Ốc đảo riêng của vợ

Căn nhà rộng chỉ có hai vợ chồng nên những lúc “chiến tranh lạnh”, hai bóng người như bị nuốt chửng vào lặng im.

Thứ Bảy hàng tuần, bạn nhậu ở cơ quan thường kéo về nhà mình tụ tập. Căn nhà rộng chỉ có hai vợ chồng nên những lúc “chiến tranh lạnh”, hai bóng người như bị nuốt chửng vào lặng im.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Cuối tuần nhà mình xôm tụ hẳn lên. Đàn ông có tí men rượu vào là chuyện tuôn như mưa. Hình như cũng vì có ly rượu mà chú Tâm mạnh dạn hỏi: “Chị nấu ăn khéo thế. Chắc chị ấy hay đưa bạn bè về để trổ tài lắm nhỉ?”. Anh như tỉnh cả cơn say, ngoảnh lại nhìn vợ đảm của mình đang lụi cụi trong bếp, thi thoảng đưa ống tay áo lên quệt mồ hôi lấm tấm trên mặt. Cưới nhau bốn năm nay rồi mà anh không biết gì về bạn bè, về những mối quan hệ bên ngoài của em. Cuối tuần, em như con ong cần mẫn dọn dẹp nhà cửa, chăm chút cho luống hoa đồng tiền ngoài sân. Tối chẳng mấy khi em về muộn, hay có chăng chỉ vì công việc. Những bữa cơm của gia đình mình, anh thường thao thao bất tuyệt về những chuyến công tác xa, gặp gỡ bà con làng bản… Em không có những chuyến đi chơi cùng bạn bè cũ. Em không kể về cô bạn thân nào đó, hay bất kỳ một người khiến em bận lòng, trăn trở. Những câu chuyện ngoài cuộc sống kia hiếm khi được em điểm lại trong ngôi nhà mình.
Ngẫm lại mới biết em như chiếc bóng lầm lũi. Anh cũng tự trách mình bốn năm qua chẳng khi nào âu yếm hỏi han em, hay nhắc nhở em đừng quá bận bịu với việc nhà, cần giao lưu với bạn bè cho thoải mái tâm trí.
Sắp đến sinh nhật em, anh bàn với em mời mấy cô bạn thân tới dùng bữa cơm cùng gia đình mình cho vui, em chần chừ: “Thôi anh, em… ngại lắm”. Anh chủ động mua hai vé xem phim, một bộ phim khá lãng mạn, tình cảm, về dối em là được bạn đồng nghiệp tặng, rủ em cùng đi, em tần ngần: “Thôi anh, em... ngại”. Anh đành mang hai chiếc vé đi tặng người khác. Mấy bận em “ngại” rồi anh cũng không đủ can đảm để dụ em ra khỏi ốc đảo cô đơn. Em luôn đóng chặt cánh cửa tâm hồn mình. Anh sinh cáu bẳn, chỉ vì thấy sự tẻ nhạt và đơn điệu trong ngôi nhà, thấy sự âm thầm và lặng lẽ của em chỉ quen chăm bẵm những luống hoa trên mảnh đất nhà mình mà quên đi việc kiếm tìm và nhặt nhạnh những thứ hương thơm ngào ngạt ngoài kia mang về để khu vườn thêm đa hương, đa sắc. Em à, em cứ mãi sống trong cô đơn khép kín, anh sợ một ngày tổ ấm của chúng ta cũng hóa thành ốc đảo.

Vợ được voi đòi tiên

Vậy mà lâu nay mình cứ ham hàng hiệu mà chê "áo rách". Ngẫm nghĩ, thấy thương, thấy tội cho “áo rách” của mình quá...

Bữa cơm chiều nay, nhân lúc chồng đang vui vẻ, chị lựa lời nhắc nhở: “Anh nhớ anh Huy bạn cùng quê với mình không, mới đổi nhà vô khu Phú Mỹ Hưng rồi. Công nhận ảnh giỏi quá xá. Còn mình, anh tính bao giờ đổi cái ổ chuột này đây? Em chán lắm rồi”. Anh đang nhai ngon trớn, bỗng dưng nổi quạu: “Đủ rồi! Biết đây là lần thứ mấy em khoe người ta rồi so sánh với anh không? Anh cày ngày hơn 14 tiếng em còn chưa vừa bụng là sao? Thiệt chịu hết xiết”. Chồng hầm hầm đặt chén cơm ăn dở xuống mâm, bỏ vô phòng nằm. Hai đứa nhỏ nháy nhau lùa vội chén cơm rồi rút ra phòng khách. Mình chị chống đũa ngồi lại với mâm cơm gần như còn nguyên. Chị cũng ăn hết vô, càng nghĩ càng tức…

Cái giá phải trả của người đàn bà “tập hai“

Là “tập hai” của anh, “mẹ mới” của nhóc sáu tuổi, “dâu sau” của bà cụ 72 tuổi, “vợ mới” của anh… Bao nhiêu là thứ chị phải định danh...

Thế là chị về với anh đã được một năm. Năm trước, dịp này, chị chộn rộn về thăm nội ngoại của con, rồi bận bịu tính chuyện tổ chức cuộc sống mới với anh và đứa con trai của anh, lớn hơn con chị một tuổi. Vèo một năm qua, lại đến Tết, chị giật mình nghe con hỏi “Tết này mình có về quê ăn Tết với ngoại nữa không mẹ?”.

Vậy là bắt đầu phải tính một cuộc “đèn kéo quân”, với bao nhiêu thứ phải chuẩn bị. Vợ chồng, con cái chung riêng phải về thăm ông bà bên nội mới, bên ngoại mới. Rồi mỗi một nửa gia đình lại phải về thăm ông bà bên nội cũ, bên ngoại cũ. Bao nhiêu tâm tình thức dậy, bao nhiêu ý tứ phải giữ gìn, sao cho không ai chạnh lòng… Không đi không được, bởi đó cũng là gia đình, là gốc rễ sâu bền của chị, của anh, và của cả lũ trẻ.