Ở một số quốc gia, tù nhân có quyền vượt ngục

Đối với một số quốc gia trên thế giới, vượt ngục và đấu tranh cho tự do của mình được luật pháp ghi nhận là quyền cơ bản của con người.

Vượt ngục ở Mỹ có thể khiến phạm nhân phải tăng thêm hình phạt rất nặng, tuy nhiên, ở mộ số quốc gia như Mexico, Đức, Áo, Bỉ và Hà Lan thì việc vượt ngục lại hoàn toàn hợp pháp.
Trong số tất cả các nước hợp pháp hóa việc vượt ngục, Mexico là quốc gia hứng chịu nhiều tranh cãi nhất. Tuy nhiên, cơ quan lập pháp và hệ thống tư pháp Mexico vẫn tin rằng hành động vượt ngục của một người là không vi phạm pháp luật trừ khi họ gây ra thêm tội khác trong quá trình bỏ trốn.
O mot so quoc gia, tu nhan co quyen vuot nguc
Hành vi vượt ngục không vi phạm pháp luật ở Mexico. Ảnh minh họa. 
Cựu Bộ trưởng Tòa án Tối cao Mexico, Juventino Victor Castro y Castro, đã trích dẫn những tóm tắt sâu sắc về lý do tại sao đất nước này không trừng phạt hành vi vượt ngục. “Người cố gắng trốn thoát đang tìm kiếm tự do và điều đó được pháp luật tôn trọng sâu sắc… Mong muốn tự do cơ bản tiềm ẩn bên trong mỗi người, vì vậy, việc cố gắng trốn thoát không thể bị coi là một tội ác”. Do đó, một tù nhân bị bắt giữ khi đang trốn khỏi nhà tù Mexico, họ chỉ phải chấp hành bản án ban đầu, chứ không bị tăng thêm thời gian thụ án.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Mexico hoàn toàn hợp pháp hóa việc vượt ngục. Hành vi vượt ngục không vi phạm pháp luật ở Mexico nhưng những hành động mà một người thực hiện trong quá trình vượt ngục vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chẳng hạn như nếu cưa gãy song sắt nhà tù để trốn, phạm nhân sẽ bị buộc tội Phá hoại tài sản. Nếu phạm nhân đánh cán bộ quản ngục, đó được coi là tội Cố ý gây thương tích. Nếu dùng tiền mua chuộc, hành vi này sẽ cấu thành Tội đưa hối lộ. Nếu phạm nhân lấy phương tiện trên đường để nhanh chóng tẩu thoát, đó là tội Trộm cắp tài sản.
Tạp chí Bỉ, Bulletin, báo cáo rằng “Việc vượt ngục ở Bỉ không bị trừng phạt bởi luật pháp, nhưng những tù nhân vượt ngục sẽ bị trừng phạt nếu họ phạm tội trong quá trình cố gắng vượt ngục. Chín trong số mười tù nhân trốn thoát bị bắt lại”.
Luật pháp của Áo cũng không quy định trực tiếp rằng một tù nhân có thể bị trừng phạt nếu họ trốn tù mặc dù ở Áo có rất nhiều cảnh báo khác về việc vượt ngục.
Ở Hà Lan, tù nhân vượt ngục cũng không bị tăng nặng án tù hoặc chịu thêm hình phạt, ngay cả khi họ âm mưu bỏ trốn. Ví dụ, vào năm 2018 ở Rotterdam, một người đã vượt ngục thành công bằng cách giấu mình trong một túi rác màu xanh được tù nhân khác trở ra ngoài.
Cuối cùng, nước Đức cũng cho rằng việc vượt ngục là “quyền tìm kiếm tự do” của con người nên không phạm luật.

Tại sao Nepal được coi là “tử địa” của máy bay chở khách?

Thời tiết bất thường và địa hình đồi núi hiểm trở là nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn máy bay ở Nepal.

Ngành hàng không của Nepal từ lâu đã bị đánh giá là kém an toàn do không được đào tạo và bảo dưỡng đầy đủ. Thời tiết bất thường và địa hình đồi núi hiểm trở là nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn máy bay ở Nepal.
Nepal sở hữu một số đường băng ở khu vực hẻo lánh và phức tạp nhất thế giới, được bao bọc bởi những đỉnh núi phủ tuyết gây thách thức cho các phi công thậm chí ngay cả phi công giỏi. Thời tiết cũng có thể nhanh chóng thay đổi tại vùng núi, khiến điều kiện bay trở nên nguy hiểm.

Tù nhân vượt ngục, bị mắc kẹt giữa cánh cửa...phải cầu cứu

(Kiến Thức) - Một tù nhân ở Brazil đã bị mắc kẹt giữa cánh cửa phòng giam trong vụ vượt ngục bất thành.

Theo Daily Mail, lực lượng cứu hỏa ở Balneario Picarras, Brazil, đã mất gần 3 giờ đồng hồ để giải cứu cho một tù nhân bị mắc kẹt giữa cánh cửa khi tìm cách trốn khỏi phòng giam.
Được biết, thanh niên 18 tuổi đã bị bắt giữ vì tội trộm cướp vào tuần trước.

Bắt tù nhân vượt ngục ẩn náu trong rừng suốt 1 năm

Sau khi trốn khỏi nhà tù hồi tháng 3/2021, tên tù nhân vượt ngục đã ẩn náu trong khu rừng ở Tây Ban Nha suốt gần 1 năm trước khi bị bắt giữ.

Alfredo Sánchez Chacón, một cựu quân nhân và chuyên gia sinh tồn người Tây Ban Nha, đã bị kết án tù khổ sai vì bắn chết một người đàn ông 24 tuổi vào năm 1996. Trước khi bị kết án, Alfredo Sánchez Chacón đã trốn nhiều tháng trong rừng. Sau đó, chính quyền đã dành nhiều tháng để tìm hiểu các khu rừng ở Galicia và truy lùng và bắt kẻ truy nã.
Sau đó, trong phiên tòa xét xử vụ giết người, Sánchez Chacón đã trốn thoát khỏi nhà tù Vigo bằng cách lợi dụng cuộc ẩu đả giữa các tù nhân khác để vượt ngục. Mãi đến năm 2002, tên tù nhân vượt ngục mới bị bắt. Sau đó, hắn bị kết án 17 năm vì tội giết người, cũng như tội vượt ngục và các tội nhỏ khác. Đến tháng 3 năm ngoái, Sánchez Chacón lại tiếp tục vượt ngục lần nữa.