Ô nhiễm không khí gây tử vong hơn nhiều so với virus corona

(Kiến Thức) - Ô nhiễm không khí tiếp tục là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người, với 90% dân số toàn cầu hít thở bầu không khí không an toàn. 

Dữ liệu mới nhất do tổ chức IQAir tổng hợp được công bố trong "Báo cáo chất lượng không khí thế giới năm 2019" và xếp hạng các thành phố ô nhiễm nhất, cho thấy tình trạng ô nhiễm bụi mịn (PM2.5) thay đổi trên toàn thế giới trong suốt năm 2019.
Bộ dữ liệu mới nhấn mạnh mức độ ô nhiễm không khí tăng cao do các sự kiện biến đổi khí hậu như bão cát, cháy rừng và ô nhiễm gia tăng từ quá trình đô thị hóa nhanh chóng của các thành phố trong các khu vực như Đông Nam Á. Trong khi cơ sở hạ tầng giám sát chất lượng không khí trên toàn cầu đã có một số cải thiện thì vẫn còn những lỗ hổng lớn trong việc truy cập dữ liệu trên toàn thế giới.
O nhiem khong khi gay tu vong hon nhieu so voi virus corona
Ô nhiễm không khí tại Hà Nội - Ảnh: Zing 
Frank Hammes, Giám đốc điều hành IQAir cho biết: “Trong khi chủng virus corona mới đang thống trị truyền thông quốc tế thì một kẻ giết người thầm lặng đang góp phần làm tăng thêm gần 7 triệu cái chết mỗi năm: Ô nhiễm không khí. Thông qua việc tổng hợp và hiển thị dữ liệu từ hàng ngàn trạm quan trắc chất lượng không khí, Báo cáo chất lượng không khí thế giới năm 2019 đưa ra bối cảnh mới cho mối đe dọa sức khỏe môi trường hàng đầu thế giới”.
Theo nội dung báo cáo, tại Trung Quốc: các thành phố đã giảm trung bình 9% mức độ ô nhiễm PM2.5 vào năm 2019, sau khi giảm 12% vào năm 2018. Tuy nhiên, 98% các thành phố đã vượt quá các tiêu chuẩn do Tổ chức Y tế Thế giới(WHO) đặt ra và 53% các thành phố vượt quá các mục tiêu quốc gia ít nghiêm ngặt hơn của Trung Quốc. Trong thập kỷ qua, Bắc Kinh đã giảm hơn một nửa mức độ ô nhiễm PM2.5 hàng năm. Năm 2019, Bắc Kinh đã không còn nằm trong bảng xếp hạng 200 thành phố ô nhiễm nhất.
Trong khi đó, Hàn Quốc là quốc gia có mức độ ô nhiễm bụi mịn PM2.5 cao nhất trong số các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm 2019. Chất lượng không khí tại các thành phố lớn vẫn tương đối kém trong những năm gần đây.
Tại Nam Á, các thành phố của Ấn Độ và Pakistan một lần nữa lại thống trị các thành phố bị ô nhiễm bụi mịn nặng nhất thế giới trong năm 2019. 21 trong số 30 thành phố ô nhiễm nhất nằm ở Ấn Độ. 5 trong số 30 thành phố ô nhiễm nhất nằm ở Pakistan.
Tại Đông Nam Á, do tốc độ công nghiệp hóa nhanh chóng của khu vực, các trung tâm đô thị Jakarta và Hà Nội lần đầu tiên đã vượt qua Bắc Kinh để lọt vào danh sách các thủ đô bị ô nhiễm PM2.5 cao nhất thế giới.
Cũng theo báo cáo này, cháy rừng và việc đốt rơm rạ, rác thải, trong canh tác nông nghiệp có ảnh hưởng lớn đến chất lượng không khí của các thành phố và quốc gia trên thế giới, bao gồm: Singapore, Úc, Indonesia, Brazil, Kuala Lumpur, Bangkok, Chiang Mai, Los Angeles và nhiều quốc gia, thành phố khác. Sa mạc hóa và bão cát cũng đóng một vai trò lớn đối với tình trạng chất lượng không khí kém ở Trung Đông và phía tây Trung Quốc.
Dữ liệu chất lượng không khí năm 2019 cho thấy các dấu hiệu rõ ràng rằng biến đổi khí hậu có thể trực tiếp làm tăng nguy cơ phơi nhiễm với ô nhiễm không khí, thông qua sự gia tăng tần suất và cường độ của các vụ cháy rừng và bão cát. Tương tự, ở nhiều vùng, nguyên nhân gây ô nhiễm PM2.5 xung quanh và khí nhà kính gây biến đổi khí hậu có liên quan đến nhau, cụ thể là đốt nhiên liệu hóa thạch như than đá. Hành động khẩn cấp là cần thiết để giải quyết các nguồn phát thải này, để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và hệ sinh thái.

Ô nhiễm không khí nặng ở Hà Nội: Lộ diện “hung thủ” đầu độc...

(Kiến Thức) - Những ngày qua, Hà Nội liên tục ghi nhận chỉ số chất lượng không khí ở mức nguy hại với sức khỏe người dân. Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân khiến tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội ngày càng thêm trầm trọng.

O nhiem khong khi nang o Ha Noi: Lo dien “hung thu” dau doc...

Liên tục gần 1 tuần qua, chỉ số không khí mà ứng dụng Air Visual đo được tại TP. Hà Nội luôn ở ngưỡng xấu. Tại một số thời điểm, chỉ số chất lượng không khí thậm chí chuyển sang thang màu nâu, cực kỳ nguy hại.

O nhiem khong khi nang o Ha Noi: Lo dien “hung thu” dau doc...-Hinh-2
Theo ghi nhận thực tế của Lao Động ngày 15/12, nhiều tuyến phố Hà Nội trong tình trạng bị đào bới để sửa đường, lát đá vỉa hè, tập kết vật liệu xây dựng, ngổn ngang rác thải xây dựng. Cùng với đó, việc thi công không đảm bảo vệ sinh môi trường khiến người dân phải hứng chịu "bão bụi". Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân chính khiến tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội trở nên trầm trọng.
O nhiem khong khi nang o Ha Noi: Lo dien “hung thu” dau doc...-Hinh-3
Nhiều công trình xây dựng dang dở cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí. Những công trình này để bụi mù mịt từ các vật liệu xây dựng làm phát tán vào không khí và đường sá.
O nhiem khong khi nang o Ha Noi: Lo dien “hung thu” dau doc...-Hinh-4
Theo quy định, các công trình xây dựng phải che, quây kín lại, cần rửa xe khi ra vào công trình, che chắn trên thùng xe. Tuy nhiên rất nhiều công trình và xe tải không thực hiện đúng những quy định này làm đường bụi mù mịt, ô nhiễm không khí nặng nề.
O nhiem khong khi nang o Ha Noi: Lo dien “hung thu” dau doc...-Hinh-5
Ông Trần Đình Sính - phó giám đốc Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (Green ID) - cho rằng những nghiên cứu trước đây đều chỉ ra một trong những nguồn gây ô nhiễm bụi mịn PM 2.5 tại Hà Nội có nguồn từ các nhà máy ximăng, nhiệt điện than ở khu vực phía Bắc. Bụi từ các nhà máy được vận chuyển về Hà Nội theo cơ chế gió cuốn. Trong không khí có những khối không khí di chuyển, bụi theo những khối không khí đó di chuyển hàng nghìn kilômet.
O nhiem khong khi nang o Ha Noi: Lo dien “hung thu” dau doc...-Hinh-6
Ngoài ra, việc đốt rác thải, rơm rạ và các phụ phẩm nông nghiệp nhất là các tháng cuối năm, khi các vùng nông thôn ngoại ô vào mùa gặt và việc nhiều hộ gia đình chưa từ bỏ thói quen đốt than tổ ong đang là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội
O nhiem khong khi nang o Ha Noi: Lo dien “hung thu” dau doc...-Hinh-7

Những "thói quen" đốt rơm rạ này không chỉ gây ô nhiễm không khí và khói, gia tăng nhiệt độ cục bộ mà về lâu dài còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng do nguy cơ phát sinh các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, tồn tại bền vững trong môi trường.

O nhiem khong khi nang o Ha Noi: Lo dien “hung thu” dau doc...-Hinh-8
Ông TS. Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, chỉ số chất lượng không khí (AQI) cao do các nguồn ô nhiễm từ những hoạt động của con người từ giao thông, xây dựng, sản xuất, đốt rác, đốt rơm rạ nhưng chưa có biện pháp hạn chế.
O nhiem khong khi nang o Ha Noi: Lo dien “hung thu” dau doc...-Hinh-9
Bên cạnh đó, những ngày thời tiết không thuận lợi, không phát tán được khí thải lên cao dẫn đến tình trạng ô nhiễm về đêm và sáng sớm. Trong khi đó, việc gia tăng phương tiện cá nhân với lượng phát thải chưa kiểm soát được cũng khiến không khí trở nên ngột ngạt.
O nhiem khong khi nang o Ha Noi: Lo dien “hung thu” dau doc...-Hinh-10
Theo ông Bùi Danh Liên - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, hiện Thủ đô đang có đến 6,6 triệu phương tiện, trong đó xe máy là 5,7 triệu chiếc thải khói ra môi trường mỗi ngày. Khi tắc đường kéo dài, động cơ xe vẫn phải hoạt động liên tục khiến cho lượng khí thải phát ra lớn hơn. Lượng khí thải này bao phủ trong phạm vi chật hẹp nên người dân hít phải nhiều khí độc.
O nhiem khong khi nang o Ha Noi: Lo dien “hung thu” dau doc...-Hinh-11
Trước tình trạng không khí ô nhiễm nặng của Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội khuyến cáo người dân ra đường mang theo khẩu trang, hạn chế tham gia giao thông vào giờ cao điểm, tránh các điểm đang tắc đường (có thể đi sớm hơn hoặc muộn hơn...). Tăng cường sử dụng các phương tiện công cộng; Các hộ dân không sử dụng bếp than tổ ong; Đối với các công trình xây dựng phải che chắn đúng quy định, thực hiện các biện pháp phun nước giảm bụi đúng quy định.
O nhiem khong khi nang o Ha Noi: Lo dien “hung thu” dau doc...-Hinh-12
Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong giải quyết giảm thiểu ô nhiễm thì như trồng cây xanh, nhiều tuyến xe buýt, sử dụng nhiên liệu sạch, hạn chế đốt than tổ ong nhưng chưa đủ. Thành phố cần quyết liệt hơn với các công trình xây dựng trong những ngày ô nhiễm. Ảnh: Tuổi trẻ, Tiền Phong, Internet. 

Những món ăn dân dã từ hoa vừa lạ vừa ngon chỉ có ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Không chỉ khoe sắc hương và đẹp mắt, nhiều loài hoa ăn được còn trở thành nguyên liệu chính trong các món ăn dân dã vừa ngon lại bổ dưỡng mà chỉ có Việt Nam mới có.

Nhung mon an dan da tu hoa vua la vua ngon chi co o Viet Nam

Hoa bí là món ăn dân dã, phổ biến khắp cả nước. Hoa bí có thể ăn được là hoa bí đực của cây bí rợ, không ra quả. Người miền Bắc thường luộc hoa bí vì có vị ngọt thanh, phần cuối bí có vị giòn dai, ăn rất thú vị. Món canh mùa hè cũng thường được nấu cùng với hoa bí, nêm thêm ít vị chua, cùng với thịt băm.

Nhung mon an dan da tu hoa vua la vua ngon chi co o Viet Nam-Hinh-2
Riêng ở miền Nam, bông bí cũng như các loại bông khác như điên điển, bông so đũa làm thành món "lẩu hoa" đầy màu sắc và ngon miệng. Người miền Nam luộc bông bí chấm nước kho cá, kho thịt hay tương dầm ớt. Bông bí còn dùng để nấu canh, xào tỏi, xào thịt bò, xào nghêu… xào bông bí phải canh cho vừa chín mới còn giòn.
Nhung mon an dan da tu hoa vua la vua ngon chi co o Viet Nam-Hinh-3
Hoa chuối là món hoa ăn được rất phổ biến và có từ lâu đời ở khắp mọi miền Tổ quốc. Hoa chuối hay được dùng để chế biến các món gỏi, nấu canh chua, hoặc dùng làm rau ăn kèm bún bò cũng rất ngon.
Nhung mon an dan da tu hoa vua la vua ngon chi co o Viet Nam-Hinh-4
Hoa thiên lý còn gọi là Dạ ly hương, không chỉ là nguyên liệu để chế biến món ăn dinh dưỡng mà còn được xem là một bài thuốc. Có rất nhiều món ăn từ hoa thiên lý. Vị ngọt của hoa thiên lý rất hợp để nấu các món canh đơn giản với thịt lợn, xương hay hầm với giò lợn.
Nhung mon an dan da tu hoa vua la vua ngon chi co o Viet Nam-Hinh-5
Hoa mướp (bông mướp) là nguồn thực phẩm sạch, mọi người rất thích ăn. Thông thường trồng mướp là để lấy quả. Vì vậy, họ thường hái những hoa mướp đực đem bán hoặc dùng để chế biến các món ăn. Hoa mướp cái chừa lại để kết quả sau này. Hoa mướp nấu canh với tôm, xào tỏi hay xào thịt bò đều tạo nên những món ăn rất lạ miệng.
Nhung mon an dan da tu hoa vua la vua ngon chi co o Viet Nam-Hinh-6
Hoa sen: Trong khi những loại hoa khác có thể chế biến thành các món ăn dân dã, thì hoa sen chỉ thích hợp với món ăn tinh tế, vương giả. Hầu hết các bộ phận của cây sen như hạt sen, nhụy sen, tim sen, củ sen hay ngó sen đều ăn được.
Nhung mon an dan da tu hoa vua la vua ngon chi co o Viet Nam-Hinh-7
Hoa sen có sẵn vị ngọt, lại lành tính rất tốt cho sức khỏe. Có một món ngon từ hoa sen thuộc hàng cao lương mĩ vị chốn cung đình là vịt hấp hoa sen. Bên cạnh đó, rất nhiều món ăn có sự kết hợp của hương sen như cơm sen, nộm sen hay chè sen,… tất cả đều mang hương vị đặc trưng của ẩm thực Việt Nam.
Nhung mon an dan da tu hoa vua la vua ngon chi co o Viet Nam-Hinh-8
Hoa atiso: Đây là loại hoa đặc trưng của vùng đất Đà Lạt Việt Nam và vô cùng nổi tiếng vì vừa dùng để trà uống, vừa dùng để thực phẩm chế biến đồ ăn rất giàu dinh dưỡng. Các món ăn ngon khó cưỡng được nấu cùng hoa atiso không thể không đề cập là: Hoa atiso hầm thịt, canh atiso hầm xương…
Nhung mon an dan da tu hoa vua la vua ngon chi co o Viet Nam-Hinh-9
Hoa so đũa: Ở phía Nam, ta dễ dàng bắt gặp các món ăn từ bông so đũa. Bông so đũa có vị hơi đắng nhưng lạ miệng. Là loài hoa vừa có thể làm cảnh lại vừa có giá trị dinh dưỡng rất cao. Hoa được nhặt bỏ cuống và vị đắng, bỏ đài, sau đó rửa nhẹ rồi chế biến thành những món canh chua cá rô, canh chua với khế, cá lóc...
Nhung mon an dan da tu hoa vua la vua ngon chi co o Viet Nam-Hinh-10
Bông so đũa luộc chấm nước mắm kho quẹt hoặc luộc chung với nhiều loại rau quả khác hiện là món khoái khẩu của dân thành thị, trong các nhà hàng. 
Nhung mon an dan da tu hoa vua la vua ngon chi co o Viet Nam-Hinh-11

Hoa điên điển là một món ăn mang đậm hương vị miền quê, được coi là đặc sản sông nước miền Tây. Hiếm có loài hoa nào vừa có thể để ngắm và vừa có thể ăn như hoa điên điển. Người ta thường nấu điên điển thành các món ăn ngon như gỏi chua bông điên điển, điên điển xào tép, nộm hoa… Nhưng ngon nhất phải kể đến món canh chua hoa điên điển nấu cá linh.

Nhung mon an dan da tu hoa vua la vua ngon chi co o Viet Nam-Hinh-12
Hoa súng: Cũng gần như hoa điên điển, hoa súng cũng đã được người dân miền sông nước dùng làm chế biến thành rất nhiều đồ ăn ngon. Những bông hoa súng sẽ có tước vỏ, cắt khúc khoảng chừng 2 đốt ngón tay để làm rau sống ăn kèm lẩu mắm hoặc trộn gỏi tôm thịt, nấu canh chua với cá đồng, ngâm giấm làm dưa… đều rất hấp dẫn.
Nhung mon an dan da tu hoa vua la vua ngon chi co o Viet Nam-Hinh-13
Hoa ban có thể dùng làm nộm rau, nộm giềng hay măng nộm hoa ban đều rất ngon và lôi cuốn. Ngoài ra, hoa ban còn có thể vò nát trộn thịt băm, nhồi cá, gà nướng, đồ xôi… làm thành món ăn ngon và rất hấp dẫn thực khách. Lá và hoa ban có vị bùi, ngọt, thoang thoảng mùi thơm dịu, hòa quyện vào mùi nếp thơm quả là một trải nghiệm cực kì thú vị.
Nhung mon an dan da tu hoa vua la vua ngon chi co o Viet Nam-Hinh-14
Hoa bưởi dù không dùng trực diện để nấu món ăn nhưng dùng để làm ướp trà thì lại cực kì tuyệt vời. Trà bông bưởi không những thơm ngon, lôi cuốn mà còn giúp thanh lọc cơ thể, giảm stress hiệu quả. Ảnh: Internet.    

Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.