Nuôi lợn sạch, lãi hàng trăm triệu đồng/năm

Nhận thấy nhu cầu thị trường tiêu thụ mạnh nguồn lợn thịt sạch, gia đình chị Lê Thị Hằng, Nghệ An đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi lợn thịt theo quy trình đảm bảo ATVSTP.

Năm 2013, vợ chồng chị Lê Thị Hằng ( xóm 15B, xã Nghi Kiều) đã mạnh dạn nhận 1 ha đất cao cưỡng ở trước vườn nhà, đầu tư 100 triệu đồng xây dựng chuồng trại. Lứa đầu tiên, chị chọn 70 con lợn giống về nuôi.
Tuy nhiên, do thiếu kiến thức kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh nên lứa lợn đầu tiên, gia đình chị đã bị thua lỗ, do lợn bị dịch bệnh. Trăn trở tìm hướng khắc phục, chị Hằng đã chủ động tìm kiếm tài liệu trên mạng internet, sách báo, tham quan các mô hình trang trại; đồng thời tham gia tập huấn để học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi lợn thịt theo quy trình đảm bảo ATVSTP.
Chị Hằng luôn vệ sinh sạch sẽ hệ thống máng ăn, máng uống, chuồng trại trước khi cho lợn ăn.
Chị Hằng luôn vệ sinh sạch sẽ hệ thống máng ăn, máng uống, chuồng trại trước khi cho lợn ăn. 
Sau khi nắm vững được kiến thức và kỹ thuật chăn nuôi, chị tiết kiệm chi phí đầu tư giống bằng cách chọn mua con giống của các hộ chăn nuôi trong xóm. Cách làm này không chỉ giảm chi phí đầu tư ban đầu mà còn chọn được những con giống tốt.Thức ăn cho đàn lợn chủ yếu phối trộn từ phụ phẩm nông nghiệp như: Ngô, trộn lẫn cám gạo, rau chuối, rau muống để tăng chất xơ.
Thức ăn cho đàn lợn chủ yếu được phối trộn từ phụ phẩm nông nghiệp như ngô, cám, cây chuối, các loại rau, do đó chất lượng thịt chắc, đảm bảo an toàn.
Do được nuôi bằng phụ phẩm nông nghiệp nên chất lượng thịt chắc, thịt thơm nên thị trường rất ưa chuộng. Các lứa lợn của trang trại gia đình chị Hằng đến kỳ xuất bán đều được các thương lái đặt hàng trước.

Chia sẻ bí quyết thành công từ mô hình nuôi lợn thịt, chị Hằng cho biết: Cần thực hiện đúng quy trình kỹ thuật từ khâu chọn giống, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh. Trước khi thả giống, cần tuân rửa sạch nền chuồng, sát trùng bằng phoóc môn. Hệ thống chuồng trại cần thoáng mát vào mùa hè, ấm về mùa đông. Trong quá trình nuôi phải tiêm phòng đầy đủ, để phòng tránh dịch bệnh. Sau mỗi đợt xuất chuồng phải tiến hành vệ sinh chuồng, rải vôi bột khử trùng.

Trung bình 4 tháng xuất chuồng/lứa, mỗi lứa 100 con (tương đương 6 tấn lợn hơi). Giá bán lợn hơi tại chuồng từ 52 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi lứa lợn chị thu lãi xấp xỉ 100 triệu đồng. Tính chung cả năm, trang trại lợn của gia đình chị Hằng xuất chuồng 18 tấn lợn hơi, thu lãi 300 triệu đồng.
Gia đình chị Hằng dự định, sẽ đầu tư xây thêm một trang trại nữa, nâng quy mô tổng đàn lên 300 con; để cung cấp nguồn thịt lợn sạch cho bà con nông dân trong và ngoài xã.
Trao đổi về mô hình nuôi lợn "sạch" duy nhất tại địa phương, ông Nguyễn Kế Sỹ - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghi Kiều – Nghi Lộc cho biết: “Với phương pháp chăn nuôi lợn đảm bảo ATVSTP, vừa tận dụng được nguồn thức ăn từ nông nghiệp, tiết kiệm chi phí đầu tư của gia đình chị Hằng mang lại hiệu quả cao, là hướng phát triển kinh tế mới. Thời gian tới, chúng tôi khuyến khích các hộ dân học tập kinh nghiệm từ mô hình nuôi lợn của Chị Hằng, để nhân rộng trên địa bàn xã; nhằm phát huy khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương”.
Mời quý độc giả xem video Thực phẩm bẩn (nguồn VTV):

“Bão” thực phẩm bẩn bao vây phong tỏa trang trại sạch

Nuôi con đặc sản song vẫn tắc đầu ra và bây giờ đến lượt trang trại “sạch” khốn đốn vì chất cấm, thực phẩm bẩn.

Thực trạng này khiến người chăn nuôi như đang lạc vào “ma trận”, mất phương hướng, thậm chí nhiều trang trại bị thiệt hại nặng… do những thông tin “bẩn” gây nên.

Rùng mình giòi bò lúc nhúc trong 7 tấn tương ớt

Ập vào cơ sở sản xuất tương ớt, lực lượng chức năng phát hiện và tiêu hủy hơn 7 tấn tương ớt có giòi khiến nhiều người sởn gai ốc.

Rung minh gioi bo luc nhuc trong 7 tan tuong ot
 Các thùng phuy chứa tương ớt đầy giòi.
Ngày 1/8, Đội Cảnh sát Kinh tế Công an thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương cho biết vừa buộc tiêu hủy trên 7 tấn tương ớt có giòi, không đảm bảo vệ sinh thực phẩm của một cơ sở trên địa bàn.
Qua thời gian theo dõi, các trinh sát thuộc Đội Cảnh sát Kinh tế Công an thị xã Dĩ An phối hợp với Công an phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương ập vào cơ sở sản xuất tương ớt tại khu phố Tây A, phường Đông Hòa, thị xã Dĩ An do ông Phạm Văn Thành (36 tuổi, quê Nam Định) làm chủ và phát hiện cơ sở này sản xuất tương ớt không đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
Rung minh gioi bo luc nhuc trong 7 tan tuong ot-Hinh-2
Hơn 7 tấn tương ớt có giòi bị tiêu hủy.

Rung minh gioi bo luc nhuc trong 7 tan tuong ot-Hinh-3
Giòi bò lúc nhúc trong tương ớt.
Tại cơ sở này, cơ quan chức năng phát hiện hơn 7 tấn tương ớt đựng trong 27 thùng phuy nhựa, 3 bể chứa lớn và hàng chục can tương ớt thành phẩm. Trong các thùng phuy và bể chứa tương ớt, giòi bò lúc nhúc, bốc mùi hôi nồng nặc.