Hà Nội, Sài Gòn mù sương như Sapa, Đà Lạt nhưng sao người dân lại hoang mang?

(Kiến Thức) - Từ năm 2019 đến nay, bầu trời Hà Nội và Sài Gòn xuất hiện sương mù bất thường một cách thường xuyên. Tuy nhiên, đó không phải là sương mù tự nhiên mà do ô nhiễm gây ra.

Trong năm 2019, chỉ số chất lượng không khí tại Hà Nội, Sài Gòn đã đạt tới mức màu tím - nguy hại cho sức khoẻ con người. Đặc biệt, có những thời điểm bất ngờ "vọt" lên mức xấu nhất - màu nâu với chỉ số AQI đo được theo Air Visual là 318. Theo đánh giá của các chuyên gia thì Hà Nội có những thời điểm đứng đầu trong bảng xếp hạng 10 thành phố ô nhiễm không khí nhất hành tinh.
Lý giải về vấn đề bị ô nhiễm, lãnh đạo Tổng cục Môi trường cho biết Hà Nội, Sài Gòn do chỉ số chất lượng không khí phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và khí hậu. Trong khi lượng phát thải bụi gây ô nhiễm từ hoạt động giao thông, công nghiệp, dân sinh... vẫn duy trì đều nếu thời tiết có nhiều nắng, gió thì bụi mịn được phát tán trên phạm vi rộng.
Ha Noi, Sai Gon mu suong nhu Sapa, Da Lat nhung sao nguoi dan lai hoang mang?
 Hà Nội ô nhiễm không khí đang ở mức nguy hại tới sức khỏe con người.
Tuy nhiên, đối với Hà Nội vào thời điểm giao mùa, đầu đông, không khí khô hơn, cùng với hiện tượng nghịch nhiệt làm tích tụ, gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí. Đặc biệt vào thời gian sáng sớm, là khoảng thời gian gió lặng nên khả năng phát tán các chất ô nhiễm thấp. Khi có ánh sáng mặt trời đốt nóng lớp không khí gần mặt đất, không còn hiện tượng nghịch nhiệt, bụi mịn PM2.5 được phát tán, chất lượng không khí được cải thiện hơn.
Bà Lê Thị Xuân Lan (nguyên Phó phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ) nhận định ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TP HCM đã đến mức báo động. Điều này gây hại đến sức khỏe người dân, nhất là người có tiền sử bệnh hô hấp, tim mạch. AQI từ 100 trở lên đã ảnh hưởng đến sức khỏe, nên khi AQI gần ngưỡng 200 thì mức độ gây hại sẽ cao hơn. Nguy hiểm nhất là bụi mịn PM2.5 và PM10 có kích thước rất nhỏ, đi sâu vào cuống phổi, gây ra các bệnh về hô hấp.
Về nguyên nhân khiến Hà Nội và TP HCM ô nhiễm không khí, bà Lan cho rằng chủ yếu do quá tải dân số. Với tốc độ đô thị hóa quá nhanh, các hoạt động giao thông, sản xuất và xây dựng diễn ra nhộn nhịp đã thải lượng khói bụi lớn lên bầu trời. Thông thường, khói bụi sẽ phát tán xung quanh nhưng khi gặp thời tiết bất lợi, các chất ô nhiễm bay lơ lửng ở tầng thấp.
Bà Lan cho rằng: “Nguy cơ ô nhiễm từ cháy rừng ở Indonesia đã không còn do gió mùa Đông Bắc đang thổi ngược từ TP HCM ra vịnh Thái Lan. Ô nhiễm không khí tại các đô thị là ô nhiễm tại chỗ chứ không bị tác động từ bên ngoài".
GS Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường, nhận định ô nhiễm từ giao thông là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm không khí ở Hà Nội và TP HCM. Tại TP HCM, gần 9 triệu xe cộ với hơn 825.000 ôtô và 8,12 triệu xe máy thải khói ra môi trường mỗi ngày.
Khi kẹt xe kéo dài, động cơ xe vẫn phải hoạt động liên tục khiến cho lượng khí thải phát ra lớn hơn. Lượng khí thải này bao phủ trong phạm vi chật hẹp nên người dân hít phải nhiều khí độc.
>>> Xem thêm video: Hà Nội có ô nhiễm không khí nghiêm trọng?

Nguồn: VTV 24.

Làm gì để bảo vệ bản thân khi ô nhiễm không khí kéo dài?

Hạn chế tập thể dục ngoài trời, đeo khẩu trang đảm bảo chất lượng, không hút thuốc lá là những việc cần làm để tự bảo vệ bản thân và gia đình trong tình trạng ô nhiễm độc hại.

Lam gi de bao ve ban than khi o nhiem khong khi keo dai?

Hạn chế tập thể dục ngoài trời: Theo India Times, tập thể dục là điều cần thiết nhưng không phải khi chúng ta hít thở không khí độc hại. Những người thường xuyên đi bộ, tập luyện ngoài trời cũng nên dừng việc này cho đến thời điểm khói bụi giảm. Các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên tập thể dục vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối. Ảnh: Popsugar.

Lam gi de bao ve ban than khi o nhiem khong khi keo dai?-Hinh-2
Sử dụng khẩu trang khi ra ngoài: Tiến sĩ Miranda Loh tại Viện Y học Edinburgh (Scotland) khuyên bạn nên sử dụng khẩu trang N95/99 bất cứ khi nào bạn ra khỏi ra. Đây là loại khẩu trang có thể lọc tối thiểu 95% các hạt trong không khí có đường kính ít nhất 0,3 micron. Đặc biệt, những người có vấn đề về hô hấp, dị ứng hoặc hen suyễn nên cẩn thận, tốt nhất là chọn loại khẩu trang theo hướng dẫn của bác sĩ. Ảnh: Ctvnews.
Lam gi de bao ve ban than khi o nhiem khong khi keo dai?-Hinh-3
Bảo vệ da: Theo New York Times, tiến sĩ Steven Wang, Trưởng khoa Da liễu tại Trung tâm Ung thư Sloan Kettering (Mỹ) khẳng định ô nhiễm không khí tác động tiêu cực tới làn da. Sau một ngày, các hạt không khí ô nhiễm có thể tích tụ trên quần áo, trên da, tóc của bạn. Chúng tạo ra các gốc tự do, làm suy yếu hàng rào bảo vệ da, gây viêm, lão hóa da. Vì vậy, tiến sĩ Steven khuyên bạn nên tắm ngay khi có thể, thoa kem chống nắng và kem dưỡng ẩm thường xuyên khi đi ra ngoài trời. Ảnh: Indiatimes.
Lam gi de bao ve ban than khi o nhiem khong khi keo dai?-Hinh-4
Không đốt củi hoặc rác: Đốt củi và rác là một trong những nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường. Nếu bạn vẫn sử dụng than đốt, bếp củi, đã đến lúc dừng lại. Ảnh: Inhabitat.
Lam gi de bao ve ban than khi o nhiem khong khi keo dai?-Hinh-5
Sử dụng ít năng lượng trong nhà: Điện và một số nguồn năng lượng tạo ra ô nhiễm không khí. Bằng cách giảm sử dụng năng lượng, bạn có thể giúp cải thiện chất lượng không khí, hạn chế khí thải nhà kính. Ảnh: Medium.
Lam gi de bao ve ban than khi o nhiem khong khi keo dai?-Hinh-6
Đặt cây cảnh thanh lọc khí: Bạn nên đặt một số loại cây cảnh như nha đam, thường xuân, dây nhện, trầu bà... ở trong nhà và văn phòng làm việc. Chúng có tác dụng thanh lọc không khí và giảm thiểu ô nhiễm trong nhà. Ảnh: Idealhome. 
Lam gi de bao ve ban than khi o nhiem khong khi keo dai?-Hinh-7
Sử dụng máy lọc không khí: Các gia đình nên sử dụng máy lọc không khí trong nhà, đặc biệt khi có trẻ em, người già và phụ nữ mang thai. Họ là đối tượng dễ bị ảnh hưởng xấu nhất bởi không khí độc hại. Ảnh: Theeconomictime. 
Lam gi de bao ve ban than khi o nhiem khong khi keo dai?-Hinh-8
Không hút thuốc lá: Tuyệt đối không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc. Những người hút thuốc nên bỏ hoặc hạn chế dần việc hút thuốc lá. Không cho người khác hút thuốc trong nhà và nơi công cộng. Ảnh: Healthline.      

Những sản phẩm "hốt bạc" thời ô nhiễm không khí, NTD không ngại chi tiền

Dưới thời của ô nhiễm không khí thì không khí sạch, thứ lẽ ra bất kỳ ai cũng phải được nhận miễn phí, bỗng trở thành một thứ hàng hóa có giá trị lớn để kinh doanh trên thị trường. Những người nhanh nhạy về mặt kinh doanh đã nắm được cơ hội trời cho này để 'hốt bạc'.

Khi mà ô nhiễm không khí trở thành vấn nạn của nhiều nước trên thế giới thì đã những ý tưởng kinh doanh liên quan đến không khí sạch lại mang về những khoản tiền kếch xù cho các nhà đầu tư.

Ô nhiễm không khí nặng ở Hà Nội: Lộ diện “hung thủ” đầu độc...

(Kiến Thức) - Những ngày qua, Hà Nội liên tục ghi nhận chỉ số chất lượng không khí ở mức nguy hại với sức khỏe người dân. Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân khiến tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội ngày càng thêm trầm trọng.

O nhiem khong khi nang o Ha Noi: Lo dien “hung thu” dau doc...

Liên tục gần 1 tuần qua, chỉ số không khí mà ứng dụng Air Visual đo được tại TP. Hà Nội luôn ở ngưỡng xấu. Tại một số thời điểm, chỉ số chất lượng không khí thậm chí chuyển sang thang màu nâu, cực kỳ nguy hại.

O nhiem khong khi nang o Ha Noi: Lo dien “hung thu” dau doc...-Hinh-2
Theo ghi nhận thực tế của Lao Động ngày 15/12, nhiều tuyến phố Hà Nội trong tình trạng bị đào bới để sửa đường, lát đá vỉa hè, tập kết vật liệu xây dựng, ngổn ngang rác thải xây dựng. Cùng với đó, việc thi công không đảm bảo vệ sinh môi trường khiến người dân phải hứng chịu "bão bụi". Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân chính khiến tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội trở nên trầm trọng.
O nhiem khong khi nang o Ha Noi: Lo dien “hung thu” dau doc...-Hinh-3
Nhiều công trình xây dựng dang dở cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí. Những công trình này để bụi mù mịt từ các vật liệu xây dựng làm phát tán vào không khí và đường sá.
O nhiem khong khi nang o Ha Noi: Lo dien “hung thu” dau doc...-Hinh-4
Theo quy định, các công trình xây dựng phải che, quây kín lại, cần rửa xe khi ra vào công trình, che chắn trên thùng xe. Tuy nhiên rất nhiều công trình và xe tải không thực hiện đúng những quy định này làm đường bụi mù mịt, ô nhiễm không khí nặng nề.
O nhiem khong khi nang o Ha Noi: Lo dien “hung thu” dau doc...-Hinh-5
Ông Trần Đình Sính - phó giám đốc Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (Green ID) - cho rằng những nghiên cứu trước đây đều chỉ ra một trong những nguồn gây ô nhiễm bụi mịn PM 2.5 tại Hà Nội có nguồn từ các nhà máy ximăng, nhiệt điện than ở khu vực phía Bắc. Bụi từ các nhà máy được vận chuyển về Hà Nội theo cơ chế gió cuốn. Trong không khí có những khối không khí di chuyển, bụi theo những khối không khí đó di chuyển hàng nghìn kilômet.
O nhiem khong khi nang o Ha Noi: Lo dien “hung thu” dau doc...-Hinh-6
Ngoài ra, việc đốt rác thải, rơm rạ và các phụ phẩm nông nghiệp nhất là các tháng cuối năm, khi các vùng nông thôn ngoại ô vào mùa gặt và việc nhiều hộ gia đình chưa từ bỏ thói quen đốt than tổ ong đang là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội
O nhiem khong khi nang o Ha Noi: Lo dien “hung thu” dau doc...-Hinh-7

Những "thói quen" đốt rơm rạ này không chỉ gây ô nhiễm không khí và khói, gia tăng nhiệt độ cục bộ mà về lâu dài còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng do nguy cơ phát sinh các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, tồn tại bền vững trong môi trường.

O nhiem khong khi nang o Ha Noi: Lo dien “hung thu” dau doc...-Hinh-8
Ông TS. Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, chỉ số chất lượng không khí (AQI) cao do các nguồn ô nhiễm từ những hoạt động của con người từ giao thông, xây dựng, sản xuất, đốt rác, đốt rơm rạ nhưng chưa có biện pháp hạn chế.
O nhiem khong khi nang o Ha Noi: Lo dien “hung thu” dau doc...-Hinh-9
Bên cạnh đó, những ngày thời tiết không thuận lợi, không phát tán được khí thải lên cao dẫn đến tình trạng ô nhiễm về đêm và sáng sớm. Trong khi đó, việc gia tăng phương tiện cá nhân với lượng phát thải chưa kiểm soát được cũng khiến không khí trở nên ngột ngạt.
O nhiem khong khi nang o Ha Noi: Lo dien “hung thu” dau doc...-Hinh-10
Theo ông Bùi Danh Liên - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, hiện Thủ đô đang có đến 6,6 triệu phương tiện, trong đó xe máy là 5,7 triệu chiếc thải khói ra môi trường mỗi ngày. Khi tắc đường kéo dài, động cơ xe vẫn phải hoạt động liên tục khiến cho lượng khí thải phát ra lớn hơn. Lượng khí thải này bao phủ trong phạm vi chật hẹp nên người dân hít phải nhiều khí độc.
O nhiem khong khi nang o Ha Noi: Lo dien “hung thu” dau doc...-Hinh-11
Trước tình trạng không khí ô nhiễm nặng của Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội khuyến cáo người dân ra đường mang theo khẩu trang, hạn chế tham gia giao thông vào giờ cao điểm, tránh các điểm đang tắc đường (có thể đi sớm hơn hoặc muộn hơn...). Tăng cường sử dụng các phương tiện công cộng; Các hộ dân không sử dụng bếp than tổ ong; Đối với các công trình xây dựng phải che chắn đúng quy định, thực hiện các biện pháp phun nước giảm bụi đúng quy định.
O nhiem khong khi nang o Ha Noi: Lo dien “hung thu” dau doc...-Hinh-12
Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong giải quyết giảm thiểu ô nhiễm thì như trồng cây xanh, nhiều tuyến xe buýt, sử dụng nhiên liệu sạch, hạn chế đốt than tổ ong nhưng chưa đủ. Thành phố cần quyết liệt hơn với các công trình xây dựng trong những ngày ô nhiễm. Ảnh: Tuổi trẻ, Tiền Phong, Internet.