Ở Việt Nam nhưng bị trừ tiền đi Uber ở... Nga

Một khách hàng có tài khoản dịch vụ Uber ở Việt Nam bỗng nhiên bị trừ tiền trong thẻ tín dụng vì sử dụng Uber ở Nga.
 

Ngày 12/4, anh Phạm Văn Hà (Hà Nội) chia sẻ thông tin trên trang Facebook cá nhân với nội dung: Cảnh báo an toàn Uber và lưu ý việc dùng thẻ tín dụng.
Anh kể lại câu chuyện mình bị ngân hàng trừ đi số tiền 150 USD trong tài khoản thẻ tín dụng vì sử dụng dịch vụ Uber cho hai chuyến đi ở Nga.
“Sáng hôm qua (11/4), vợ chồng mình hết hồn vì tỉnh dậy nhìn thấy thông báo tài khoản thẻ tín dụng bị trừ 150 USD với nội dung thanh toán tiền Uber cho hai chuyến đi lúc nửa đêm ở Nga. Mình nghĩ là do có lẽ mình dùng thẻ tín dụng sơ suất nên bị lộ số hoặc máy tính/điện thoại bị hacked.
Ngay lập tức gọi ngân hàng và yêu cầu khóa thẻ cũng như tra soát dịch vụ”, anh Hà chia sẻ trên trang cá nhân.
O Viet Nam nhung bi tru tien di Uber o... Nga
Hệ thống Uber thông báo số tiền giao dịch của khách hàng Phạm Văn Hà. 
Tuy nhiên, sau đó anh Hà kiểm tra lại email và phát hoảng khi nhận được email từ Uber, báo lịch trình hai chuyến đi ở Nga và số tiền thanh toán. “Té ra tài khoản Uber bị hacked, chuyển sang một số điện thoại ở Nga. Hacker dùng tài khoản của mình đi hẳn một vòng quanh TP Moscow với mức chi phí hơn 3 triệu đồng”, anh Hà kể.
Có một chi tiết được vị khách này cho biết là thời điểm đó anh chỉ đăng nhập được tài khoản uber bằng email, và không đăng nhập được qua số điện thoại vì đã bị đổi số điện thoại trên hệ thống.
Sau khi liên hệ với Uber, anh Hà đã được khôi phục tài khoản và phía Uber đã đưa ra lời xin lỗi về sự cố dịch vụ, cũng như trả tiền lại cho khách hàng.
“Tuy nhiên, mình cũng lưu ý việc dùng Uber bằng thẻ tín dụng không hề an toàn. Các bạn nên dùng thẻ của ngân hàng nào có hệ thống tin nhắn báo ngay các giao dịch, thường xuyên xem kỹ email gửi về sau mỗi chuyến đi, và lưu ý nhờ bạn bè có tài khoản Uber để liên lạc giúp với Uber trong trường hợp khẩn cấp”, anh Hà cảnh báo.
Qua vụ việc này, nhiều người đặt vấn đề nguyên nhân tài khoản của anh Hà bị hacked là gì? Liệu xuất phát từ lỗi hệ thống của Uber, ngân hàng hay từ nhà mạng quản lý số điện thoại của anh.
Pháp Luật TP.HCM đã liên hệ Uber Việt Nam, bà Nguyễn Ngọc Mai - đại diện bộ phận truyền thông, cho biết hiện Uber Việt Nam đang cho kiểm tra lại hệ thống với trường hợp của anh Hà. Uber sẽ có phản hồi sớm nhất sau khi có kết luận từ bộ phận kỹ thuật.
Tính đến cuối giờ chiều 13/4, dù PV đã nhiều lần liên hệ với bà Mai nhưng vẫn chưa có phản hồi từ Uber Việt Nam.

Uber bị buộc ngưng kinh doanh trái quy định tại Việt Nam

(Kiến Thức) - Trong văn bản phản hồi Uber Việt Nam mới đây, Bộ GTVT yêu cầu Uber "ngưng kinh doanh trái quy định" tại Việt Nam.

Thông tin trên báo Đời sống & Pháp luật cho biết, Bộ GTVT vừa có văn bản số 634/BGTVT-VT trả lời Uber Việt Nam Đề án thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng.

Trong đó, Bộ GTVT khẳng định việc Công ty Uber BV Hà Lan ủy quyền cho Uber Việt Nam tham gia Đề án thí điểm và thực hiện các nghĩa vụ trong Công văn số 1850/TTg của Thủ tướng và Quyết định 24/QĐ-BGTVT của Bộ GTVT về kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng là chưa phù hợp.

Bộ GTVT giải thích, Công ty TNHH Uber Việt Nam là đơn vị xây dựng và đề xuất phê duyệt đề án thí điểm dựa trên ủy quyền của Công ty Uber BV không đảm bảo ràng buộc trách nhiệm của Công ty Uber BV trong việc thực hiện Đề án. Việc ủy quyền cho Uber Việt Nam thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh tại Việt Nam sẽ không giàng buộc, không xử lý được trách nhiệm của Công ty Uber BV khi có vấn đề tranh chấp, khiếu nại của khách hàng.

Uber bi buoc ngung kinh doanh trai quy dinh tai Viet Nam
Bộ GTVT yêu cầu Uber "ngưng kinh doanh trái quy định" tại Việt Nam. Ảnh: Internet. 

Ngoài ra, ngành nghề kinh doanh đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Uber Việt Nam chỉ bao gồm hoạt động tư vấn quản lý và nghiên cứu thị trường, thăm dò dư luận, không liên quan đến hoạt động được ủy quyền. Nếu xây dựng và thực hiện đề án thí điểm này, Uber Việt Nam cần đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh theo đúng lĩnh vực hoạt động, đồng thời ký kết và chịu trách nhiệm đối với thỏa thuận hợp tác kinh doanh với đơn vị kinh doanh vận tải và hợp đồng cung cấp dịch vụ kết nối với hành khách tại Việt Nam. Uber Việt Nam cũng phải bổ sung nội dung mô tả và phân tích chi tiết nội dung, quy trình giao kết hợp đồng vận tải qua ứng dụng Uber.

Đề án thí điểm của Uber Việt Nam gửi lên Bộ GTVT chưa làm rõ được quyền và trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ đối với hành khách, cũng như chưa có quy chế phối hợp, giải quyết các khiếu nại của hành khách. Uber Việt Nam phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện đúng quy định của pháp luật Việt Nam, như quy định về thương mại điện tử, ứng dụng Uber có tính năng hoạt động tương tự ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử. Uber cần được thực hiện các thủ tục đăng ký ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với Bộ Công Thương.

Vì vậy, trong văn bản phản hồi, Bộ GTVT yêu cầu Uber Việt Nam không cung cấp, phối hợp với các chủ phương tiện, đơn vị vận tải để thực hiện kinh doanh vận tải trái với quy định hiện hành khi chưa hoàn thiện các nội dung của Đề án.

Video CEO và tài xế Uber cãi nhau nảy lửa

Sau khi video ghi lại hình ảnh CEO Uber cãi vã với tài xế xe Uber Black xuất hiện, CEO Travis Kalanick đã viết thư xin lỗi tài xế này.

Video CEO va tai xe Uber cai nhau nay lua
 CEO Uber, tài xế Uber, Uber Black, Travis Kalanick.