Nuôi chim công, mới bán lông thôi đã được 20.000 đồng mỗi cọng

Mô hình nuôi chim công “có một không hai” ở TP Cần Thơ và là trang trại nuôi chim công lớn nhất miền Tây của anh Trần Văn Toản ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy cho lãi trên 120 triệu đồng mỗi năm. 

Điểm đặc biệt, bên cạnh việc bán chim công giống, chim công trưởng thành thì anh Toản còn bán lông chim công với giá 20.000 đồng mỗi cọng.
Trước đây, Toản nuôi gà Đông Tảo cũng khá thành công nhưng đầu ra không ổn định, sau này nhiều nơi nuôi tràn lan, nên anh chuyển sang nuôi chim công từ năm 2016. Theo anh Toản đây là vật nuôi có nhiều tiềm năng.
Hiện nay, trại chim công của anh Trần Văn Toản đang có tổng đàn gần 50 con gồm chim công bố, mẹ, chim công hậu bị và chim công giống...
Anh Trần Văn Toản giới thiệu một con chim công dáng đẹp, bộ lông cũng sặc sỡ.
 Anh Trần Văn Toản giới thiệu một con chim công dáng đẹp, bộ lông cũng sặc sỡ.
Anh Toản cho biết: “Hiện nay, nhu cầu thị trường rất lớn, chim công một tháng tuổi xuất bán 2 triệu đồng/cặp, chim công 2 năm tuổi khoảng 9-10 triệu đồng/cặp, công sinh sản khoảng 20-25 triệu đồng/cặp. Riêng lông đuôi của những chú công trưởng thành cũng bán được 20.000 đồng/cọng”.
Lông đuôi của những con chim công trưởng thành có thể khai thác để bán với giá 20.000 đồng mỗi cọng.
 Lông đuôi của những con chim công trưởng thành có thể khai thác để bán với giá 20.000 đồng mỗi cọng.
Hiện tại anh Toản là một trong những nhà cung cấp chim công lớn nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Ngoài ra, anh còn nuôi thử nghiệm chim trĩ, giá trị kinh tế cũng khá cao từ 10-12 triệu đồng/cặp, cộng với trang trại nuôi heo khoảng 60 con, nguồn thu nhập gia đình Toản lúc nào cũng ổn định. Đây là mô hình được lãnh đạo quận Bình Thủy đánh giá rất cao và sẽ có kế hoạch hỗ trợ vốn giúp hộ chăn nuôi phát triển quy mô.
Anh Toản cho biết, mỗi cặp chim công sinh sản có giá bán hơn 20 triệu đồng.
Anh Toản cho biết, mỗi cặp chim công sinh sản có giá bán hơn 20 triệu đồng. 
Anh Trần Văn Toản cho biết: Nuôi chim công không khó như nuôi gà, thậm chí 1 con chim công ăn lượng thức ăn chỉ bằng 1/3 lượng thức ăn của 1 con gà. Chim công được xem là con vật nuôi phong thủy mang đến sự may mắn và hòa khí cho gia đình gia chủ, nên được các trang trại, người có thu nhập cao, ổn định, rất ưa chuộng và mua về làm cảnh, là loài vật nuôi ưa thích của các khu du lịch sinh thái. Nhưng nguồn cung trên thị trường còn rất hạn chế dẫn đến giá luôn ở mức cao và ổn định nên tôi quyết định đầu tư vào nuôi chim công.
Anh Trần Văn Toản đang nuôi giống chim công trắng.
 Anh Trần Văn Toản đang nuôi giống chim công trắng.
Giống chim công anh Trần Văn Toản nuôi ban đầu là giống chim công xanh có nguồn gốc từ Ấn Độ. Sau này, anh Toản nhập thêm giống chim công trắng và cho lai tạo với chim công xanh Ấn Độ tại trang trại để cho sinh sản ra công ngũ sắc có bộ lông rất đẹp...

Chợ vùng cao Bắc Giang đỏ ối màu vải thiều

Chợ vải ở các xã vùng cao huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) những ngày này được nhuộm đỏ bởi dòng xe vải thiều ùn ùn đổ về.

Quốc lộ 279 qua hai xã Tân Sơn và Cấm Sơn (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) những ngày này tấp nập người mua bán vải thiều. Cảnh ùn tắc kéo dài hàng cây số.
Quốc lộ 279 qua hai xã Tân Sơn và Cấm Sơn (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) những ngày này tấp nập người mua bán vải thiều. Cảnh ùn tắc kéo dài hàng cây số.
Vải thiều được người dân hái từ lúc 2h sáng sau đó đóng sọt mang xuống chợ. Từ 5h30 đoạn đường này tấp nập xe máy chở vải xuống chợ.
 Vải thiều được người dân hái từ lúc 2h sáng sau đó đóng sọt mang xuống chợ. Từ 5h30 đoạn đường này tấp nập xe máy chở vải xuống chợ.
Trên đoạn đường xuống chợ có nhiều điểm thu mua lẻ do người dân tự lập ở đầu các xã khiến giao thông luôn trong tình trạng ùn ứ.
 Trên đoạn đường xuống chợ có nhiều điểm thu mua lẻ do người dân tự lập ở đầu các xã khiến giao thông luôn trong tình trạng ùn ứ. 
Một người dân ở xã Hộ Đáp cho biết, gia đình có 10 tấn vải nhưng chỉ thu hoạch túc tắc do đường vận chuyển vải từ nhà ra chợ luôn bị tắc, có thu hoạch nhiều cũng không mang đi bán được.
Một người dân ở xã Hộ Đáp cho biết, gia đình có 10 tấn vải nhưng chỉ thu hoạch túc tắc do đường vận chuyển vải từ nhà ra chợ luôn bị tắc, có thu hoạch nhiều cũng không mang đi bán được.
Các điểm thu mua vải lớn chủ yếu là lái buôn Trung Quốc thu gom.
  Các điểm thu mua vải lớn chủ yếu là lái buôn Trung Quốc thu gom.
Sau khi được thương lái chọn lựa thuận mua vừa bán, người bán sẽ được phát một tích kê có ghi giá, sau đó mang vải cùng tích kê vào cân. Giá từ 10.00 đồng trở lên nếu bán cho thương lái Trung Quốc.
 Sau khi được thương lái chọn lựa thuận mua vừa bán, người bán sẽ được phát một tích kê có ghi giá, sau đó mang vải cùng tích kê vào cân. Giá từ 10.00 đồng trở lên nếu bán cho thương lái Trung Quốc.
Vải đưa lên bàn cân tổng trọng lượng, sau đó trừ sọt, trừ cuống từ 9 đến 20 kg/100 kg. Đây là thiệt thòi lớn nhất của người bán vải bởi tất cả chỉ là áng chừng và thỏa thuận miệng.

Vải đưa lên bàn cân tổng trọng lượng, sau đó trừ sọt, trừ cuống từ 9 đến 20 kg/100 kg. Đây là thiệt thòi lớn nhất của người bán vải bởi tất cả chỉ là áng chừng và thỏa thuận miệng.

"Sau khi thu mua hết vải ở Hải Dương, gia đình mới chuyển lên Bắc Giang thu mua. Từ 5h sáng đến 17h, mỗi ngày tôi gom 60 tấn đóng 4 container xuất đi Trung Quốc, đến hết mùa thì thôi", lái buôn Võ Thị Loan nói.
  "Sau khi thu mua hết vải ở Hải Dương, gia đình mới chuyển lên Bắc Giang thu mua. Từ 5h sáng đến 17h, mỗi ngày tôi gom 60 tấn đóng 4 container xuất đi Trung Quốc, đến hết mùa thì thôi", lái buôn Võ Thị Loan nói.
Vải xuất khẩu nhanh chóng được đóng thùng các-tông rồi chuyển lên cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang) và Hữu Nghị (Lạng Sơn) chờ thông quan.
 Vải xuất khẩu nhanh chóng được đóng thùng các-tông rồi chuyển lên cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang) và Hữu Nghị (Lạng Sơn) chờ thông quan.

Nuôi con tiền tỷ: Kỳ dị nghề luyện công múa

Nhờ nghề nuôi và luyện chim công múa cung cấp cho khách hàng khắp cả nước, mỗi năm gia đình anh Nguyễn Đình Quỳnh ở Hải Dương có mức thu nhập “khủng”.

Hiện nay, trang trại của anh Quỳnh đang nuôi trên dưới 100 con chim công các loại, gồm cả chim bố, mẹ và chim giống. Anh Quỳnh cho biết: "Để nuôi được chim công này không khó, nhưng luyện làm sao cho công múa đẹp thì là cả một vấn đề, cần có bí quyết riêng mới có thể thành công được. Nhưng với tôi, bằng kinh nghiệm sẵn có và lòng yêu nghề, yêu chim thì điều đó khá dễ dàng, không có gì khó cả mà chỉ cần vào chuồng ra hiệu là chim múa theo ý muốn ngay".