Nuôi đàn cá rô khổng lồ, lãi 400 triệu/năm

Do được đầu tư bài bản và nắm bắt được kĩ thuật nuôi nên đàn cá rô đầu vuông của anh Trần Quang Đạo ở xóm 6, xã Văn Xá, huyện Kim Bảng (Hà Nam) luôn phát triển tốt, nhờ đó mà mỗi năm anh bỏ túi gần 400 triệu đồng.

Trước khi đến với con cá rô đầu vuông, anh Đạo từng trồng và nuôi nhiều loại khác nhau nhưng cho hiệu quả kinh tế không cao. Trong một lần tình cờ biết đến mô hình nuôi cá rô đầu vuông cho hiệu quả kinh tế cao, anh liền tìm đến để thăm quan học hỏi và quyết định đầu tư vào con cá này.
Để có đất làm trang trại, đầu năm 2010, anh Đạo mạnh dạn đấu thầu thêm gần 10 mẫu đất trồng lúa kém hiệu quả của xã Văn Xá để đầu tư cải tạo để nuôi cá với mong muốn phát triển kinh tế gia đình.
Nhờ nuôi loại cá rô khổng lồ này mà mỗi năm năm anh Đạo bỏ túi gần 400 triệu đồng.
Nhờ nuôi loại cá rô khổng lồ này mà mỗi năm năm anh Đạo bỏ túi gần 400 triệu đồng. 
Sau khi cải tạo từ mặt ruộng thành ao nuôi, anh bắt đầu mua giống về nuôi thử, do nắm bắt được kĩ thuật nuôi nên đàn cá đang lớn nhanh như thổi. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu thì anh lại rơi vào cảnh bi đát, sau một đợt lạnh lịch sử khiến đàn cá nhà anh chết hàng loạt, số cá chết lên đến vài chục tấn. Khó khăn chồng chất khó khăn, bao nhiêu tiền của đổ vào nuôi cá bỗng chốc "tan thành mây khói".
Cá chết khiến anh Đạo rơi vào cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất, nhiều lúc trong đầu anh muốn từ bỏ ý nghĩ làm giàu từ trang trại chăn nuôi. Nhưng với ý chí khao khát muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương, lại thôi thúc anh bắt tay vào làm lại từ đầu, cố gắng đi lên, vượt qua khó khăn.
Sau khoảng 4-5 tháng nuôi là cá có thể đạt trọng lượng từ 300-700gam/1con.
Sau khoảng 4-5 tháng nuôi là cá có thể đạt trọng lượng từ 300-700gam/1con. 
"Sau đợt cá chết năm đó, tôi lâm vào cảnh nợ nần gần 1 tỷ đồng, nhưng tôi luôn tự động viên bản thân phải vượt qua khó khăn này. Sau đó tôi đi vay mượn anh em, bạn bè và cắm cả sổ đỏ để có tiền vực lại cơ nghiệp tiếp tục nuôi cá.” anh Đạo tâm sự.
Đến nay, sau gần 8 năm nuôi loại cá này, trung bình mỗi năm trang trại của anh Đạo xuất ra thị trường khoảng hơn 80 tấn cá rô, được bán với giá dao động 35 - 40 ngàn đồng/1kg. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi năm anh bỏ túi gần 400 triệu đồng.
Nói thêm về loại cá này, anh Đạo cho hay, đây là loại cá dễ nuôi, nhanh lớn và có thể nuôi được với mật độ dày, thời gian nuôi ngắn, trung bình thời gian nuôi chỉ từ 4-5 tháng là có thể bán được và cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với các loại cá truyền thống khác.
Cũng theo anh Đạo, thịt cá rô này thơm ngon không kém gì rô đồng nên được thì trường ưa chuộng, ngoài ra loại cá này có thể nấu được nhiều món ăn ngon mà nhiều người thích như, canh, miến hay bánh đa...
lam giau o nong thon: nuoi dan ca ro khong lo, lai 400 trieu/nam hinh anh 4
Trung bình mỗi năm, trang trại của anh Đạo xuất bán ra thị trường hơn 80 tấn cá rô.
Ngoài bán cá thương phẩm, trung bình mỗi năm anh Trần Quang Đạo còn cung cấp ra thị trường hàng trăm vạn con cá giống, thu về hàng chục triệu đồng và tận tình hướng dẫn kĩ thuật nuôi cho bà con trong và ngoài tỉnh.
Chia sẻ về kĩ thuật nuôi, anh Đạo cho hay, loài cá này cũng giống như rô đồng nên có sức sống rất mãnh liệt và ít bị bệnh, ngoài ra loại cá này có ưu điểm là nhanh lớn, có thể thả được mật độ dày. Trong quá trình nuôi, chỉ cần chú ý đến nguồn nước nuôi và cho ăn đầy đủ là cá sẽ phát triển tốt là nhanh được xuất bán. Ngoài ra, loại cá này chịu lạnh rất kém, nhiệt độ dưới 10 độ kéo dài là cá có thể chết hàng loạt nên cần tính toán thời gian nuôi cho hợp lý.
Bằng ý chí, quyết tâm, dám nghĩ dám làm, anh Trần Quang Đạo đã vươn lên làm giàu chính trên mảnh đất chiêm trũng mà mình đã sinh ra, góp phần phát triển kinh tế của gia đình cũng như phát triển ngành chăn nuôi thủy sản ở địa phương.

Nở rộ trào lưu nuôi cá Koi độc-lạ Nhật Bản ở phố núi Tây Nguyên

Du nhập vào Việt Nam khoảng 15 năm nay, nhưng vài năm gần đây, phong trào nuôi cá cảnh Koi độc-lạ của Nhật Bản mới phát triển mạnh ở TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Không riêng gì ở Đắk Lắk mà tỉnh Đắk Nông cũng có một đại gia ở huyện Đắk Mil sở hữu được cá Koi Nhật Bản nhập khẩu với 2 con dòng tangcho và kohaku dài 70,5 cm trị giá 3.000 USD.

Vào thâm sơn cùng cốc, cảnh đẹp như tiên để nuôi cá sạch

Ngoài cảnh đẹp như tiên, hồ Na Hang còn là địa điểm nuôi các loại cá đặc sản sạch như cá bống, lăng, chiên, quả…

Lòng hồ Na Hang (Tuyên Quang) là nơi hội tụ của hai dòng sông trữ tình là sông Gâm và sông Năng, được bao bọc xung quanh bởi 99 ngọn núi nhấp nhô, trùng điệp. Ngoài cảnh đẹp như tiên, nơi đây còn là địa điểm nuôi các loại cá đặc sản sạch như cá bống, lăng, chiên, quả…
Vao tham son cung coc, canh dep nhu tien de nuoi ca sach
 Hồ Na Hang có phong cảnh hữu tình
Na Hang nghĩa là “Ruộng cuối thung lũng”. Nơi đây có những cánh đồng lúa, ngô nằm xen kẽ dưới chân núi đá vôi xanh mướt, bạt ngàn những cánh rừng nguyên sinh. Thủy điện Na Hang tạo nên lòng hồ trên núi trông thật đẹp mắt. Ở đây, nghề nuôi và khai thác thủy sản cũng đang phát triển rất mạnh.
Anh Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Công ty TNHH Long Giang cho biết, năm 2013, công ty anh đầu tư xây dựng nuôi 10 lồng cá trên hồ Ngòi Là, xã Trung Môn (Yên Sơn). Anh nhận thấy nguồn nước kết hợp với nguồn thức ăn không đảm bảo nên đầu năm 2014 công ty anh quyết định di chuyển 10 lồng cá hiện có của công ty lên nuôi tại khu vực thác Mơ trên hồ thủy điện Tuyên Quang (Nà Hang).
Khi đã chắc kỹ thuật cộng với nguồn nước đảm bảo, anh bắt đầu xây dựng khu lồng bè nuôi các loại cá đặc sản như Lăng, Chiên, Bỗng, Lóc Bông... Thấy nuôi cá đặc sản cho lợi nhuận cao hơn so với cá truyền thống, công ty mở rộng quy mô đầu tư. Sau hơn 2 năm đầu tư xây dựng đến nay công ty anh có 25 lồng bè nuôi cá sạch.
Vao tham son cung coc, canh dep nhu tien de nuoi ca sach-Hinh-2
 Nuôi các loại cá đặc sản đang được chú trọng phát triển
“Nơi đây có nguồn nước chảy từ vùng lõi rừng đặc dụng, nên quanh năm mát mẻ rất phù hợp với việc nuôi các loại cá nước lạnh, cộng với nguồn thức ăn dồi dào nên tạo điều kiện rất tốt để phát triển thủy sản. Chúng tôi ở đây đều không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Toàn bộ thức ăn cho cá đều được đánh bắt tự nhiên bằng vó đèn trên hồ thủy điện. Để cá sống tốt, như doanh nghiệp chúng tôi phải thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng nuôi” – anh Tuấn chia sẻ.
Huyện Na Hang hiện nay có hơn 400 lồng cá, chủ yếu của 3 doanh nghiệp lớn là: Công ty TNHH lâm sản và dịch vụ Long Giang, Công ty TNHH Nhật Nam, Công ty TNHH Thường Mai. Đây là 3 doanh nghiệp đã và đang phát triển trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên vùng lòng hồ. Khu nuôi cá lồng của Công ty TNHH lâm sản và dịch vụ Long Giang và Công ty TNHH Nhật Nam là khu vực có quy mô lớn tại vùng lòng hồ thủy điện. Các lồng cá được liên kết với nhau bằng những khung thép chắc chắn trên những chiếc phao và được neo cố định nên việc đi lại rất dễ dàng, có nhà lạnh để chứa thức ăn dự trữ cho cá, đội ngũ nhân viên nuôi trồng có trình độ, kỹ thuật cao.
Vao tham son cung coc, canh dep nhu tien de nuoi ca sach-Hinh-3
 Nghề nuôi cá lồng đã mang lại thu nhập khá cho bà con (Báo Tuyên Quang)

Số phận 4 dự án lỗ nghìn tỷ của Vinachem, liên tiếp xin ưu đãi

Mặc dù được hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn về chính sách và vốn, nhưng 4 dự án thua lỗ nghìn tỷ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) vẫn còn khó khăn trong việc vay vốn. Tuy vậy, kết quả kinh doanh cho thấy số lỗ đã giảm.

Giảm dần số lỗ