Ô tô tại Việt Nam năm 2018 hết đường giảm giá?

Bộ Công Thương đề xuất không tính thuế tiêu thụ đặc biệt với phần linh kiện ô tô sản xuất trong nước nhằm giảm giá ô tô “made in Việt Nam”. Thế nhưng, Bộ Tài chính đã có quan điểm không đồng tình.

Liên quan đến việc sửa các luật thuế, Bộ Tài chính đang tính toán các phương án liên quan đến việc tính thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô. Khoản 1 Điều 6 Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt quy định, đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra.
Nhưng theo đánh giá của Bộ Công Thương, quy định nêu trên chưa thực sự khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, chưa tạo điều kiện cho hàng sản xuất trong nước cạnh tranh được với hàng nhập khẩu.
Bộ Tài chính đang tính toán các phương án liên quan đến việc tính thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô.
Bộ Tài chính đang tính toán các phương án liên quan đến việc tính thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô. 
Do vậy, ngày 28/4/2017, Bộ Công Thương đã có báo cáo số 34/BC-BCT về đánh giá ngành sản xuất, lắp ráp ô tô Việt Nam và các giải pháp phát triển; trong đó, có báo cáo liên quan đến tỷ lệ nội địa hóa đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi còn thấp so với mục tiêu đề ra.
Vì thế, Bộ Công Thương đề xuất thay đổi giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe sản xuất trong nước theo hướng không tính thuế tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với phần giá trị gia tăng tạo ra trong nước (linh kiện, phụ tùng). Điều này nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho các sản phẩn sản xuất lắp ráp trong nước, khuyến khích các hãng xe nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng được sản xuất trong nước.
Trên cơ sở đề xuất của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án liên quan giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô,
Phương án 1: Giá tính thuế tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống được thực hiện theo quy định hiện hành. Theo đó, giá tính thuế tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra (không trừ giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước).
Phương án 2: Thực hiện theo phương án đề xuất của Bộ Công Thương, theo đó, giá tính thuế tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra trừ đi giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước. Nếu thực hiện theo phương án này, giá ô tô do các nhà máy trong nước sản xuất sẽ có cơ hội giảm giá càng nhiều nếu tỷ lệ linh kiện “made in Việt Nam” càng lớn.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính thấy rằng phương án này chưa phù hợp với các Quy tắc đối xử quốc gia (NT) nêu tại Điều III, Hiệp định chung về thuế quan và thương mại - GATT.
Cụ thể, Điều III khoản 1: Các bên ký kết thừa nhận rằng các khoản thuế và khoản thu nội địa, cũng như luật, hay quy tắc yêu cầu tác động tới việc bán hàng, chào bán, vận tải, phân phối hay sử dụng sản phẩm trong nội địa cùng các quy định định lượng trong nước yêu cầu có pha trộn, chế biến hay sử dụng sản phẩm với một khối lượng tỷ trọng xác định, không được áp dụng với sản phẩm nội địa hoặc nhập khẩu với kết cục là bảo hộ hàng nội địa.
Điều III khoản 5: Không một bên ký kết nào sẽ áp dụng hay duy trì một quy tắc định lượng nội địa nào pha trộn, chế biến hay sử dụng sản phẩm tính theo khối lượng cụ thể hay theo tỷ lệ, trực tiếp hay gián tiếp đòi hỏi một khối lượng hay tỷ lệ nhất định của bất cứ một sản phẩm nào chịu sự điều chỉnh của quy tắc đó phải được cung cấp từ nguồn nội địa. Thêm vào đó, không một bên ký kết nào sẽ áp dụng quy tắc định lượng trong nước theo cách nào khác trái với các nguyên tắc đã quy định tại khoản 1.
Điều này có nghĩa, nếu thực hiện theo phương án Bộ Công Thương đề xuất thì sẽ tạo ra phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước, dẫn đến vi phạm cam kết khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới.
Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị thực hiện theo phương án 1, tức là không có thêm ưu đãi riêng cho xe sản xuất trong nước sử dụng linh kiện “made in Việt Nam”.
Vì thế, cơ hội để ô tô sản xuất trong nước dùng nhiều linh kiện trong nước có cơ hội giảm giá là rất mong manh. Ô tô giá rẻ thêm một lần khó thành hiện thực.

Xe cơ bắp Ford Mustang độ xấu nhất quả đất

(Kiến Thức) - Chiếc Ford Mustang đời cũ đã được chủ nhân độ lại bằng cách "lai căng" nhiều chi tiết thiết kế của các dòng xe khác nhau khiến nó xấu nhất quả đất.

Với giá bán hợp lý và hiệu năng cao, những chiếc xe cơ bắp Ford Mustang rất được dân độ xe ưa chuộng. Từ nền tảng này, những người yêu xe có thể tạo ra các bản độ không chỉ đẹp mắt, mà còn có sức mạnh sánh ngang với siêu xe. Tuy nhiên, cũng có không ít chủ xe độ lại Mustang theo những phong cách dị hợm, không giống ai chỉ để khác biệt.

Với giá bán hợp lý và hiệu năng cao, những chiếc xe cơ bắp Ford Mustang rất được dân độ xe ưa chuộng. Từ nền tảng này, những người yêu xe có thể tạo ra các bản độ không chỉ đẹp mắt, mà còn có sức mạnh sánh ngang với siêu xe. Tuy nhiên, cũng có không ít chủ xe độ lại Mustang theo những phong cách dị hợm, không giống ai chỉ để khác biệt.

Yamaha Exciter 150 độ "khủng" của dân chơi Việt lên báo Tây

(Kiến Thức) - Hình ảnh chiếc xe Yamaha Exciter 150 độ của một dân chơi Việt được đăng nổi bật trên chuyên trang xe Motohits (Indonesia) khiến nhiều người bất ngờ.

Chuyên trang xe motohits (Indonesia) đã dành khá nhiều lời khen mỹ miều cho siêu phẩm xe Yamaha Exciter 150 độ của một dân chơi Việt. "Bắt mắt và ấn tượng" là nhận xét của nhiều dân chơi xe ở xứ vạn đảo dành cho chiếc xe độ này.
 Chuyên trang xe motohits (Indonesia) đã dành khá nhiều lời khen mỹ miều cho siêu phẩm xe Yamaha Exciter 150 độ của một dân chơi Việt. "Bắt mắt và ấn tượng" là nhận xét của nhiều dân chơi xe ở xứ vạn đảo dành cho chiếc xe độ này.

Chi tiết "xế cụ" Jaguar D Type giá hơn 200 tỷ đồng

(Kiến Thức) - Chiếc Jaguar D Type đời 1955, từng được Bernie Ecclestone bán giá 3.500 bảng Anh cách đây hơn 60 năm này được định giá khoảng 10 triệu đô la (tương đương hơn 200 tỷ đồng).

Mẫu xe cổ Jaguar D-Type là một trong những chiếc xe đẹp nhất từng được sản xuất trước đây của hãng xe Anh quốc. Sắp tới đây tại phiên đấu giá Scottsdale, một chiếc D-Type màu đỏ đời 1955 sẽ được đem ra đấu giá.

Mẫu xe cổ Jaguar D-Type là một trong những chiếc xe đẹp nhất từng được sản xuất trước đây của hãng xe Anh quốc. Sắp tới đây tại phiên đấu giá Scottsdale, một chiếc D-Type màu đỏ đời 1955 sẽ được đem ra đấu giá. 

Bài toán Nghị định 116 có được giải trước thềm 2018?

(Kiến Thức) - Những quy định trong Nghị định 116/2017/NĐ-CP khiến ôtô nhập bị đội chi phí lên cả trăm triệu đồng, thay vì được giảm theo các quy định mới từ 2018.

Những quy định mới về nhập khẩu ôtô có trong Nghị định 116/2017/NĐ-CP không chỉ ảnh hưởng đến thị trường xe đã qua sử dụng nhập khẩu mà hơn thế nữa, còn có những quy định thực sự gây “trở ngại” cho việc nhập khẩu ôtô mới (chưa qua sử dụng). Vướng mắc liên quan đến các thủ tục này khiến hàng loạt các thương hiệu ôtô hiện có mặt tại Việt Nam như Toyota, Ford… đã tạm dừng nhập khẩu xe, do không thể đáp ứng nổi các yêu cầu mới.

Ô tô nhập khẩu dồn dập về Việt Nam “chạy” Nghị định 116

(Kiến Thức) - Theo Cục trưởng Cục thuế xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan, nguyên nhân chính khiến lượng xe nhập khẩu tăng đột biến chủ yếu là để  “chạy” Nghị định 116.

Theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Hải quan, 15 ngày đầu tháng 12/2017 cả nước nhập khẩu 7.048 ô tô nguyên chiếc các loại, tổng trị giá kim ngạch đạt hơn 192 triệu USD. Trong đó ô tô dưới 9 chỗ ngồi đạt 991 chiếc, xe tải 4.850 xe, xe trên 9 chỗ ngồi chỉ có 19 chiếc.