Ô nhiễm không khí “còn xấu”, người dân cần đeo khẩu trang khi ra đường

Dự báo tình hình ô nhiễm không khí tại Hà Nội sẽ còn diễn biến xấu, người dân cần hạn chế ra ngoài vào buổi sáng sớm và buổi đêm, đeo khẩu trang chống bụi đảm bảo tiêu chuẩn khi ra đường.
 

O nhiem khong khi “con xau”, nguoi dan can deo khau trang khi ra duong
Ô nhiễm không khí ở miền Bắc có xu hướng "xấu." (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN) 
Trong nhiều ngày qua và hôm nay, 12/12, không khí ở Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc liên tiếp bị ô nhiễm nặng. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại nhiều điểm đều ở mức “xấu” và “rất xấu,” được cơ quan quản lý cảnh báo có hại cho sức khỏe con người.
Theo đại diện Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), hiện tượng ô nhiễm không khí tại khu vực miền Bắc tăng cao vào ban đêm và sáng sớm trong những ngày gần đây, là do có sự kết hợp của các yếu tố như: lặng gió, nghịch nhiệt, đối lưu khí quyển thấp làm cho các chất ô nhiễm không thể phát tán lên cao hoặc đi xa.
Dự báo, trong những ngày tới, tình hình thời tiết ở khu vực phía Bắc vẫn duy trì trạng thái ngày nắng, trời ấm dần. Tuy nhiên, sáng sớm có lớp sương mù dày, lặng gió khiến bụi từ các nguồn thải giao thông, xây dựng, các khu công nghiệp… không thể khuếch tán lên cao, nên hiện tượng ô nhiễm không khí có thể vẫn còn xảy ra.
Phân tích về quy luật diễn biến chất lượng không khí trong trong các tháng mùa Đông năm 2020, đại diện Tổng cục Môi trường cho biết bắt đầu từ nửa cuối tháng 10 trở về đây, chất lượng không khí ở Hà Nội và một số đô thị phía Bắc có diễn biến xấu hơn so với các tháng trước, đặc biệt trong đầu tháng 11 và đầu tháng 12.
Kết quả đo trong tháng 11 và đầu tháng 12 tại các trạm quan trắc không khí tự động liên tục ở một số đô thị miền Bắc, miền Trung và miền Nam, cho thấy giá trị thông số bụi mịn PM2.5 trung bình 24 giờ tại Hà Nội đều cao hơn các đô thị khác.
Thậm chí, tại Thủ đô Hà Nội đã có 11/41 ngày giá trị thông số bụi mịn PM2.5 trung bình 24 giờ vượt quá giới hạn so với Quy chuẩn Việt Nam.
Đánh giá chất lượng không khí theo chỉ số AQI ngày cũng cho thấy khá nhiều ngày có chất lượng không khí Hà Nội ở mức kém, tập trung nhiều trong khoảng một tuần vừa qua, trong đó có một số thời điểm chỉ số AQI tới ngưỡng rất xấu - "màu tím."
Xét cụ thể tại các khu vực trong nội thành Hà Nội từ đầu tháng 11 đến nay, giá trị thông số bụi mịn PM2.5 trung bình 24 giờ tại nhiều trạm quan trắc không khí tự động khá cao, tập trung thành những đợt ô nhiễm (diễn ra trong khoảng 2-3 ngày). Những đợt ô nhiễm này xảy ra trong nửa đầu tháng 11 và đầu tháng 12/2020.
Trong những ngày qua, hầu hết các trạm quan trắc không khí tự động ở Hà Nội đều cho thấy giá trị thông số bụi mịn PM2.5 trung bình 24 giờ vượt quá giới hạn so với Quy chuẩn Việt Nam, trong đó điểm ô nhiễm thường ở mức "rất xấu" là khu vực Hàng Đậu.
Kết quả tính toán chỉ số AQI ngày tại các trạm của Hà Nội cũng cho thấy trong đầu tháng 12, tại một số trạm, chỉ số AQI đã ở mức “xấu,” đây là ngưỡng “màu đỏ” - những người bình thường bắt đầu có các ảnh hưởng tới sức khỏe, nhóm người nhạy cảm có thể gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Theo phân tích của một số nhà nghiên cứu giải thích cho hiện tượng ô nhiễm không khí tăng cao vào ban đêm và sáng sớm tại khu vực miền Bắc, đặc biệt ở các quận nội thành Hà Nội, là do sự kết hợp của các yếu tố như lặng gió, nghịch nhiệt, đối lưu khí quyển thấp làm cho các chất ô nhiễm (chủ yếu bụi đường, khói xe do phương tiện giao thông đi lại nhiều, bụi từ hoạt động xây dựng, khí thải từ các khu - cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề) không thể phát tán lên cao hoặc đi xa.
Trước thực trạng ô nhiễm không khí được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến xấu, đại diện Tổng cục Môi trường khuyến cáo người dân cần thường xuyên cập nhật thông tin về chất lượng không khí trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Môi trường tại www.vea.gov.vn, hoặc qua ứng dụng VNAir trên điện thoại di động để thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động như: hạn chế ra ngoài vào buổi sáng sớm và buổi đêm, đóng các cửa chính, cửa sổ vào những thời điểm ô nhiễm tăng cao và đeo khẩu trang chống bụi đảm bảo tiêu chuẩn khi ra đường./.

Hà Nội, Sài Gòn mù sương như Sapa, Đà Lạt nhưng sao người dân lại hoang mang?

(Kiến Thức) - Từ năm 2019 đến nay, bầu trời Hà Nội và Sài Gòn xuất hiện sương mù bất thường một cách thường xuyên. Tuy nhiên, đó không phải là sương mù tự nhiên mà do ô nhiễm gây ra.

Trong năm 2019, chỉ số chất lượng không khí tại Hà Nội, Sài Gòn đã đạt tới mức màu tím - nguy hại cho sức khoẻ con người. Đặc biệt, có những thời điểm bất ngờ "vọt" lên mức xấu nhất - màu nâu với chỉ số AQI đo được theo Air Visual là 318. Theo đánh giá của các chuyên gia thì Hà Nội có những thời điểm đứng đầu trong bảng xếp hạng 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất hành tinh.

Vụ tranh chấp đất đai tại Thanh Hà, Hải Dương: UBND huyện lên tiếng

(Kiến Thức) - Liên quan tới vụ hàng xóm tố gia đình Bí thư huyện Thanh Hà lấn chiếm đất, sau khi Báo điện tử Kiến Thức đăng tải phản ánh, UBND huyện Thanh Hà, (Hải Dương), đã có Công văn (CV) phúc đáp về vụ việc.

Sau khi Báo điện tử Kiến thức, có phản ánh về việc bà Nguyễn Thị Nhung (SN 1969, Lại Xá 1, xã Thanh Thủy, Thanh Hà, Hải Dương) tố gia đình Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà lấn chiếm đất. Mới đây, UBND huyện Thanh Hà đã có Công văn (CV) phúc đáp vụ việc.

Vu tranh chap dat dai tai Thanh Ha, Hai Duong: UBND huyen len tieng
CV của UBND huyện Thanh Hà trả lời Báo điện tử Kiến Thức 

UBND huyện Thanh Hà cho biết: Theo hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2003. Ông Trịnh Văn Ngữ và bà Nguyễn Thị Chọe (là bố, mẹ chồng bà Nguyễn Thị Nhung) đăng ký cấp lại đất thửa số 124, diện tích 170/340m2, loại đất ao, tờ bản đồ số 4 (theo hồ sơ đo đạc năm 1993) bà Hoàng Thị Hiếm (mẹ đẻ ông Trịnh Ngọc Quỳnh) đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số thửa 124 diện tích 152/340m2, loại đất ao, tờ bản đồ số 4 (theo hồ sơ đo đạc năm 1993).

Năm 2012, ông Trịnh Ngọc Quỳnh được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do nhận thừa kế của bà Hoàng Thị Hiếm thửa đất số 124, diện tích 124/288m2, loại đất ao, tờ bản đồ số 4.

Diện tích ao sử dụng chung giảm 52m2 do ngày 24/10/2012, ông Trịnh Ngọc Quỳnh và ông Trịnh Văn Phúc (chồng bà Nhung) đã có biên bản xác nhận diện tích sử dụng ao chung với nội dung. Tổng diện tích ao chung theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp năm 2003 là 340m2, hiện trạng diện tích ao chung là 288m2.

Vu tranh chap dat dai tai Thanh Ha, Hai Duong: UBND huyen len tieng-Hinh-2
Nội dung Công văn  

Hai hộ gia đình thống nhất đề nghị làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích ao chung là 288m2 và phân chia diện tích cụ thể. Diện tích ao nhà ông Quỳnh là 124m2, còn diện tích ao nhà ông Phúc là 164m2.

Năm 2017, ông Trịnh Văn Phúc được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do nhận thừa kế của ông Trịnh Văn Ngữ và bà Nguyễn Thị Chọe thửa đất số 124, diện tích 164/288m2 loại đất ao, tờ bản đồ số 4 phù hợp với biên bản xác nhận diện tích sử dụng ao chung do ông Phúc và ông Quỳnh lập ngày 24/10/2012.

Đo đo đạc khảo sát hiện trạng sử dụng và chồng ghép hình thể thửa đất ao chung theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hiện trạng thửa ao chung có diện tích 311m2, tăng 23m2 so với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sai số theo đo đạc.

Hiện, gia đình ông Quỳnh xây tường ao được xác định diện tích là 97m2/311m2 (trong đó, hiến 6m2 để mở đường xây dựng nông thôn mới) và phần diện tích chằng dây thép 43/311m2, trong đó diện tích hiến là 2/311m2 đất để mở rộng đường thôn.

Như vậy tổng diện tích gia đình ông Quỳnh đang sử dụng cả phần hiến làm đường giao thông là 142m2, so với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tăng 18m2.

Vu tranh chap dat dai tai Thanh Ha, Hai Duong: UBND huyen len tieng-Hinh-3
Hướng giải quyết trong thời gian tới của UBND huyện Thanh Hà 

Còn gia đình ông Phúc đang sử dụng diện tích ao chung là 169/311m2. Trong đó, gia đình ông Phúc san lấp 105/311m2, hiến 13/311m2 để mở rộng đường thôn, diện tích ao còn lại chưa san lấp 51/311m2, so với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tăng 5m2.

Căn cứ vào kết quả xác minh nguồn gốc ao chung và xác minh diện tích thực tế thửa đất ao chung, so sánh với hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất UBND huyện Thanh Hà có nhận xét như sau.

Năm 2012, ông Trịnh Ngọc Quỳnh được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do nhận thừa kế của bà Hoàng Thị Hiếm thửa đất số 124, diện tích 124/288m2, loại đất ao, tờ bản đồ số 4, ông Trịnh Văn Phúc được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do nhận thừa kế của ông Trịnh Văn Ngữ và bà Nguyễn Thị Chẹo thửa đất số 124, diện tích 164/288m2 loại đất ao, tờ bản đồ số 4.

Hai hộ gia đình đã lập biên bản xác định diện tích ao chung, thống nhất đề nghị làm thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diện tích ao chung là 288m2 (trong đó, diện tích ao nhà ông Quỳnh 124m2, diện tích ao nhà ông Phúc 164m2) là có cơ sở, căn cứ để xác lập quyền sử dụng của hai bên gia đình.

Hiện trạng thửa ao chung có diện tích 311m2, tăng 23m2 so với diện tích trên giấy chứng nhận, tăng do sai số theo đo đạc. Trong đó, diện tích gia đình ông Quỳnh tăng 18m, diện tích nhà bà Nhung 5m2. Hai bên gia đình đều sử dụng có mốc giới xác định trên thực tế rõ ràng.

Vậy UBND huyện Thanh Hà đã chỉ đạo UBND xã Thanh thủy giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật, trên tinh thần khách quan, dân chủ, không bao che, đúng quy định của pháp luật. Trường hợp hai bên không thống nhất được mốc giới thì hướng dẫn gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định.

>>>>Xem thêm Video:  Hàng trăm hécta đất rừng bị lấn chiếm ở Hà Tĩnh

Dự báo thời tiết 12/12: Miền Bắc tăng nhiệt trước khi rét đậm, rét hại

Dự báo thời tiết 12/12, các tỉnh miền Bắc tiếp tục ấm dần lên trước khi đón đợt không khí lạnh vào tuần tới. Miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nhẹ, mưa vài nơi.

Ngày 12/12, các tỉnh miền Bắc tăng nhiệt, trời ấm dần lên. Dự kiến một vài ngày tới, nhiệt độ khu vực này tiếp tục tăng trước khi đón đợt không khí lạnh, rét đậm, rét hại, băng giá vào đầu tuần tới. 

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, từ ngày 12-13/12, tại Bắc Bộ sáng vẫn có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng. Đêm và sáng sớm trời rét.