doanh nghiệp cao su trên địa bàn tỉnh sẽ đầu tư các nhà máy chế biến với tổng công suất hàng chục nghìn tấn/năm, tạo việc làm cho khoảng 10.000 lao động. 
Ngoài cao su là cây trồng mang lại nguồn lợi kinh tế cao cho tỉnh Điện Biên, cây mắc ca cũng được xem là cây xóa đói giảm nghèo và là cây phát triển kinh tế chủ lực của tỉnh. Dự án mắc ca Điện Biên do IDT đầu tư được triển khai từ năm 2012, tổng diện tích quy hoạch của dự án là 4.009 ha.
Ngoài cao su là cây trồng mang lại nguồn lợi kinh tế cao cho tỉnh Điện Biên, cây mắc ca cũng được xem là cây xóa đói giảm nghèo và là cây phát triển kinh tế chủ lực của tỉnh. Dự án mắc ca Điện Biên do IDT đầu tư được triển khai từ năm 2012, tổng diện tích quy hoạch của dự án là 4.009 ha. 
Trong hai năm 2012-2013, công ty Maccadamia Điện Biên đã triển khai hợp tác trồng trên địa bàn tỉnh Điện Biên với tổng diện tích trên 50 ha cây mắc ca. Năm 2013, công ty cũng xây dựng vườn ươm tại xã Tà Lèng (TP Điện Biên) với quy mô 5 vạn cây/năm.
 Trong hai năm 2012-2013, công ty Maccadamia Điện Biên đã triển khai hợp tác trồng trên địa bàn tỉnh Điện Biên với tổng diện tích trên 50 ha cây mắc ca. Năm 2013, công ty cũng xây dựng vườn ươm tại xã Tà Lèng (TP Điện Biên) với quy mô 5 vạn cây/năm. 
Về cơ sở hạ tầng, tỉnh Điện Biên vừa tổ chức lễ thông xe kỹ thuật tuyến đường vành đai biên giới Pom Lót-Núa Ngam-Huổi Puốc. Đây là tuyến đường chiến lược quân sự, kinh tế quan trọng nối liền quốc lộ 279 đến cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc trên biên giới Việt Nam - Lào.
 Về cơ sở hạ tầng, tỉnh Điện Biên vừa tổ chức lễ thông xe kỹ thuật tuyến đường vành đai biên giới Pom Lót-Núa Ngam-Huổi Puốc. Đây là tuyến đường chiến lược quân sự, kinh tế quan trọng nối liền quốc lộ 279 đến cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc trên biên giới Việt Nam - Lào.
Dự án gồm gần 80 km đường bêtông và 13 cầu bêtông vĩnh cửu, tiêu chuẩn đường cấp 5, cấp 6 miền núi rộng 5,5m. Tổng mức đầu tư tuyến đường lên tới 1.300 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Điện Biên làm chủ đầu tư.
Dự án gồm gần 80 km đường bêtông và 13 cầu bêtông vĩnh cửu, tiêu chuẩn đường cấp 5, cấp 6 miền núi rộng 5,5m. Tổng mức đầu tư tuyến đường lên tới 1.300 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Điện Biên làm chủ đầu tư. 
Trong khi đó, tại huyện Mường Nhé, dự án cải tạo đường Si Pa Phìn cũng mang lại bộ mặt mới cho con đường vốn xuống cấp này. Dự án có tổng chiều dài trên 100 km, được thiết kế đường cấp 6 miền núi với tổng vốn đầu tư 1.122 tỷ đồng.
Trong khi đó, tại huyện Mường Nhé, dự án cải tạo đường Si Pa Phìn cũng mang lại bộ mặt mới cho con đường vốn xuống cấp này. Dự án có tổng chiều dài trên 100 km, được thiết kế đường cấp 6 miền núi với tổng vốn đầu tư 1.122 tỷ đồng. 
Không chỉ hoàn thiện đường xá, cầu cống, hệ thống điện lưới cũng được cải tạo và nâng cấp ở tỉnh Điện Biên. Hồi tháng 2 vừa qua, dự án lắp MBA T2 trạm 110 kV Điện Biên đã hoàn thành, đảm bảo nguồn điện ổn định và an toàn cho Điện Biên.
Không chỉ hoàn thiện đường xá, cầu cống, hệ thống điện lưới cũng được cải tạo và nâng cấp ở tỉnh Điện Biên. Hồi tháng 2 vừa qua, dự án lắp MBA T2 trạm 110 kV Điện Biên đã hoàn thành, đảm bảo nguồn điện ổn định và an toàn cho Điện Biên. 
Tại Điện Biên, ngân hàng thế giới (WB) bày tỏ sự quan tâm tới các đề xuất của tỉnh Điện Biên, xem xét bổ sung kinh phí đầu tư cho các dự án đang triển khai, tiếp tục quan tâm việc nâng cao chính sách giảm nghèo, dự án năng lượng nông thôn, vấn đề môi trường... trên địa bàn tỉnh.
Tại Điện Biên, ngân hàng thế giới (WB) bày tỏ sự quan tâm tới các đề xuất của tỉnh Điện Biên, xem xét bổ sung kinh phí đầu tư cho các dự án đang triển khai, tiếp tục quan tâm việc nâng cao chính sách giảm nghèo, dự án năng lượng nông thôn, vấn đề môi trường... trên địa bàn tỉnh.  
Một dự án lớn đang được thực hiện tại TP Điện Biên đó là dự án khu đô thị mới Hoàng Anh do Công ty cổ phần đầu tư Hoàng Anh thực hiện với số vốn 3.000 tỷ đồng. Dự án có quy mô 33 ha, nằm ngay cạnh con sông Nậm Rốm, trải dài từ cầu A1 đến cuối sân bay Điện Biên Phủ.
Một dự án lớn đang được thực hiện tại TP Điện Biên đó là dự án khu đô thị mới Hoàng Anh do Công ty cổ phần đầu tư Hoàng Anh thực hiện với số vốn 3.000 tỷ đồng. Dự án có quy mô 33 ha, nằm ngay cạnh con sông Nậm Rốm, trải dài từ cầu A1 đến cuối sân bay Điện Biên Phủ. 
Dự án gồm các hạng mục công trình: văn phòng các doanh nghiệp, trung tâm thể dục thể thao, dịch vụ hỗn hợp, nhà vườn cao cấp, rạp chiếu phim, trường mầm non, nhà văn hóa, đất thổ cư, bãi đỗ xe, nhà hàng, ngân hàng, viễn thông...
Dự án gồm các hạng mục công trình: văn phòng các doanh nghiệp, trung tâm thể dục thể thao, dịch vụ hỗn hợp, nhà vườn cao cấp, rạp chiếu phim, trường mầm non, nhà văn hóa, đất thổ cư, bãi đỗ xe, nhà hàng, ngân hàng, viễn thông...

Hình ảnh sân bay Donetsk trước ngày bị “khóa“

(Kiến Thức) - Một cái nhìn tổng quan về sân bay quốc tế Donetsk, Ukraine trước ngày bị tạm thời đóng cửa trong chiến dịch chống lại người biểu tình tại miền đông nước này.

Sân bay quốc tế Donetsk, nằm cách trung tâm thành phố Donetsk, Ukraine 10 km về phía tây bắc. Sân bay này được xây dựng từ năm 1940.
Sân bay quốc tế Donetsk, nằm cách trung tâm thành phố Donetsk, Ukraine 10 km về phía tây bắc. Sân bay này được xây dựng từ năm 1940.

Ocean Mart bán cá thối, khách bắt đền... nhân viên bỏ tiền túi trả (4)

(Kiến Thức) - "Trên nhãn ghi rõ ngày đóng gói là ngày tôi mua hàng, nhưng chiều cùng ngày, khi tôi thái thịt cá hồi chế biến thì có mùi thiu, thối nồng nặc", chị Thanh Hoa phản ánh tới Kiến Thức.

Sau khi Kiến Thức phanh phui siêu thị Ocean Mart Trung Hòa (Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, Hà Nội) bày bán nhiều loại thịt không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, không ghi hạn sử dụng trên bao bì, rồi cà chua dập thối và mới nhất là rau sạch Đà Lạt MekoStar xuất xứ Hải Dương nhưng đóng gói tận Lâm Đồng… thì một số người tiêu dùng đã phản ánh tới Báo về những sự cố mà chính họ từng gặp tại siêu thị Ocean Mart.
Cá hồi vừa mua, xẻ thịt nấu... bốc mùi thiu, thối nồng nặc